Đại học Mỏ Địa chất - Một ngôi trường không quá xa lạ với tất cả mọi người bởi đây là ngôi trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực có chất lượng tốt nhất hiện nay. Vậy có nên học Đại học Mỏ Địa chất không? Theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí nhé!

Học trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội có tốt không? Cơ sở vật chất Đại học Mỏ Địa chất như thế nào? Có nên học trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều em học sinh và các bậc phụ huynh. Để tìm hiểu rõ hơn về Đại học Mỏ Địa chất cũng như thông tin tuyển sinh đại học thì cùng theo dõi hết bài viết dưới đây của 123job nhé!

I. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Mỏ Địa chất

1. Giới thiệu về trường

Trường Đại học Mỏ Địa chất được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1966 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Với lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển, trường đại học Mỏ – Địa chất đang ngày càng khẳng định vị thế của mình và trở thành một trong những trường đại học đào tạo có chất lượng của cả nước. Trường Đại học Mỏ Địa chất có cơ sở chính đặt tại Số 18 Phố Viên - Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội. Trường được xem là lá cờ đầu trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa – Bản đồ và Dầu khí của cả nước.

Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Mỏ Địa chất

Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Mỏ Địa chất

2. Tầm nhìn – Sứ mạng

  • Tầm nhìn đến năm 2030 của trường Đại học Mỏ Địa chất là trở thành trường đại học đào tạo đa ngành định hướng nghiên cứu, có uy tín ở trong nước và quốc tế.
  • Sứ mạng của trường: Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức - công nghệ để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của xã hội và hội nhập quốc tế.
  • Giá trị cốt lõi của trường là “Đoàn kết - Liêm chính - Trách nhiệm - Sáng tạo và Chất lượng”.

3. Đội ngũ giảng viên

Nhắc đến Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội, sinh viên không chỉ ấn tượng với ngôi trường có cơ sở vật chất hiện đại, việc đào tạo có chất lượng cao mà còn bị ấn tượng bởi các thầy cô trong trường đều có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao và rất tận tình với sinh viên. Đại đa số giảng viên Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội đều tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trên thế giới như: Mỹ, Anh, Singapore...

4. Cơ sở vật chất

  • Về giảng đường: Giảng đường của Đại học Mỏ Địa chất được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại và tiên tiến để để phục vụ cho việc học và giảng dạy.
    • Khu A: Bao gồm 61 giảng đường, phòng học có diện tích 10.666m2.
    • Khu B: Gồm 51 giảng đường, phòng học có diện tích 9.050m2.
    • Khu C (Nghĩa Tân): Bao gồm 11 phòng học, có diện tích 897m2.
    • Khu Lạng Sơn: Gồm 02 phòng học lý thuyết, có diện tích: 950m2.

Hệ thống giảng đường khu A

Hệ thống giảng đường khu A

  • Về ký túc xá: Ký túc xá của trường có rất nhiều khu, phục vụ cả cho sinh viên trong nước cũng như nước ngoài bao gồm các khu như: Khu A, khu B, D1, D2, khu KTX dành riêng cho SV nước ngoài…

Ký túc xá khu D1

Ký túc xá khu D1

  • Về hệ thống phòng thí nghiệm: Để giúp cho việc học tập và giảng dạy đạt chất lượng cao, trường đã chi một số tiền khá lớn vào hệ thống phòng thí nghiệm. Hệ thống phòng thí nghiệm của Đại học Mỏ Địa chất vô cùng nhiều và hiện đại bao gồm:
    • Phòng thí nghiệm khoa Cơ Điện.
    • Phòng thí nghiệm của khoa Công nghệ thông tin.
    • Phòng thí nghiệm của khoa Dầu khí.
    • Phòng thí nghiệm của khoa Khoa học và kỹ thuật địa chất.
    • Phòng thí nghiệm Khoa Mỏ.
    • Phòng thí nghiệm và trang thiết bị của Khoa Trắc địa Bản đồ và quản lý đất đai.
    • Phòng thí nghiệm của khoa Kinh tế và khoa quản trị kinh doanh.
    • Phòng thí nghiệm của khoa môi trường.
    • Phòng thí nghiệm của khoa xây dựng.
    • Trung tâm có nhiệm vụ phân tích thí nghiệm và công nghệ cao.
  • Về thư viện: Thư viện trường Đại học Mỏ Địa chất có diện tích 1600m2, được trang bị đầy đủ hàng chục ngàn tài liệu, giáo án, giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, các luận án, luận văn... để phục vụ cho nhu cầu của sinh viên.

5. Cựu sinh viên nổi bật

Phạm Nhật Vượng là một trong số những doanh nhân đã đạt được rất nhiều thành công và nổi tiếng của Việt Nam. Năm 1987, ông thi đậu vào trường đại học Mỏ – Địa chất, nhờ thành tích học tập môn Toán xuất sắc nên ông đã được học bổng du học tại Moskva (Nga).

Theo tạp chí Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách xếp hạng các tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2021 thì Việt Nam góp 6 gương mặt, trong đó Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng là người đứng đầu.

II. Học phí Đại học Mỏ Địa chất là bao nhiêu?

Theo thông tin tuyển sinh đại học thì mức học phí Đại học Mỏ Địa chất trong giai đoạn 2020-2021 cụ thể như sau:

  • Học phí Đại học Mỏ Địa chất đối với khối ngành kinh tế là 326.000VNĐ/Tín chỉ.
  • Học phí Đại học Mỏ Địa chất đối với khối ngành kỹ thuật là 368.000VNĐ/Tín chỉ.

Xem thêm: Đại học Dầu khí Việt Nam - Top 1 đào tạo dầu khí tốt nhất cả nước

III.  Trường Đại học Mỏ Địa chất được đánh giá như thế nào

1. Về chất lượng học tập và giảng dạy

  • Trường Đại học Mỏ – Địa chất là trường Đại học đào tạo đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay nhà trường có 3 cơ sở đào tạo là tại Hà Nội, Vũng Tàu và Quảng Ninh.
  • Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao, tận tình với sinh viên. Nhiều cán bộ của nhà trường hoặc những cựu giảng viên đang giữ những chức vụ vô cùng quan trọng trong hệ thống tổ chức của nhà nước.
  • Các ngành đào tạo của trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội bao gồm 40 ngành, không thiếu chọn lựa cho các bạn học sinh.

2. Về cơ sở vật chất, sinh hoạt và con người

  • Trường có địa điểm check-in đẹp như Hàn Quốc, có góc đọc sách thơ mộng và nếu bạn cảm thấy buồn vì nợ môn thì có thể leo lên “nóc Trường” để hú hét.
  • Phòng trọ quanh trường, nhiều quán trà đá, trà sữa, cafe…và cả quán nét đều đáp ứng đủ 3 tiêu chí NGON-BỔ-RẺ.
  • Cạnh Đại học Mỏ Địa chất Hà NộiHọc viện tài chính, chỉ cách nhau có cái ngõ hẻm, mà mấy ông lười nên yêu nhau hết cả rồi.
  • Có bể bơi siêu to khổng lồ sau mỗi trận mưa lớn.
  • Là trường Đại học duy nhất tại Việt Nam nuôi khủng long trên bãi cỏ để LÀM CẢNH mà không chỉ 1 mà hẳn 2 mẹ con.
  • Đừng nghĩ học Đại học Mỏ Địa chất sau này sẽ đi đào than mà còn rất nhiều ngành đào tạo khác như điện-điện tử, công nghệ thông tin… có hơn 9 chuyên ngành đào tạo khác nhau về kỹ thuật luôn dang rộng vòng tay chào đón các bạn.

Xem thêm: Đại học Bách khoa Hà Nội - Chất lượng tạo dựng danh tiếng

IV. Sinh viên nghĩ gì về Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Dưới đây là một số cảm nhận của sinh viên về trường Đại học Mỏ Địa chất:

  • Bạn Lê Thị Kim Bằng đã có chia sẻ: “Đối với những ai yêu thích ngày khai khoáng, tìm kiếm tài nguyên, cơ khí, dầu mỏ thì nên cố gắng vào trường bởi trường có chất lượng đào tạo tốt , xát với thực tế nên rất có ích cho công việc sau này.”
  • Nhà trường luôn duy trì công tác đào tạo đảm bảo chất lượng trong mọi hoàn cảnh, không ngừng mở rộng quy mô đào tạo cũng như đa dạng hoá các loại hình đào tạo như chính quy, vừa làm vừa học, liên thông Cao đẳng - Đại học với địa bàn rộng khắp cả nước”. Bạn Trần Thanh Hải chia sẻ.
  • Bạn Lê Ngân cũng có chia sẻ: “Nhìn chung thì trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường được đầu tư khá tốt, giảng viên tâm huyết với nghề, còn sinh viên thì chịu khó học hỏi.”

Sinh viên nghĩ gì về Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Sinh viên nghĩ gì về Trường Đại học Mỏ - Địa chất

V. Có nên học trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội không?

“Có nên học trường Đại học Mỏ - Địa chất không” là câu hỏi khá phổ biến của phụ huynh và các em học sinh. Với những gì mà 123job chia sẻ ở trên về thông tin tuyển sinh đại học, học phí đại học Mỏ Địa chất, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của trường… thì có thể thấy đây là một ngôi trường nên học. Và chắc chắn một điều rằng khi đến với Đại học Mỏ địa chất, bạn sẽ có thật nhiều kỷ niệm tại đây là ra trường sẽ có việc làm ngay lập tức.

Xem thêm: Đại học Thương mại tuyển sinh những ngành nào, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh?

VI. Tuyển sinh 2022 : 5 phương thức xét tuyển của trường ĐH Mỏ - Địa chất

Tuyển sinh 2022, trường ĐH Mỏ - Địa chất dự kiến tuyển 2225 chỉ tiêu với 5 phương thức xét tuyển. Trong đó có xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (70-80%). Theo đó, thí sinh cần đáp ứng các điều kiện: có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và điểm các môn thi không nhân hệ số.

Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ( 6- 10%).

Thí sinh tốt nghiệp THPT và kết quả học tập trong 3 học kỳ (Lớp 11, và học kỳ 1 lớp 12). Xét tuyển thí sinh theo học bạ với các thí sinh đạt hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên;

Tổng điểm trung bình các môn học theo khối thi của 3 học kỳ THPT: lớp 11 và kỳ I lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo kết quả học THPT, học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế (2%).

Phương thức 4: Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS 4.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 450 trở lên hoặc TOEFL iBT 53 trở lên và có tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển của Trường trừ môn thi Tiếng Anh, đạt từ 10 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán (2%).

Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (10-20%).

Chỉ tiêu xét tuyển của từng ngành cụ thể như sau:

88

55

Theo: Báo Lao động

Xem thêm: Review đại học Lâm nghiệp: Giải đáp 1001 câu hỏi trong mùa tuyển sinh 

VII. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin tuyển sinh đại học, cơ sở vật chất, mức học phí Đại học Mỏ Địa chất mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin tuyển sinh đại học ở bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về Đại học Mỏ Địa chất cũng như giúp bạn có thêm được một gợi ý mới trong hành trình lựa chọn ngôi trường Đại học, Cao đẳng của riêng mình. 123job chúc các em học sinh, đặc biệt các bạn cuối cấp hoàn thành xuất sắc kỳ thi THPT Quốc gia và có được tấm vé vào ngôi trường Đại học mà bản thân mơ ước!