Nếu bạn đang có nhiều thời gian rảnh và muốn làm việc tại nhà mà chưa biết tìm kiếm công việc tại đâu thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tìm việc làm tại nhà tốt nhất nhé!
Làm việc hình thức online có rất nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm, mà cũng rất dễ bị lừa đảo. Chính vì vậy để giúp các bạn tìm được những công việc làm tại nhà có chất lượng tốt, những kinh nghiệm tránh bị lừa đảo, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin dưới đây như một mẹo nhỏ cho các bạn nhé!
I. Những việc làm tại nhà dễ bị lừa mà mọi người cần chú ý
Việc làm tại nhà hấp dẫn
1. Nhân viên đánh máy, nhập liệu tại nhà
Với những câu mời chào ứng viên đầy hấp dẫn như “việc làm tại nhà lương cao”, “chỉ cần 2-3h online/ngày có thể kiếm được 3-4 triệu/tháng”,... mà rất nhiều bạn trẻ đã bị lừa, tìm đến công việc này làm và cuối cùng trắng tay. Họ được hướng dẫn làm chật vật cả tháng nhưng số tiền kiếm được là bị trừ đi kha khá với các lý do như bảo trì phần mềm, phạt lỗi,...
Nhân viên nhập liệu phải ký một hợp đồng có tính chất mơ hồ, thông tin không rõ ràng, nhưng họ phải làm những công việc khác hoàn toàn với lời mời chào hấp dẫn kia. Những mã được giao như một ma trận đánh đố người nhập, bạn sẽ hoa mắt nếu cứ nhìn và nhập những dãy số đó, ngoài ra bạn còn mất phí cọc vô điều kiện. Nói chung đây là một mánh lừa đảo từ cách trung tâm nhập liệu không uy tín.
2. Cộng tác viên online tại nhà
Với hình thức bán hàng online không cần vốn, bán tại nhà, đăng bài online, hay nhân viên chăm sóc page,... đều là những việc làm tại nhà nghe có vẻ đơn giản, nhàn hạ mà lại có mức lương khá hậu hĩnh, nhưng đây đều là những trò lừa đảo của những trung tâm ma, công ty đa cấp. Họ không cung cấp tên công ty hay những thông tin liên hệ, thông tin chính xác như website, giấy phép kinh doanh,... để sau này nếu có bất cứ vấn đề gì bạn cũng không thể kiện được họ.
3. Đọc báo dò lỗi chính tả, click vào mẫu quảng cáo, đọc gmail kiếm tiền
Để làm được công việc này bạn sẽ phải cung cấp khá nhiều thông tin cá nhân, thậm chí phải bỏ tiền ra trước để mua tài khoản, đặt cọc, tải app, duy trì phần mềm,... bạn tốn khá nhiều thời gian để làm những công việc này nhưng lại được trả số tiền khá bèo bọt. Ngoài ra khi hoàn thành các việc làm tại nhà được giao thì một loạt các yêu cầu khác lại xuất hiện. Những mánh khóe này sẽ khiến bạn chán nản, bỏ cuộc và hủy hợp đồng trước hạn, vậy là bạn sẽ không được nhận số tiền lương trong khoảng thời gian bạn đã làm vừa qua.
4. Lấy cắp thông tin của người dùng
Nên tránh các mẫu đơn tuyển dụng online việc làm tại nhà trên các trang web không uy tín, hay những mẩu tin tuyển dụng không nói rõ thông tin công ty. Nếu bạn điền những thông tin cá nhân của mình vào mẫu đơn này chỉ để chờ đợi nhà tuyển dụng gọi bạn, rồi đợi mãi không thấy hồi âm thì đó là bạn đã bị lừa, bị lấy cắp thông tin rồi. Thông tin của bạn sẽ được bán cho các công ty, doanh nghiệp khác rồi những nhãn hàng, những dịch vụ thi nhau gọi đến mời chào bạn mặc dù bạn không có nhu cầu.
II. Dừng hợp tác ngay với dấu hiệu của những công việc lừa đảo
Những việc làm tại nhà cần tránh
1. Phải ký những giấy tờ, hợp đồng không rõ ràng
Khi bạn đi xin việc làm tại nhà hãy kiểm tra kỹ các giấy tờ hợp đồng mà bạn phải ký. Rất nhiều công ty sử dụng mánh khóe để người lao động ký vào những bản hợp đồng không có quy định, điều khoản rõ ràng. Nếu bạn ký vào đó, sau này khi bạn nghỉ việc thì sẽ không được tính lương hoặc họ sẽ đưa ra những mức phạt vô lý cho bạn. Chính vì vậy bạn nên tỉnh táo, kiểm tra tất cả các điều khoản, nội dung và hãy đề nghị họ làm rõ những nội dung dễ gây hiểu lầm, cùng họ sửa đổi một số điều khoản nếu bạn thấy cần thiết. Nếu họ không chịu thay đổi thì hãy từ chối ký hợp đồng đó, tránh phiền phức sau này.
2. Không được làm việc ngay sau khi nhận việc
Có rất nhiều công ty môi giới trung gian sau khi phỏng vấn, lấy hồ sơ xin việc của bạn hay những thông tin cá nhân của bạn xong rồi hẹn sang tuần đi làm. Nhưng kết quả bạn chờ hết tuần này sang tháng khác vẫn chưa thấy được phân công làm việc làm tại nhà, khi liên lạc lại thì không được tiếp nhận. Vậy là bạn đã bị lừa, vừa mất thời gian vừa để cho họ khai thác và bán thông tin cá nhân của bạn cho các bên khác rồi.
3. Không tiếp tục làm việc nếu công ty có dấu hiệu nợ lương
Với việc làm tại nhà, việc làm online, đa số bạn chỉ cần đến công ty 1 lần/tuần hoặc 1 lần/tháng hoặc có khi không cần đến, và tiền lương của bạn sẽ được nhận qua hình thức chuyển khoản. Cứ nghĩ rằng như vậy thật tiện nhưng mặt hại của nó cũng rất nhiều vì bạn không biết thực hư công việc bạn làm có phi pháp hay không, công ty bạn đang hợp tác có uy tín hay không. Nếu bạn thấy dấu hiệu chậm lương, quỵt lương với lý do trả gộp vào tháng sau thì rủi ro rất cao là bạn sẽ bị quỵt lương nhiều tháng, và họ sẽ không có trách nhiệm trả tiền cho bạn đâu. Vậy nên nếu gặp trường hợp này hãy dừng hợp tác ngay.
III. Lời khuyên hữu ích cho những bạn đang tìm việc làm tại nhà
Để tìm việc làm tại nhà chất lượng, phù hợp, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng nếu bạn chưa biết rõ về công ty, mức độ tin cậy của công việc này.
- Từ chối nộp bất cứ khoản phí nào chỉ để có công việc.
- Nếu hình thức phỏng vấn qua điện thoại, hãy đảm bảo bên tuyển dụng là người gọi cho bạn, vì bạn có thể có nguy cơ lừa đảo phí dịch vụ điện thoại, phí bảo hiểm,...
- Không ký hợp đồng cam kết bằng lời nói, mọi thứ phải được rõ ràng bằng giấy tờ có dấu xác nhận.
- Nên tìm hiểu thông tin về công ty qua các nhóm review công ty để xem có phải lừa đảo không.
IV. 4 KHÔNG để tránh mắc bẫy khi tìm việc làm tại nhà
Những lỗi cần tránh khi xin việc làm tại nhà
1. Không gửi CV khi chưa biết thông tin cơ bản của công ty tuyển dụng
Tại sao lại không nên gửi CV khi chưa biết thông tin cơ bản của công ty tuyển dụng? Đây là bước cơ bản nhất của mỗi người, dù là việc làm online tại nhà hay tại công ty chính thức thì bạn cũng cần hiểu rõ công việc mình làm có phạm pháp hay không, công ty của mình có đăng ký kinh doanh hay không, có giấy tờ hợp pháp hay không,... để tránh những rắc rối liên quan đến pháp luật sau này. Bạn đâu thể chắc chắn rằng những thông tin mà bạn cung cấp cho công ty sẽ được bảo mật. Đặc biệt với việc làm tại nhà, việc làm online thì bạn càng nên cẩn thận lựa chọn những công ty, đơn vị uy tín, có website lớn, có lượt tương tác cao.
2. Không đóng bất cứ một khoản phí nào khi làm việc online tại nhà
Bạn đi làm việc để kiếm tiền nhưng lại phải bỏ ra 1 số tiền để có được công việc này thì quả là một điều vô lý rồi, chính vì vậy đừng tin vào những thứ phí như phí cọc, phí thủ tục, phí đồng phục,... Đó chỉ là những lí do để lừa những người chưa có kinh nghiệm làm việc, xin việc, đặc biệt là sinh viên luôn là đối tượng mà bọn lừa đảo hướng tới.
3. Không bị lôi kéo bởi những tin đăng: “Việc nhẹ lương cao”
Lười biếng nhưng lại muốn được lương cao, thu nhập hấp dẫn thì sẽ chỉ là điều trong mơ. Không có công việc nào mà không cần sức lao động, cần chỉ sự chăm chỉ và công sức cả. Đừng để bị lừa đảo chỉ vì tâm lý này, muốn có việc làm tại nhà lương cao thì sớm muộn cũng bị lừa đảo, hoặc làm ăn phi pháp. Rất nhiều người đã bị lôi kéo chỉ vì những lời mời, lời đăng tuyển hấp dẫn với mức lương cao lý tưởng mà chỉ cần làm trong 2-3h/ngày. Hãy trở thành một ứng viên thông thái trước khi nộp CV xin việc ở bất cứ đâu.
4. Không xin việc bằng cách nhắn tin theo cú pháp
Thường các thông tin tuyển dụng hay xin việc sẽ được thực hiện thông qua email, hay facebook hoặc các trang thông tin tuyển dụng. Còn công việc bắt bạn phải xác nhận hoặc xin việc qua tin nhắn là một hình thức lừa đảo nhằm móc tiền gián tiếp qua công nghệ. Sau khi nhắn tin xong bạn chắc chắn sẽ mất một số tiền phí khá lớn so với mức bình thường. Chính vì vậy bạn cần tỉnh táo nhé, nếu có trường hợp xin việc làm tại nhà như vậy thì hãy bỏ qua.
V. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc làm tại nhà, những hình thức lừa đảo qua mạng khi tuyển dụng việc làm tại nhà. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn không bị dính vào những hình thức lừa đảo và sớm nhận được việc phù hợp. Chúc bạn thành công!
Xem thêm các bài viết:
Freelancer là gì? Bí quyết kiếm được nhiều tiền từ freelancer
Cộng tác viên là gì? Kỹ năng cần có để thành công trong công việc cộng tác viên