Mặc dù ngành quan hệ công chúng (PR) xuất hiện từ lâu nhưng thực chất đó là một ngành học khá là mới mẻ và chưa được nhiều người biết tới tại Việt Nam, chỉ một số ít người hiểu rõ được quan hệ công chúng là gì làm gì.
Để giúp các bạn yêu thích hoặc mới bắt đầu quan tâm đến ngành quan hệ công chúng (PR – Public Relations) hiểu rõ bản chất công việc và tự tin kể chọn đó làm nghề nghiệp của mình thì hãy cùng 123job tìm hiểu thế nào là quan hệ công chúng và cơ hội việc làm của ngành quan hệ công chúng qua bài viết sau đây.
I. Thế nào là Quan hệ công chúng – PR?
Quan hệ công chúng là gì thì trong tiếng Anh gọi là Public Relations, viết tắt là PR. Quan hệ công chúng - PR là thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa các tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông... nhằm khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển trên thị trường thương mại.
Bản chất của ngànhquan hệ công chúng là xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty, cung cấp thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ, bởi vậy mỗi nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. Mặc dù hiệu quả không thể sờ thấy được, nhưng cái chúng ta đạt được là việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng.
Quan hệ công chúng được xem là nghề giữ hồn cho thương hiệu ở bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong thời buổi hội nhập. Việc để một thương hiệu tồn tại, phát triển mạnh mẽ và phủ sóng độ nhận diện không phải là một công việc dễ dàng.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư xây dựng đội ngũ quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Với những bạn trẻ năng động, có đam mê khám phá thì ngành PR là một lĩnh vực rất thích hợp nhưng nó đòi hỏi các bạn phải được trang bị tốt về kiến thức, kỹ năng nền và có đam mê nhiệt huyết với công việc.
Quan hệ công chúng được xem là nghề giữ hồn cho thương hiệu
II. Học ngành PR ở trường nào?
Ở Việt Nam, ngànhquan hệ công chúng - PR là một ngành học khá trẻ. Bắt đầu từ năm 2006, ngành PR đã được đưa vào đào tạo trong bậc đại học Việt Nam tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền (Hà Nội). Đây là nơi đầu tiên đào tạo ngành này bậc đại học chính quy. Vậy học ngành quan hệ công chúng học trường nào. Cho đến hiện nay ở Việt Nam có một số trường đại học tham gia đào tạo ngành quan hệ công chúng như:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường đại học Quốc tế RMIT
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM
- Đại học Ngoại ngữ Tin học TP HCM
- Trường đại học Văn Lang
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Đại học Đại Nam
- Đại học Nguyễn Trãi
Những ai muốn trở thành cán bộ phát ngôn, người tổ chức sự kiện, quảng bá hình ảnh trong các ban ngành sở ngoại vụ, trong các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan báo chí truyền thông… thì đều có thể chọn ngành quan hệ công chúng. Câu hỏi đặt ra là học quan hệ công chúng là học những gì? Câu trả lời đó là trong 4 năm học đại học, sinh viên sẽ được học các môn từ đại cương đến cơ sở ngành, sau khi được trang bị các kiến thức đó, sinh viên sẽ được học môn chuyên ngành.
Môn chuyên ngành đi sâu vào kỹ năng liên quan đến báo chí, giao tiếp, quản lý thông tin, marketing, giải quyết khủng hoảng, bảo vệ thương hiệu và PR ứng dụng. Giáo viên giảng dạy có kiến thức báo chí, ngoại ngữ sâu rộng, cập nhật nhiều thông tin mới với giáo trình giảng dạy từ nước ngoài.
Sau khi học ngànhquan hệ công chúng (PR) ra trường các sinh viên sẽ có khả năng thích ứng với công việc cao, kỹ năng giao tiếp tốt, có kỹ năng tổ chức các hội nghị, các buổi họp báo, xây dựng chương trình an sinh xã hội, phát ngôn viên, quảng bá thương hiệu… hay vô số các công việc có liên quan đến ngành học.
Quan hệ công chúng (PR) được coi là một ngành của giới trẻ hiện nay, bởi lẽ công việc sẽ giúp cho những người học tập và công tác trong lĩnh vực này có cơ hội đi nhiều nơi bởi tính chất công việc luôn di chuyển, tiếp xúc với nhiều người sẽ tạo nên nhiều mối quan hệ, môi trường làm việc năng động, tự do. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng để làm công tác truyền thông, tổ chức sự kiện, cung cấp thông tin, quan hệ khách hàng… trong các công ty, cơ quan, các doanh nghiệp.
Để trở thành PR, ngoài ngành học chính là quan hệ công chúng, các bạn sinh viên có thể học các ngành báo chí, kinh tế, ngoại giao… Ngoài ra các sinh viên có thể tự học các chứng chỉ liên quan đến quan hệ công chúng, hay tự trang bị kiến thức về ngành học này cho mình, nhưng có lẽ không thể chuyên sâu khi học ngành học này được.
Quan hệ công chúng ( PR) được coi là một ngành của giới trẻ hiện nay
III. Học PR có dễ xin việc không
Trong bối cảnh nền kinh tế 4.0 phát triển không ngừng thì các hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn nhưng chính vì sự đa dạng đó khiến người tiêu dùng gặp những khó khăn trong việc phân biệt chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Vì vậy các mặt hàng sản phẩm, hay các doanh nghiệp đã có hoặc đang trong quá trình xây dựng thương hiệu đều cần đội ngũ nhân sự ngành PR. Cũng bởi lý do đó, cơ hội việc làm trong lĩnh vực PR sẽ tiếp tục rộng mở. Các bạn trẻ hoàn toàn lạc quan với tương lai ngành nghề mình đã quyết tâm lựa chọn và theo đuổi.
IV. Học ngành PR tốt nghiệp ra trường làm gì? Ở đâu?
- Quan hệ công chúng là làm gì? Khi ra trường, sinh viên được đào tạo PR có thể làm việc tại các tòa soạn, các trang báo, đài truyền hình, đài phát thanh, các viện nghiên cứu, tham gia giảng dạy tại các trung tâm, các trường đại học, cao đẳng trong nước.
- Làm việc tại các tập đoàn không phân biệt lĩnh vực hoạt động trên cả nước, trong mảng tổ chức sự kiện, thông tin nội bộ, tham vấn chiến lược quảng cáo, marketing…
- Các tổ chức chính phủ; các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và các tổ chức xã hội như hiệp hội, liên đoàn…
Môi trường làm việc cho ngành quan hệ công chúng hiện nay vô cùng rộng mở
V. Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành PR
Với sự bùng nổ của toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 đã giúp cho ngành truyền thông ngày càng có chỗ đứng vững chắc và thể hiện vai trò quan trọng đối với xã hội. Với độ “hot” của mình ngành học này luôn có sự “so kè” cao với lượng thí sinh đăng ký đông đảo.
Những công việc triển vọng đi kèm với mức lương hấp dẫn của sinh viên quan hệ công chúng khi ra trường có thể kể đến là:
- Chuyên viên PR: phụ trách các mối quan hệ báo chí, cộng đồng, thực hiện tổ chức sự kiện, hoạt động hay làm truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế...
- Làm phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, hãng thông tấn xã, các đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông ở các tỉnh thành trên cả nước…
- Chuyên viên phân tích và tư vấnquan hệ công chúng: Thực hiện các công việc như trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội đối ngoại của đơn vị nơi công tác.
- Trợ lý thiết lập và thực hiện chiến lược truyền thông trong mỗi hoạt động nhằm phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu.
- Nghiên cứu và giảng dạy, trợ lý giảng dạy về PR tại các cơ sở giáo dục. Tương lai có thể trở thành giảng viên cao cấp, nghiên cứu viên, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về PR.
- Sinh viên ngànhquan hệ công chúng sau khi ra trường có thể làm việc tại bất kỳ các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức ở bộ phận truyền thông hay làm tại các bộ, các sở, ban, ngành nhà nước liên quan đến truyền thông.
Theo học ngành quan hệ công chúng các sinh viên còn được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về các hoạt động truyền thông, cùng với đó sẽ hiểu rõ chức năng và vai trò của báo chí đối với xã hội, hiểu thêm về các loại hình báo chí khác như báo nói, báo in, báo hình, báo trực tuyến... Hiểu về các quy trình hoạt động và sáng tạo truyền thông nhằm phục vụ cho PR, không những vậy còn giúp các sinh viên có tư duy sáng tạo, nắm bắt được những phương pháp tác nghiệp của các loại hình trong báo chí như phỏng vấn, viết tin, làm phóng sự, viết ký sự…
Học ngành quan hệ công chúng sinh viên sẽ được trang bị rất nhiều kỹ năng cần thiết
VI. Định hướng nghề nghiệp cho cử nhân ngành PR
Nghề PR là một trong những nghề được đánh giá là hot nhất hiện nay về nhu cầu tuyển dụng trong những năm gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mặt khác Việt Nam chúng ta hiện đang rất thiếu các nhân viên PR được đào tạo bài bản và làm việc chuyên nghiệp. Do đó cơ hội nghề nghiệp là rất rộng mở.
Nhân viên PR phải làm những công việc như:
- Lập kế hoạch: Trong các chiến dịch quảng cáo luôn cần các PR lên kế hoạch cụ thể để thực hiện.
- Viết báo, biên tập văn bản: Để làm tốt nghề PR, bạn cần phải có kỹ năng viết tốt và có thể thông thạo nhiều hình thức viết khác nhau như báo chí, diễn văn, bản tin nội bộ, các tài liệu truyền thông khác...
- Quan hệ với giới truyền thông: Nghề PR phải tiếp xúc và làm việc với nhiều nhà báo để cung cấp thông tin về tổ chức của mình.
- Tổ chức sự kiện: Thực hiện các chiến dịch quảng bá cho công ty, doanh nghiệp của mình hoặc cho đối tác, khách hàng.
- Người phát ngôn hay đại diện phát ngôn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, đánh giá: Tất cả các hoạt động nêu trên chỉ thực hiện được khi được nghiên cứu kỹ lưỡng và có đánh giá tổng kết kinh nghiệm.
- Xử lý các thông tin bất lợi, giải quyết các vấn đề thông tin ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
- Người học ngành PR có thể làm việc tại mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… thuộc nhiều khối ngành khác nhau.
VII. Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho đọc giả các kiến thức bao quát về ngành học quan hệ công chúng (PR). Và khẳng định cơ hội việc làm rộng mở với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông nói chung và ngành quan hệ công chúng nói riêng. Những bạn có đam mê sáng tạo, thích sự mới mẻ, đột phá thì quan hệ công chúng đích thị là ngành học lý tưởng dành cho bạn. Chúc các bạn thành công!