Xuất hiện thường xuyên trong những bữa cơm của người Việt, đặc biệt là người miền Bắc không thể không kể đến rau mồng tơi. Đã từ lâu rau mồng tơi trở thành loại rau phổ biến và được người Việt Nam chế biến thành rất nhiều món canh khác nhau.
Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng ít nhất 1 lần được thưởng thức những món canh như canh mồng tơi nấu với cua đồng, canh mồng tơi nấu nghêu, canh mồng tơi nấu mướp… Không quá cầu kỳ, phức tạp nhưng những món canh từ rau mùng tơi vẫn in sâu vào tâm trí người ăn, khiến chúng ta chẳng thể nào quên được. Đặc biệt với những ai xa quê thì có lẽ hình ảnh bát canh rau mồng tơi mẹ nấu đi cùng với bát cà pháo muối luôn là hình ảnh khó quên nhất. Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về loại rau quen thuộc này thì cùng theo dõi tiếp bài viết để được 123job bật mí một số thông tin về tác dụng của rau mồng tơi, những lưu ý khi nấu món ăn cùng với lá mồng tơi nhé!
I. Tìm hiểu về rau mồng tơi
Rau mồng tơi hay còn có tên gọi khác là rau mùng tơi là một loại thực vật thân leo, có hoa. Thân cây mồng tơi mập, mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng có màu xanh thẫm hoặc tím; bên trong thân chứa nhiều chất nhớt. Khi sống ký sinh trên cây khác, ngọn cây mồng tơi sẽ vươn dài bám vào thân cây và chiều dài của cây có thể lên tới 10 mét. Lá mồng tơi có màu xanh, dày, hình trái tim hoặc là hình trứng. Lá mồng tơi mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân.
Tìm hiểu về rau mồng tơi
II. Tác dụng của rau mồng tơi
Dưới đây là một số tác dụng của rau mồng tơi mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể và chữa táo bón: Ăn rau mồng tơi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và còn rất cải thiện trong việc chứng táo bón.
- Làm đẹp da: Lá mồng tơi có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp da dẻ mịn màng và tươi trẻ.
- Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mồng tơi có thể trị vết bỏng vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó nấu hầm mồng tơi với chân giò cũng sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
- Cải thiện chức năng sinh lý, chữa mộng tinh: Rau mồng tơi giúp nam giới hỗ trợ điều trị được chứng yếu sinh lý, mộng tinh.
- Ngăn ngừa loãng xương: Hàm lượng canxi có trong mồng tơi rất cao nên có thể ngăn ngừa được nguy cơ bị loãng xương ở người cao tuổi.
- Nâng cao hệ miễn dịch: Trong lá mồng tơi có chứa vitamin C, điều này sẽ giúp cơ thể nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh.
Xem thêm: Cây xô thơm - sage là gì? Cùng tìm hiểu các ứng dụng tuyệt vời của Sage
III. Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không?
Việc ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không còn phụ thuộc vào liều lượng, mức độ cũng như tần suất ăn. Bởi mặc dù trong lá mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng không nên lạm dụng bởi nếu lạm dụng quá sẽ khiến cho cơ thể hấp thụ kém vì nó có chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Chất hóa học này có thể liên kết với sắt, canxi từ đó khiến cho cơ thể khó hấp thụ được những dinh dưỡng quan trọng khác, từ đó cơ thể sẽ thiếu chất và suy yếu.
IV. Rau mồng tơi có tác hại khi nào?
- Không tốt đối với người bị sỏi thận: Trong rau mùng tơi chứa nhiều purin, sau khi ăn sẽ biến thành axit uric và từ đó làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Vì vậy những người sỏi thận khi ăn lá mồng tơi sẽ không thực sự tốt.
- Không tốt đối với người mới lấy cao răng: Rau mồng tơi dễ tạo ra mảng ố bám trên răng, vì vậy đối với những người mới lấy cao răng không nên ăn mồng tơi trong khoảng 1-2 tuần đầu.
- Không tốt đối với người bị đau dạ dày, bị tiêu chảy hoặc đại tiện lỏng: Chất xơ lớn có trong rau mồng tơi có thể khiến cho dạ dày khó chịu hơn khi ăn nhiều. Bên cạnh đó đối với những người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng cũng không nên ăn, bởi rau mồng tơi có tính hàn, nếu ăn sẽ càng khiến triệu chứng càng thêm nặng.
- Không nên ăn rau mồng tơi với thịt bò: Khi ăn rau mồng tơi với thịt bò thì tính nhuận tràng sẽ mất đi và làm tiêu hóa kém hơn.
- Không nên ăn rau mồng tơi sống hoặc để qua đêm: Rau mồng tơi khi ăn sống sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Còn nếu để qua đêm khiến cho hàm lượng nitrat trong rau xanh chuyển thành nitrit, đây là chất có thể gây ung thư. Bên cạnh đó cần lựa chọn loại rau mồng tơi không phun thuốc tăng trưởng để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.
Rau mồng tơi có tác hại khi nào?
V. Rau mồng tơi kỵ với gì?
Trong quá trình nấu những món ăn từ lá mồng tơi, bạn nên lưu ý là loại rau này kỵ với thịt bò, chính vì vậy không nên kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau. Bới khi kết hợp lá mồng tơi và thịt bò cùng nhau sẽ làm giảm tác dụng nhuận tràng của mồng tơi, đồng thời gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, những trường hợp đang bị táo bón mà ăn lá mồng tơi chung với thịt bò sẽ khiến tình trạng khó đi cầu càng thêm nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên nấu phô mai cùng với lá mồng tơi bởi cả hai loại nguyên liệu này đều giàu đạm nên khi ăn chung với nhau sẽ gây dư thừa năng lượng, làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho đường ruột.
Xem thêm: Lá thyme là gì? Những công dụng của cỏ xạ hương trong ẩm thực và y tế
VI. Ăn rau mồng tơi có tốt cho bà bầu không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lá mồng tơi là một trong những thực phẩm có lợi cho bà bầu cũng như thai nhi. Phụ nữ mang thai thường xuyên ăn loại rau này sẽ có những tác dụng sau:
- Giúp thanh nhiệt, giảm mỡ và lượng đường trong máu, góp phần kiểm soát cân nặng cho bà bầu.
- Các hoạt chất như carotenoid, zeaxanthin hay beta carotene có trong rau mồng tơi có thể giúp ức chế sự tăng trưởng của các gốc tự do gây hại từ đó giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi và bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai.
- Rau mồng tơi giúp bà bầu sáng mắt, làm đẹp da nhờ có chứa hàm lượng vitamin A và flavonoid dồi dào.
- Vì trong lá mồng tơi có thành phần vitamin C nên có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm trong suốt thai kỳ.
- Ngoài ra, cây mồng tơi còn cung cấp nhiều sắt và folate đảm bảo cho thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
VII. Một số lưu ý khi nấu món ăn với lá mồng tơi
Khi nấu món ăn với lá mồng tơi, bạn nên note lại một số lưu ý như:
- Nên kết hợp mồng tơi chung với các thực phẩm có nguồn gốc động vật để giảm bớt được tính lạnh của dược liệu.
- Những món ăn được chế biến từ rau mồng tơi chỉ nên ăn trong ngày, tránh để qua đêm vì không còn giữ được độ ngon nữa, bên cạnh đó sẽ gây biến chất, ngộ độc.
- Chọn rau mồng tơi sạch để dùng có nghĩa là chọn loại rau không bị nhiễm hóa chất thường có thân, lá và ngọn nhỏ, hơi cứng.
- Không nấu những món ăn kết hợp giữa rau mồng tơi và thịt bò.
Xem thêm: Hạt Buckwheat là gì? Khám phá lợi ích tuyệt vời của hạt kiều mạch
VIII. Cách trồng rau mồng tơi xanh mướt ngay tại ngay ban công
Cách trồng rau mồng tơi xanh mướt ngay tại ngay ban công
- Thời vụ gieo hạt: Có thể trồng cây mồng tơi vào thời điểm mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc mùa thu từ tháng 6 đến tháng 9.
- Chuẩn bị đất và hộp xốp: Tùy vào khoảng không gian ở bạn công mà bạn sẽ lựa chọn cho mình số lượng hộp xốp với những kích thước khác nhau sao cho phù hợp. Còn đất thì bạn có thể mua trong siêu thị hoặc tại những cửa hàng chuyên cung cấp đất trồng cây.
- Gieo hạt: Để cây mọc nhanh hơn, trước khi gieo hạt xuống đất, bạn hãy ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ. Sau đó đem hạt ra trồng dưới đất và phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 0,5cm, cây cách cây khoảng 8cm. Rau mùng tơi phát triển tốt nhất ở trong môi trường ẩm ướt, trong giai đoạn gieo hạt cần tưới ít nhất 1 lần/1 ngày. Sau đó có thể giãn ra, khi thấy đất khô thì hãy bổ sung nước.
- Thu hoạch: Cây mồng tơi rất dễ trồng và dễ chăm sóc, sau khoảng tầm 1 tháng thì cây đã có 3 đến 4 lá, lúc này bạn có thể tỉa bớt lá để ăn.
IX. Kết luận
Trên đây là một số thông tin về rau mồng tơi, tác dụng của rau mồng tơi cùng với đó là giải đáp một số câu hỏi như ăn rau mùng tơi nhiều có tốt không, rau mùng tơi kỵ với gì… mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài giúp bạn hiểu rõ hơn về loại rau này để từ đó có những cách chế biến phù hợp để mang lại được lợi ích tốt nhất!