Mỗi ứng viên trước khi được tuyển vào doanh nghiệp đều phải trải qua một hoặc một vài vòng phỏng vấn. Để có thể được nhận vào vị trí làm mà mình mong muốn, bạn cần hiểu rõ cách tiếp cận một vòng phỏng vấn thành công. Hãy để 123job chỉ cho bạn nhé!

Không phải tự nhiên mà nhà tuyển dụng đề cao tầm quan trọng về sự thể hiện của ứng viên ở các vòng phỏng vấn. Bởi đây là lần đầu tiên mà họ tiếp xúc trực tiếp với các nhân viên tương lai. Ở vòng này, nhà tuyển dụng sẽ liên tục quan sát và phán đoán ở ứng viên những yếu tố phù hợp hay không phù hợp đối với công việc. Do đó, việc tìm hiểu thật kỹ thông tin về công ty trước khi tới tham gia phỏng vấn là vô cùng quan trọng. Nội dung sau sẽ đem tới chính xác những gì bạn cần làm để ứng tuyển thành công...

I. Tìm hiểu về thế mạnh của công ty

Thế mạnh của công ty là điều bạn cần lưu tâm để tìm hiểu đầu tiên trước mỗi vòng phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ có thể đặt ra câu hỏi liên quan về yếu tố này để xác định xem bạn có thực sự quan tâm tới công ty hay không. Việc trả lời qua loa, đại khái kết hợp với một thái độ lúng túng sẽ làm bạn mất điểm khá nặng trước nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ câu trả lời, tìm hiểu thế mạnh của công ty rồi đối chiếu với thế mạnh của các đối thủ khác, từ đó khẳng định vị thế của công ty trên thị trường.

Thế mạnh của công ty rất dễ để tìm thấy trên các phương tiện truyền thông, các website tuyển dụng hay trên chính website của công ty. Bạn chỉ cần cố gắng bỏ thời gian tìm hiểu một chút thông qua Internet, sau đó đọc kỹ những yếu tố này, chuẩn bị một phong thái tự tin để trả lời là đã có thể làm hài lòng nhà tuyển dụng.

II. Tìm hiểu về hoạt động của công ty

Tất nhiên, hoạt động của công ty cũng là một phần thông tin không thể không nắm rõ khi bạn tham gia vòng phỏng vấn. Nếu bạn không biết hoạt động chính của công ty là gì, hay không biết định hướng phát triển cũng như những mảng kinh doanh chính mà công ty đang đầu tư vào, bạn sẽ chẳng thể chắc chắn được mình có phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không. Vậy thì thật khó để thuyết phục nhà tuyển dụng nhận bạn vào làm. Rất có thể bạn sẽ thất bại ngay từ câu hỏi này trong vòng phỏng vấn.

Khi tìm thông tin công ty, bạn cũng cần chú ý tới những sản phẩm mà công ty đang cung cấp trên thị trường, định hướng phát triển của công ty và sứ mệnh mà công ty đang dần khẳng định. Từ đó, có cái nhìn khái quát đối với công việc mà mình đang quan tâm - công việc đó đóng góp cho hoạt động chính của công ty như thế nào. Để bổ sung câu trả lời cho câu hỏi này, bạn có thể nêu ra một số điểm mạnh của bản thân phù hợp với hoạt động của công ty để ghi điểm thật dễ dàng trong vòng phỏng vấn.

III. Văn hóa doanh nghiệp

Tim-hieu-van-hoa-doanh-nghiep-truoc-vong-phong-vanTìm hiểu văn hóa doanh nghiệp trước vòng phỏng vấn

Văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần khá lớn đối với tương lai của bạn trong công ty. Cần hiểu rằng, việc bạn thích nghi với môi trường công ty, hòa đồng với đồng nghiệp và sếp, đồng thời hiểu được cách vận hành trong bộ máy nhân sự góp phần rất lớn cho sự hiệu quả của công việc. Do đó ở vòng phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ rất muốn biết bạn đã thực sự hiểu về văn hóa doanh nghiệp hay chưa. Họ có thể đưa ra câu hỏi trực tiếp như “Bạn có biết văn hóa doanh nghiệp của công ty là gì không?” hoặc thông qua những câu hỏi gián tiếp như “Theo bạn, tinh thần và quan điểm giá trị của công ty là gì?”... Bạn có thể nhanh chóng biến câu hỏi này trở thành cơ hội gây ấn tượng rất lớn cho nhà tuyển dụng nếu đã tìm hiểu kỹ thông tin này trước vòng phỏng vấn.

IV. Tìm hiểu về nhân sự của công ty

Tìm hiểu trước thông tin về nhân sự cũng là một điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý trước khi gặp nhà tuyển dụng. Trên thực tế, việc sàng lọc được những đặc điểm, cấu trúc về bộ máy nhân sự không hề kém quan trọng so với những thông tin về thế mạnh hay hoạt động chính của công ty. 

1. Ban lãnh đạo

tim-hieu-ban-lanh-dao-truoc-khi-phong-van

Cần tìm hiểu ban lãnh đạo trước khi phỏng vấn

Ở bài viết giới thiệu về công ty được đăng công khai trên website, bạn có thể dễ dàng tìm được những gương mặt chủ chốt trong ban lãnh đạo. Hãy thật lưu tâm và ghi nhớ những cái tên, những gương mặt ở đó, bởi bạn sẽ không thể biết rằng những người “sếp lớn” đó có tiện đường ghé ngang khi bạn đang tham gia phỏng vấn hay không, hay thậm chí người đang phỏng vấn bạn có phải là một CEO không. Bên cạnh đó, trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể ngẫu hứng hỏi bạn về tên những nhân vật chủ chốt này để đánh giá xem bạn có biết được ít nhiều về hệ thống quản lý của công ty.

2. Cấp trên trực tiếp của bạn

Thông tin khá quan trọng mà bạn cần quan tâm nữa là lý lịch khái quát về cấp trên trực tiếp mà bạn chuẩn bị làm việc cùng. Trong vòng phỏng vấn, rất có thể bạn sẽ gặp trực tiếp người này để trao đổi về công việc và những gì bạn sở hữu để phù hợp với vị trí sắp tới. Nếu có thể, hãy tìm hiểu thêm cả sở thích và tính cách của người cấp trên này, đây có thể là thông tin rất hữu ích cho bạn để chinh phục niềm tin của vị sếp này đó. 

Nếu không tìm được những thông tin cơ bản về cấp trên trực tiếp của bạn trên những phương tiện truyền thông công khai, hãy thử lấy những thông tin này ở bộ phận nhân sự. Bạn có thể lấy lý do rằng chúng dùng để chuẩn bị những câu trả lời cho nhà tuyển dụng.

3. Người phỏng vấn bạn

Việc tìm hiểu thông tin về người phỏng vấn cũng quan trọng và mang tính quyết định không kém việc tìm hiểu thông tin về cấp trên của bạn. Nếu bạn có thể khéo léo tạo được niềm tin và tỏ ra chuyên nghiệp trước họ, chắc chắn bạn sẽ có được cái nhìn thiện cảm và một lợi thế lớn trong vòng phỏng vấn

Những thông tin mà bạn cần nắm được là trình độ học vấn, chuyên ngành của họ, thậm chí là cả thời gian mà họ gắn bó với công ty đã được bao lâu. Có được những điều này, bạn sẽ biết cách trở nên thật gần gũi và trả lời thật khéo léo những câu hỏi hóc búa họ dành cho bạn trong vòng phỏng vấn này. 

V. Tìm hiểu thông tin và các sự kiện liên quan

tim-hieu-thong-tin-cac-su-kien-lien-quan-truoc-khi-phong-vanTìm hiểu các sự kiện liên quan trước khi phỏng vấn

Ở một vòng phỏng vấn chuyên nghiệp, rất có thể các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra cho bạn một câu hỏi thực tế xuất phát từ những sự kiện đang diễn ra ngoài thị trường ngay lúc đó. Bạn cần có được tâm thế thật chủ động trước những câu hỏi như vậy để không tỏ ra ấp úng hay bối rối.

Việc bạn cần làm là liên tục cập nhật những sự kiện đã và đang diễn ra trong môi trường xung quanh của doanh nghiệp. Cố gắng nghĩ ra những gì mình có thể làm để giải quyết những vấn đề đó trong khả năng và ở vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Một câu trả lời khéo léo và hợp lý sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng, và việc bạn được nhận vào làm tại vị trí đó là gần như hoàn toàn chắc chắn.

VI. Kết luận

Những nội dung được đề cập trên đây chính xác là những gì bạn cần tìm hiểu trước khi tới tham gia một cuộc phỏng vấn. Mong rằng bạn sẽ chuẩn bị thật tốt cho vòng tuyển dụng quan trọng này. Hãy đón đọc các bài viết sau của 123job để tìm kiếm những thông tin hữu ích khác nhé!