Canh cua đồng ăn kèm với cà pháo muối, hai món ăn tuy bình dị kết hợp lại với nhau nhưng lại để thương để nhớ cho người ăn nhiều quá. Đặc biệt với những ai xa quê, món canh cua đồng mẹ nấu luôn vẫn là hương vị khó quên. Vậy cách nấu cua đồng là gì?
Cua đồng - Một món ăn quen thuộc, xuất hiện rất nhiều lần trong bữa ăn của gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở vùng quê. Ngày nay các món từ cua đồng đã trở thành đặc sản và là tinh hoa ẩm thực được nhiều người săn đón, muốn được cảm nhận. Với hương vị mới lạ, giàu chất dinh dưỡng, các món từ cua đồng đã chiếm được tình cảm của rất nhiều người. Vậy cách nấu cua đồng như thế nào để có thể nấu được những món ngon từ cua đồng tại nhà? Cách chế biến cua đồng có khó không? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!
I. Đặc điểm của cua đồng
Cua đồng có tập tính sinh sống ở dưới đáy ao, ngoài ruộng và đào hang chui rúc, có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Cua đồng là loài ăn tạp, chúng có tập tính trú ẩn vào ban ngày và tìm mồi vào ban đêm. Cua đồng có quanh năm, nhưng nhiều nhất sẽ vào mùa hè - thu.
Đặc điểm của cua đồng
Cua đồng có thể làm thành rất nhiều những món ăn khác nhau, vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng… Tuy nhiên để có thể đảm bảo được độ tươi ngon của cua sau khi nấu thì cần phải chú ý tới cách nấu cua đồng, cách chế biến cua đồng bởi đây được xem là công đoạn quan trọng nhất. Và ở những phần tiếp theo 123job cũng có chia sẻ tới bạn đọc một số cách nấu cua đồng đúng chuẩn để có thể tạo ra được các món từ cua đồng ngon.
II. Những thành phần dinh dưỡng có trong cua đồng
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid và cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi có trong cua đồng rất cao: Trung bình trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt và các loại vitamin khác như B1, B2, PP…
III. Tác dụng của cua đồng
- Phòng chống còi xương: Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng canxi có trong cua đồng vô cùng lớn, trung bình trong khoảng 100g cua có chứa tới hơn 5000mg canxi. Khoáng chất này có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào xương mới, giúp phòng chống tình trạng còi xương ở trẻ nhỏ.
- Làm lành vết thương: Cua đồng thuộc nhóm thực phẩm đem đến các nhóm chất đạm lành mạnh như lysine, methionine, valine hay leucin… Và những chất này đều góp phần không nhỏ trong việc giúp xây dựng và tái tạo mô tế bào, hỗ trợ làm lành vết thương một cách nhanh chóng.
- Thanh nhiệt cơ thể: Một tác dụng của cua đồng khác phải kể đến là giúp thanh nhiệt cơ thể. Nhờ có đặc tính hàn nên cua đồng thường được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn mát lành, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau cải xoong đối với sức khỏe?
IV. Cua đồng kỵ với gì? Những lưu ý trong cách nấu cua đồng
Có thể thấy những tác dụng của cua đồng mang tới cho sức khỏe là vô cùng lớn, chính vì vậy mà những món ăn từ cua đồng luôn được rất ưa chuộng. Tuy nhiên cách nấu cua đồng, cách chế biến cua đồng đảm bảo được độ tươi ngon thì không nghề đơn giản. Vậy trong cách nấu cua đồng cần lưu ý những gì? Dưới đây là một số lưu ý trong cách nấu cua đồng mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
1. Không ăn canh cua đồng sau khi đã uống trà, ăn quả hồng
Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại có chứa tanin. Tanin khi kết hợp với protein có trong cua sẽ gây kết tủa tạo ra các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...Vì vậy bạn lưu ý không ăn canh cua đồng sau khi đã uống trà, ăn quả hồng nhé!
2. Không nấu món ăn từ cua đồng chết
Cách nấu cua đồng đảm bảo được độ ngon, béo ngậy là trong quá trình nấu, bạn lưu ý loại bỏ những con cua đồng đã bị chết. Bởi trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên là histidine, có thể gây độc khiến cho người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng.
3. Không ăn cua đồng sống
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua quá trình khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh “trùng phổi”. Chính vì vậy bạn lưu ý tuyệt đối không được ăn cua đồng sống nhé!
4. Cách nấu cua đồng, cách chế biến cua đồng
Trước khi tạo ra được những món ngon từ cua đồng thì bạn cũng cần phải quan tâm tới cách chế biến cua đồng. Đầu tiên sau khi mua cua về, bạn cần ngâm chúng vào nước, khoảng 10 phút thay nước 1 lần, thay cho đến khi nào nước hết đục thì thôi. Sau đó vớt cua ra để ráo nước, tiến hành tách mai, bỏ yếm của cua. Tùy vào những món ăn khác nhau mà bạn sẽ có cách nấu cua đồng, cách chế biến cua đồng phù hợp như giã nhuyễn lọc lấy nước hay chỉ tách mai, yếm và lấy nguyên con cua. Và trong quá trình nấu, bạn lưu ý cách nấu cua đồng để đảm bảo được độ ngon là không đảo lại quá nhiều vì sẽ làm vỡ riêu cua.
Xem thêm: 9 tác dụng bất ngờ của rau cải ngồng? Những ai không nên ăn rau cải ngồng
V. Cách phân biệt cua đồng với cua nuôi
Cách phân biệt cua đồng với cua nuôi
- Phân biệt qua hình thức bên ngoài: Cua đồng thường có màu vàng óng, mai cua bóng và đặc biệt cua rất khỏe. Còn cua nuôi thì có màu đen, mai cua không có độ bóng ít bò và dễ bị rụng càng.
- Dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: Nếu dùng tay tách nhẹ yếm cua bạn sẽ thấy cua đồng thật sẽ có gạch vàng, nhỏ càng. Còn cua nuôi công nghiệp có gạch màu đen xanh, càng to, dùng ngón tay gõ vào càng cua hay mai cua sẽ nghe được âm thanh rỗng, ốp.
VI. Tổng hợp 10 món ngon từ cua đồng dễ làm
Dưới đây là bật mí cách nấu cua đồng, Top 10 những món ngon từ cua đồng hấp dẫn, dễ làm mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Lưu ngay những cách nấu cua đồng này vào cuốn sổ tay của mình để giúp những bữa cơm gia đình phong phú, kích thích vị giác hơn nhé!
1. Bún riêu cua đồng
Với nước dùng ngọt thanh, miếng giò heo thơm nức cùng với riêu vị béo mềm, tan trong miệng, món bún riêu cua đồng đã gây thương nhớ với biết bao thực khách. Và sẽ thật tuyệt vời hơn nếu ăn món ăn này kèm với rau sống xanh tươi mát, vắt thêm một chút chanh chua chua và chấm với mắm tôm hay nước mắm ớt the cay.
2. Bánh đa cua
Ai đã từng ăn bát bánh đa cua nổi tiếng Hải Phòng, chắc chắn sẽ khó lòng mà quên được hương vị thơm ngon với màu sắc hấp dẫn của gạch cua đồng hài hòa cùng với màu nâu của bánh, màu xanh của chả lá lốt, hành lá, màu đỏ của ớt, hành phi vàng ruộm. Bánh đa nở mềm tuy nhiên vẫn giữ được độ dai vừa phải, không bị nát; nước dùng thì đậm đà vị cua, thơm mùi gạch, hành lá, hành phi.
3. Lẩu cua đồng
Mỗi khi thời tiết hơi se se lạnh, chúng ta lại thường hay bắt gặp hình ảnh nồi lẩu còn nghi ngút khói cùng với rất nhiều người quây quần bên nhau. Đã từ rất lâu, những món lẩu vẫn luôn là sự lựa chọn số 1 của tất cả mọi người mỗi khi thời tiết chuyển lạnh. Chúng ta thường đã quá quen thuộc với những món lẩu như lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò, lẩu mắm… và còn một món lẩu khác cũng không kém phần hấp dẫn nữa mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc nữa là lẩu cua đồng.
Cách nấu cua đồng - Món lẩu cua đồng
4. Miến cua đồng
Nằm trong Top 10 món ngon từ cua đồng, dễ làm không thể không kể đến miến cua đồng. Miến cua đồng là món ăn hấp dẫn với vị ngọt thanh từ cua đồng, nước dùng và phần miến đậm đà hương vị, có vị hơi dai dai.
5. Cua đồng rang
Một cách nấu cua đồng, cách chế biến cua đồng khác mà bạn cũng nên Note lại trong bí quyết những công thức nấu ăn ngon của mình là món cua đồng rang, đặc biệt bạn có thể thử làm cua đồng rang muối. Cua đồng có vị ngọt thơm, quyện cùng vị mặn mòi của muối biển, thêm một chút cay cay tê tê nơi đầu lưỡi của ớt, cảm giác giòn tan khi cắn thử miếng đầu tiên sẽ khiến bạn không thể không thử vào lần sau.
6. Cua đồng chiên giòn
Nếu bạn thích ăn những đồ ăn có vị giòn rụm bên ngoài, bên trong thì thơm ngon, béo ngậy thì không thể bỏ qua được món ăn cua đồng chiên giòn. Cách nấu cua đồng - Món cua đồng chiên giòn khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian, vì vậy nếu khi nào rảnh thì bạn có thể thử bắt tay làm món này để chiêu đãi cả gia đình nhé!
Cách nấu cua đồng - Món cua đồng chiên giòn
7. Cháo cua đồng
Cháo cua đồng là món ăn không quá xa lạ với nhiều nhiều tuy nhiên, không phải ai cũng từng thử ăn món cháo cua đồng kết hợp cùng rau dền và hột vịt lộn cực độc lạ, thơm ngon. Cháo cua đồng cũng là món ăn rất tốt cho trẻ, cung cấp nhiều dưỡng chất giúp bé yêu phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
8. Canh cua đồng
Đứng trong Top các món từ cua đồng phổ biến, dễ làm không thể không kể đến món canh cua đồng. Giữa ngày hè nóng nực, được thưởng thức một bát canh cua đồng nấu với rau mồng tơi ăn kèm với cà pháo muối thì còn gì tuyệt vời hơn. Cách nấu cua đồng - Món canh cua đồng vô cùng đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm, nếu bạn không thích cầu kỳ thì có thể nấu món này để đổi vị cho bữa cơm hàng ngày nhé!
9. Hủ tiếu cua đồng
Nếu như khi đến thăm thủ đô Hà Nội thân yêu, nhiều người vẫn thường thưởng thức món phở đầu tiên bởi nó là tinh hoa ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Còn nếu trong chuyến khám phá ẩm thực Sài thành thì bạn đừng quên một lần thử ăn món hủ tiếu nhé, đặc biệt là hủ tiếu cua đồng. Điều đặc biệt của món ăn này là hương thơm của hành phi, rau mùi, phần nước dùng ngon ngọt thêm vào đó là sợi hủ tiếu dai dai, riêu cua mềm mềm, béo ngậy…
10. Bánh canh cua đồng
Cách nấu cua đồng - Món bánh canh cua đồng
Nếu bạn đã thử 1 lần ăn món bánh canh cua đồng có lẽ sẽ không thể nào quên được phần sợi bánh canh dai dai ăn cùng với thịt sườn được hầm mềm, thịt tôm có thanh ngọt hòa quyện lẫn trong vị ngọt đậm đà từ riêu cua và nước dùng chua ngọt, hấp dẫn đến khó cưỡng.
Xem thêm: Sashimi là gì? Khám phá 15 loại sashimi phổ biến nhất thế giới
VII. Kết luận
Trên đây là một số chia sẻ về cách nấu cua đồng, tác dụng của cua đồng, các món từ cua đồng dễ làm cùng với đó là những lưu ý khi nấu cua đồng, cua đồng kỵ với gì mà 123job muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết giúp bạn biết cách nấu cua đồng để hoàn thành được những món ngon từ cua đồng chiêu đãi gia đình. Và cuối cùng chúc bạn có những giây phút ngon miệng bên các món từ cua đồng nhé!