Freelancer ngày nay không còn xa lạ với các bạn trẻ yêu thích sự tự do, không gò bó, khuôn phép.Nhưng để hiểu biết một cách kỹ càng về công việc này thì không phải ai cũng biết freelancer là gì? Còn rất nhiều điều về freelancer bài viết sẽ tiết lộ cho bạn

 

I. Freelancer là gì? 

Theo một định nghĩa thì cụm từ “Freelancer”  là người kiếm tiền qua việc thực hiện các nhiệm vụ cho các chủ dự án hoặc khách hàng, những người sử dụng lao động tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu một cách đơn giản nhất thì họ là người có thể làm nhiều công việc khác nhau cho các chủ thuê khác nhau trong cùng một khoảng thời gian nếu được trả lương cao nhất cho dịch vụ mà họ bán.
Freelancer được chia làm hai loại là bán thời gian ( part time) hoặc toàn thời gian (full time). Freelancer là một công việc hoàn toàn khác với những công việc bình thường bởi nó cho phép nhân viên làm nhiều công việc khác nhau trong cùng một khoảng thời gian miễn sao họ hoàn thành nhiệm vụ theo cách riêng của họ. Hơn thế nữa họ có thể hợp tác với một khách hàng trong một khoảng thời gian dài và có hoặc không nhận được những quyền lợi đặc biệt.

Freelancer là gì?

Freelancer là gì?

II. Bí kíp để kiếm được nhiều tiền từ freelancer 

1. Kế hoạch phát triển chuyên nghiệp

Đây là một công việc có tính mạo hiểm nên một kế hoạch phát triển dài lâu vào có tính chuyên nghiệp là điều không thể thiếu. Với freelancer, ngay từ đầu bạn nên xác định: 

  • Mình có thể làm được những gì?
  • Mình sẽ mở dịch vụ gì?
  • Nên đăng tải thông tin về dịch vụ ở những đâu để mọi người có thể biết đến nhiều nhất?
  • ...

Có thể gọi đây là một Business plan của riêng bạn và mọi đường đi nước bước của bạn cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Không chỉ vậy, mỗi tuần bạn cũng nên có một kế hoạch riêng, cụ thể để sắp xếp thời gian hợp lý giữa các công việc, các phương án cải thiện dịch vụ, chiều lòng khách hàng… Tất cả sẽ giúp công việc của bạn diễn ra hoàn hảo và thuận lợi hơn.

2. Chọn nơi làm việc bạn thấy thoải mái nhất

Khi làm Freelancer bạn sẽ có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc cho mình. Đó chính là lợi thế mà công việc này tạo ra sự khác biệt với những công việc khác. Bạn có thể biến bất cứ chỗ nào mình muốn để làm việc, có thể là góc bàn quen thuộc ở nhà hay một góc yên tĩnh, thoải mái trong một quán cafe với một view đẹp tạo cảm giác giúp bạn tập trung làm việc. Cũng từ đó, những ý tưởng đầy sáng tạo sẽ được thai nghén để ra đời.

3. Luôn trung thực với khách hàng

Trung thực là đức tính cần có dù bạn đang làm công việc nào.Với freelancer, người làm việc cần có tính trung thực về số lượng, chất lượng của dịch vụ, không nói một đằng làm một kiểu. Khi bạn đảm bảo được các yếu tố đó, khách hàng sẽ luôn tin tưởng và trở thành khách quen, lâu dài. 
Nếu yếu tố trung thực không được đảm bảo, với những khách hàng dễ tính họ sẽ thất vọng về bạn hoặc không nói gì nhưng sẽ không có lần hợp tác tới. Với những khách hàng khó tính, họ sẽ yêu cầu bạn hoàn thành cho đến khi đảm bảo đúng như những gì bạn đã cam kết thì họ mới thanh toán đủ tiền.
Đôi khi trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp phải tình huống có quá nhiều đơn hàng trong cùng một thời thì bạn hãy lựa chọn những đơn hàng đã đồng ý và những đơn hàng có thể hoàn thành được, còn lại hãy thẳng thừng từ chối. Việc này sẽ không khiến bạn mất đi khách hàng mà sẽ giúp bạn tạo cho họ cảm giác an tâm, uy tín khi sử dụng dịch vụ của bạn và họ sẽ quay lại thuê bạn trong lần tới để được trải nghiệm dịch vụ của bạn.

4. Làm dịch vụ của bạn chuyên nghiệp hơn những freelancer khác

Công việc cho các freelancer cũng là một môi trường có tính cạnhtranh cao. Vậy làm sao để thu hút nhiều khách hàng đến với dịch vụ của bạn nhiều hơn của người khác. Câu trả lời chính là sự chuyên nghiệp. Sau đây là một số yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp cho dịch vụ của bạn:

  • Nội dung dịch vụ: Đầy đủ và cụ thể; những lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ, những cam kết đến từ bạn…
  • Profile chuyên nghiệp: Đây là phần nằm ở ngay đầu tiên và cũng là phần mà hầu như các khách hàng đều quan tâm tới. Bạn hãy viết một profile thật tốt khiến cho khách hàng có thiện cảm với bạn ngay từ đầu. Phần kinh nghiệm bản thân sẽ là nơi bạn nên để tâm vào nhiều nhất bởi nó quyết định rất nhiều đến việc khách hàng quyết định có nên sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp hay không?
  • Logo/banner đẹp mắt: Ai cũng thích cái đẹp cả nên logo/ banner cũng sẽ là một yếu tố khiến khách hàng quan tâm đến bạn hơn. Nếu bạn là một designer thì việc này không hề khó nhưng nếu không giỏi trong lĩnh vực này thì hãy thuê người design cho bạn. Khi logo/ banner của bạn bắt mắt thu hút được nhiều khách hàng, khi đó dịch vụ của bạn sẽ ngày càng được nhiều người biết đến.
  • Có website/blog riêng chia sẻ kiến thức về lĩnh vực bạn làm: Đối với một freelancer thì điều này khá là quan trọng. Đặc biệt nếu bạn biết SEO giỏi thì hãy tận dụng cơ hội đó để kiếm thật nhiều khách hàng trực tuyến thông qua website của bạn. Hãy thường xuyên cập nhật website để mọi người biết thêm thông tin về bạn và hãy sử dụng các công cụ quảng cáo khác nhau để làm đẹp thêm cho trang web của bạn.

5. Sử dụng công cụ hỗ trợ để rút ngắn thời gian

Công nghệ ngày càng phát triển tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau cho các công công việc. Ở bất cứ mảng nào của freelancer, bạn cũng sẽ tối ưu hóa được thời gian nhờ các công cụ này thay vì làm thủ công. Khi đó bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào các công việc khác. Có nhiều công việc sẽ mất hàng giờ nếu bạn làm thủ công nhưng với phần mềm hỗ trợ thời gian sẽ được rút ngắn trong vài phút, thậm chí vài giây mà bạn chỉ mất chút thời gian lần đầu cài đặt thôi. 

Bí quyết kiếm tiền từ freelancer

Bí quyết kiếm tiền từ Freelancer

6. Tặng quà cho khách hàng

Với những món quà tặng kèm ở mỗi dịch vụ khác nhau sẽ là yếu tố hấp dẫn không ít khách hàng. Với khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn hãy có những dịp tri ân khách hàng cùng nhiều phần quà bất ngờ. Đó đơn giản có thể là một voucher giảm giá cho đơn hàng này hoặc đơn hàng tiếp theo của họ cũng giúp bạn tăng doanh thu và giữ chân khách hàng lâu hơn. Với những khách hàng truy cập website, bạn nên sử dụng công cụ email marketing để tặng quà cho họ và giới thiệu về sản phẩm của mình. Như vậy họ sẽ có thiện cảm hơn, chú ý đến dịch vụ mà bạn đang cung cấp nhiều hơn những nơi khác.

7. Phân tích ưu nhược điểm và tối ưu hóa dịch vụ

Dịch vụ nào cũng cần có sự nâng cấp, cải tiến không ngừng.Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không chỉ cải thiện những nhược điểm mà bạn cảm thấy không ổn mà cần phải quan sát, nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để so sánh với dịch vụ của mình. Từ đó không ngừng cải thiện, sáng tạo dịch vụ của mình ngày càng mới mẻ hơn mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài. 
Thêm nữa, sau mỗi lần sử dụng dịch vụ của bạn, hãy để khách hàng có quyền đánh giá, feedback về cảm nhận dịch vụ bạn cung cấp. Đây cũng là một căn cứ giúp bạn nhận thấy những ưu, nhược điểm về sản phẩm để cải thiện, nâng cấp ngày càng hoàn thiện hơn.

8. Luôn sáng tạo

Sáng tạo là một yếu tố quan trọng giúp bạn thành công dù hoạt động ở mảng nào trong freelancer. Trong một lúc nào đó nếu bạn nảy ra một ý tưởng hay ho thì hãy note ngay lại và sử dụng khi có dịp phù hợp với nó. Đối với các mảnh marketing online hay kiếm tiền online thì người ta coi sáng tạo như chìa khóa dẫn đến thành công nhanh nhất.

9. Hợp tác

Sự hợp tác là rất cần thiết đặc biệt là với một freelancer. Trong quá trình hợp tác với các khách hàng, bạn có thể làm quen với các freelancer khác làm việc cùng. Cũng đôi lúc bạn cần thuê các freelancer khác làm việc cho mình hoặc hợp tác với một số người ở ngành khác mà bạn có hứng thú. Vậy nên hợp tác không chỉ quan trọng mà còn đem lại lợi ích cho bạn. Đừng ngại đặt vấn đề với họ khi bạn cần hợp tác bởi không chừng bạn sẽ có cơ hội kiếm lại một số thu nhập khủng và làm việc trong một dự án thú vị thì sao.

10. Học cách quản lý tài chính

Chi tiêu hợp lý sẽ tạo cho bạn một đức tính tốt, không lãng phí. Chắc chắn khi mới bắt đầu bạn sẽ gặp những khó khăn nhất định, thường xuyên gặp phải những đơn hàng nhỏ lẻ, thậm chí đôi khi không được đặt hàng. Nhưng nếu không có đơn hàng nhỏ làm sao có đơn hàng lớn được, nếu bạn làm tốt ở những đơn hàng nhỏ thì chắc chắn khách hàng sẽ quay lại trong lần tới và bạn sẽ kiếm được số tiền lớn. Vậy nên hãy học cách quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý, đầu tư các phương tiện hỗ trợ nếu thực sự cần thiết nhưng cũng phải tiết kiệm một khoản tiền nhất định đề phòng rủi ro trong tương lai.

III. Kỹ năng cần có để kiếm tiền từ freelancer 

Bên cạnh một chiếc laptop là vật bất ly thân của một freelancer thì những kỹ năng cơ bản cũng như chuyên môn về một số mảng nhất định là yêu cầu bắt buộc. Khi bạn có một kỹ năng riêng mang lại danh tiếng cho mình thì khách hàng mới có thể tin tưởng thuê dịch vụ của bạn được. Tất nhiên những kỹ năng đó phải qua học tập và trải nghiệm thực tế thì bạn mới đúc rút ra được chứ không phải ai cũng sở hữu kỹ năng ngay từ khi họ sinh ra. Dưới đây là một vài kỹ năng freelancer phổ biến hiện nay:

  • Dịch thuật/viết lách
  • Thiết kế
  • Viết bài
  • Làm video (intro, PR,…)
  • Các dịch vụ về SEO (backlink, content,…)
  • Làm website, blog,… 
  • Viết phần mềm
  • Lập trình
  • Marketing online
  • Tăng lượt truy cập cho website
  • Tăng like fanpage, like ảnh,….
  • Quản lý fanpage
  • Tăng lượt view Youtube, Video, lượt nghe nhạc,…
  • … (bất cứ thứ gì mà bạn có khả năng và người khác cần khả năng của bạn thì cũng được coi là kỹ năng) 

Kỹ năng cần có của Freelancer

Kỹ năng cần có để kiếm tiền từ Freelancer

IV. Cơ hội việc làm freelancer ở Việt Nam 

Freelancer là người làm việc trong môi trường tự do, không bị bó buộc, gò bó bởi bất kỳ tổ chức nào chứ không phải là làm việc miễn phí hoặc tương tự thế. Nếu khả năng, kỹ năng của họ càng tốt thì mức thu nhập họ được trả từ người thuê càng cao. Hơn thế nữa, khi thuê các freelancer, các ông chủ không hề phải trả thêm các chi  phí như thuế thu nhập, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp thất nghiệp mà họ thường phải trả khi thuê nhân viên.
Hiện nay, freelancer đang dần phổ biến ở Việt Nam và các doanh nghiệp cũng thuê họ nhiều hơn. Với doanh nghiệp, họ có thể tiết kiệm được một khoản chi phí và không phải cam kết lâu dài hay hợp đồng. Với freelancer, khả năng của họ đáp ứng được nhu cầu nhất thời của người chủ dự án, đồng thời cũng luôn tìm kiếm cơ hội làm việc từ các công việc khác để duy trì thu nhập.
Tại Việt Nam thì nguồn lao động tiềm năng freelancer ngày càng phát triển. Ở vùng đất hứa này, họ tận dụng được thời gian, sử dụng chuyên môn của mình để kiếm được nguồn thu nhập cao nhất có thể. Doanh nghiệp cũng có thể thuê freelancer với những kỹ năng sẵn có mà không cần qua đào tạo.

V. Ưu điểm khi kiếm tiền với freelancer 

1. Kiến được nguồn thu nhập đáng kể

Freelancer vừa có thể là công việc part time của một số người vừa làm full time với một số khác. Dù chỉ dành ra một ít thời gian để làm nghề tay trái hay tận dụng toàn bộ thời gian để làm thì họ cũng kiếm được một số tiền không nhỏ. Đây cũng chính là lý do để nhiều người gắn bó với freelancer. Nếu có khả năng bạn nên tập hợp một nhóm freelancer, mỗi người chuyên môn về một kỹ năng khác nhau thì không có đơn hàng nào là không qua tay nhóm của bạn cả. Chắc chắn rồi khi đó động lực từ nguồn thu nhập của bạn càng lớn.

2. Linh động thời gian làm việc

Thời gian làm việc của một freelancer là do chính họ quyết định, không bị ép và một khuôn khổ, quy tắc sẵn có nào cả. Bạn có thể làm chăm chỉ vào ban ngày và chơi thỏa thích khi đêm về hay có thể dành cả ngày chỉ để ngủ nướng hoặc đi chơi để đêm về cày việc. 
Chỉ cần bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng, số lượng đúng như đã thỏa thuận với người thuê là được. Còn thời gian làm việc như thế nào là do bạn linh hoạt thay đổi theo cá nhân.

3. Linh động địa điểm làm việc

Không chỉ thời gian linh hoạt mà địa điểm làm việc của bạn cũng thỏa mái. Đây cũng chính là ưu điểm mà nhiều người chọn công việc này. Những người thích sự thỏa mái, tự do chắc hẳn coi đây như là một công việc đáng mơ ước. Không giống như ở công sở chỉ làm việc trong văn phòng với 4 bức tường bó buộc, bạn có thể lựa chọn địa điểm làm việc với không gian làm việc ưu thích như ở nhà, quán cafe, thư viện….bất cứ nơi đâu mà bạn cảm thấy thoải mái, thậm chí có thể làm khi bạn đang đi du lịch. Điều này giúp cho hiệu quả công việc không ngừng tăng lên bởi tinh thần làm việc của bạn hoàn toàn thỏa mái.

4. Kỹ năng được nâng cao trong quá trình làm việc

Từ dự án này qua dự án khác, freelancer có cơ hội áp dụng và rèn luyện kỹ năng của mình và những trường hợp, hoàn cảnh khác nhau. Càng thực hành nhiều bạn càng nâng cao kỹ năng, càng tìm được những thủ thuật, phương tiện giúp tối ưu hóa một cách tối đa những công đoạn phức tạp trong quá trình làm việc. Sau đó còn có thể phát triển được nhiều kỹ năng hơn nữa và nhận nhiều dự án hơn, tiếng tăm được nhiều người biết đến hơn.

5. Không ai có thể kiểm soát

Chắc chắn rồi, thời gian tự do, không gian thỏa mái thì không có lý do gì mà freelancer lại bị kiểm soát bởi người khác. Chỉ duy nhất một điều mà bạn bị kiểm soát là kết quả công việc, bạn phải hoàn thành như đã thống nhất với người thuê từ trước. Công việc này thì nếu bị kiểm soát thì người kiểm soát là chính bạn, tự ý thức bản thân không chểnh mảng để hoàn thành công việc đúng hạn.

6. Có nhiều cơ hội hợp tác và phát triển

Cơ hội cho một freelancer khi lựa chọn công việc này là hoàn toàn rộng mở. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp và hợp tác với rất nhiều đối tác ở những mảng khác nhau ngoài lĩnh vực của mình. Hãy hợp tác khi bạn thấy được tiềm năng kiếm tiền có lợi cho cả hai bên. Bạn không nên bỏ qua những cơ hội hiếm có đó bởi không chừng đó là bước ngoặt trong cuộc đời bạn, một bước thay đổi lớn đánh dấu sự nghiệp của bạn.

Ưu điểm khi kiếm tiền với freelancer

Ưu điểm khi kiếm tiền với freelancer

VI. Nhược điểm khi tham gia kiếm tiền với freelancer

1. Khởi đầu đầy khó khăn cho những người mới bắt đầu

Đây là điều không thể tránh khỏi với mỗi người khi bắt đầu sự nghiệp. Đặc biệt nếu là một freelancer mà kỹ năng của bạn không giỏi như những người khác thì bạn cần cải thiện để hạn chế ít nhất khó khăn trong công việc. Bên cạnh đó, khi là một lính mới vào nghề thì các công việc hỗ trợ như marketing online hay kiếm tiền online thì hoàn toàn lạ lẫm. Vậy nên chắc chắn bạn cần thời gian để làm quen, đi học và thực hành các kỹ năng để có thể làm công việc này. Nếu bạn thực sự không có kỹ năng đặc biệt nào thì cần suy nghĩ kỹ về việc có nên làm một freelancer hay không bởi yếu tố kỹ năng nắm vai trò quan trọng trong nghề này. 

2. Cạnh tranh lớn nếu việc làm dễ

Với freelancer thì các công việc như tăng like, dịch thuật, thiết kế…là môi trường cạnh tranh gay gắt nhưng nếu công việc của bạn yêu cầu trình độ kỹ năng cao với những thao tác khó mà ít người có thể làm được thì sự cạnh tranh sẽ ít hơn nhiều. Nếu những công việc đơn giản như vậy thì tính cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng sẽ khiến bạn  khó khăn trong việc xoay sở kiếm sống.
Vậy nên hãy không ngừng tìm tòi những công việc độc đáo mà nhiều khách hàng đang có nhu cầu nhưng hiếm ai có thể làm được. Chắc chắn khi đó bạn sẽ tạo ra bước đột phá và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng trong thời gian lâu dài mà không phải canh tranh nhiều với các đối thủ khác.

3. Thu nhập không đều đặn

Công việc này cũng tạo ra không ít rủi ro. Không phải lúc nào bạn cũng có một lượng khách hàng nhất định tìm đến, thậm chí có khi bạn sẽ ngồi không cả một thời gian dài. Nhưng lại có những lúc những đơn hàng cứ thế kéo đến khiến bạn làm không xuể. Từ đó thu nhập của bạn sẽ không đều, lúc nhiều lúc ít. Trong môi trường cạnh tranh cao, nếu dịch vụ của bạn không ngừng cải thiện thì thu nhập sẽ đi xuống không ngừng. 

VII. Nên bắt đầu kiếm tiền với Freelancer ở đâu ? 

1. Các website nước ngoài

Nếu bạn sở hữu vốn ngoại ngữ đủ tốt đặc biệt là tiếng Anh thì bạn nên hợp tác với các trang web nước ngoài để kiếm những mối làm ăn với thu nhập hời. Tất nhiên khi dịch vụ của bạn được đặt hàng, các web trung gian sẽ giữ tiền cho đến khi bạn bàn giao kết quả công việc và được khách hàng xác nhận thì tiền sẽ được chuyển đến tay bạn. Là một freelancer thông thạo ngoại ngữ chắc chắn không thể không biết đến các trang web trung gian sau cho freelancer:

  • Fiverr.com: Với đặc điểm tiện dụng, đơn giá và mức giá hợp lý, Fiverr được rất nhiều khách hàng đặt hàng mỗi ngày và các freelancer tin dùng.  Bạn có thể xuất phát đăng dịch vụ với giá $5, khi khách hàng đặt hàng, bạn sẽ nhận được $4 và fiverr sẽ lấy $1. Hơn thế nữa bạn có thể các tiện ích bổ sung vào dịch vụ của mình như một yếu tố cạnh tranh và thu hút khách hàng hơn các freelancer khác.
  • Upwork.com (oDesk cũ): Với hơn 1,6 triệu khách hàng đây có thể gọi là trang web cho các freelancer lớn nhất hiện nay, là nơi kết nối bạn với khách hàng. Mỗi ngày có vô số khách hàng đăng lên tìm kiếm phù hợp với yêu cầu của họ và các freelancer có thể vào chào giá, cung cấp các thông tin để khách hàng có thể lựa chọn. Tùy vào sự thống nhất của hai bên mà freelancer có thể làm và được trả phí theo giờ hoặc theo từng dự án.
  • Freelancer.com: Bên cạnh những dịch vụ, dự án cung cấp cho khách hàng và freelancer thì trang web này còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao tính cạnh tranh giữa các freelancer giỏi. Nếu đạt giải cao chắc chắn vị thế của bạn sẽ được khẳng định đồng nghĩa với việc số lượng các đơn hàng của bạn không ngừng tăng lên.
  • Guru.com: Guru có những tính năng tiên tiến giúp những kỹ năng trên profile của bạn được khách hàng chú ý nhiều hơn và giúp các freelancer có thể quản lý công việc của mình dễ dàng hơn.
  • 99designs: Đây là trang web tuyệt vời cho các freelancer trong mảng thiết kế, là 1 platform freelancer dành riêng cho thiết kế. Ở trang web này bạn đăng công việc của mình lên đồng thời tham gia các contest để khẳng định kỹ năng thiết kế của mình.

Ngoài ra còn một số trang web nổi tiếng khác bạn cũng nên biết như Elance, Toptal, Craigslist, Peopleperhour, Freelance Writing Gigs, Demand Media, College Recruiter, GetACoder, iFreelance, Project4hire, SimplyHired…

Nên bắt đầu kiếm tiền với Freelancer ở đâu ?

Nên bắt đầu kiếm tiền với Freelancer ở đâu ?

2. Các website Việt Nam

Các trang web Việt tạo ra cho các freelancer lợi ích tuyệt vời và dễ dàng hơn trong việc đăng tải thông tin dịch vụ và tìm kiếm khách hàng. Sau đây là một số trang web bạn nên biết:

  • Vlance.vn: Được biết đến là một trang web chuyên nghiệp kết nối hàng ngàn freelancer với khách hàng ở Việt Nam. Cũng giống như các trang web khác, bạn có thể đăng ký, đăng tải những thông tin, dịch vụ của mình và tìm kiếm khách hàng cho mình.
  • Freelancerviet.vn: Đây cũng là một sự lựa chọn hữu ích cho bạn. Bắt đầu hoạt động từ 2013, chính thức ra mắt năm 2015 nhưng trang web này đã có khoảng hơn 2500 công việc cho người tham gia tìm kiếm và lựa chọn sao cho phù hợp nhất với bản thân.
  • 50k.vn: Trang web này cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với mức giá từ 50.000 đến 10.000.000+ đồng. Qua những tìm kiếm, đánh giá và giao dịch, khách hàng có những hợp đồng đảm bảo và phù hợp với bản thân dưới sự bảo hộ của trang web. 
  • ...

VIII. Một số việc làm freelancer 

1. Freelancer dịch thuật

Freelancer dịch thuật không chỉ là một công việc kiếm tiền đơn thuần mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người làm. Họ không chỉ tiếp xúc với  các chủ đề khác nhau mà còn tích lũy được nhiều kiến thức phong phú trong cuộc sống. Công việc này phù hợp với những người đam mê khám phá để tích lũy vốn hiểu biết cho bản thân. Freelancer dịch thuật vừa giúp người làm kết nối với thế giới vừa là cơ hội cho bạn phát triển sự nghiệp tương lai.

2. Freelancer thiết kế

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, yêu cầu của con người về thẩm mỹ ngày càng tăng lên, xu hướng quan tâm đến sự độc đáo và bắt mắt được đặt lên hàng đầu. Vậy nên nhu cầu thuê các freelancer thiết kế đồ họa của các công ty ngày càng sốt trên thị trường. Các công ty đã nhìn thấy vài trò quan trọng của các freelancer thiết kế đồ họa chính là trung gian truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.  Vì vậy, những freelance graphic designer có “chất riêng” và biết nắm bắt xu hướng luôn có vô vàn cơ hội rộng mở với những doanh nghiệp ưu tiên phong cách thiết kế độc đáo và ấn tượng.

3. Freelancer viết lách

Hay còn gọi là content writer hoặc copy writing , một công việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền thông đến người tiêu dùng. Freelancer content mang xu hướng cá nhân hóa bởi cách tạo ra những nội dung riêng dựa trên từng đối tượng khách hàng hướng đến những sản phẩm và thương hiệu khác nhau. Từ đó tạo sự gắn kết, tin tưởng giữa người đọc với công ty cung cấp sản phẩm. Mức thù lao cho công việc này dao động từ 50.000 - 100.000 đồng/ 1 bài viết tuỳ theo năng lực của từng ứng viên viết bài.

4. Freelancer it

Freelancer it có thể nói là những người có thu nhập tăng nhanh nhất so với các freelancer trong các mảng khác. Nguyên nhân lớn nhất của sự phát triển này chính là nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng này dẫn đến sự ra đời của các công ty thương mại điện tử. Bên cạnh đó là mong muốn xây dựng các trang web riêng để quảng bá hình ảnh của công ty đến người tiêu dùng. Điều này đã thu hút một lượng lớn các freelancer lập trình khiến các đơn hàng của họ không ngừng tăng lên và thu nhập nhiều hơn gấp bội.

5. Freelancer SEO

Thuộc top đầu trong các mảng công việc hot nhất là freelancer SEO. Với sự phát triển chóng mặt của Internet, mọi thông tin đều được tìm trên Google vì khách hàng luôn muốn lựa chọn nơi tiện nhất với mức giá có lợi nhất cho bản thân. Nắm bắt được nhu cầu đó, các doanh nghiệp đã sử dụng các thủ thuật SEO để đưa website của mình lên top đầu tìm kiếm nhờ việc thuê các freelancer SEO. Công việc này không quá khó để học hỏi và biến nó trở thành kỹ năng của mình. Chỉ cần đủ quyết tâm và chăm chỉ học hỏi, bạn có thể bắt đầu làm freelancer SEO với mức thù lao tương đối không dưới 8 triệu đồng.

Một số việc làm freelancer

Một số việc làm freelancer


Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trên. Nếu là một người đang có ý định bắt đầu bằng công việc freelancer thì nên lựa chọn ở một số công việc hot nhất hiện này qua việc bắt đầu từ những trang web về freelancer trong nước hoặc nước ngoài. Trước đó bạn nên tìm hiểu qua về những ưu điểm, nhược điểm khi bắt đầu kiếm tiền với freelancer. Chắc hẳn những kỹ năng cần có để trở thành một freelancer và cơ hội kiếm tiền từ công việc này ở Việt Nam sẽ giúp ích cho bạn nếu đang có nhu cầu tìm kiếm công việc. Một lần nữa cảm ơn bạn đã đọc bài viết.