Để có được cơ hội trở thành nhân viên Kế toán - Kiểm toán của một doanh nghiệp, bạn cần có một bản CV xin việc ngành Kế toán - Kiểm toán ấn tượng. Vậy thế nào là CV xin việc ấn tượng? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!
I. Khái quát về CV xin việc kế toán
CV là chữ viết tắt của Curriculum Vitae, CV xin việc kế toán - kiểm toán được hiểu là một bản tóm tắt về thông tin cơ bản của bản thân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và các thông tin khác giúp khái quát được giá trị bản thân bạn để nhà tuyển dụng dựa vào đó sẽ đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí kế toán, kiểm toán bạn ứng tuyển. CV được coi là lời chào hỏi đầu tiên của bạn đến với công ty, như vậy nếu muốn qua được vòng loại hồ sơ, bạn cần một bản CV thật ấn tượng.
II. Cách viết CV xin việc kế toán
CV ngành Kế toán - Kiểm toán thông thường cũng giống các ngành khác với 4 phần cơ bản được sắp xếp theo trình tự là:
- Giới thiệu bản thân
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Trình độ bằng cấp
- Kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng
Ứng với mỗi phần, các bạn cần có những lưu ý nhỏ nhưng lại giúp bạn tránh những sai sót và tạo ấn tượng mạnh đến nhà tuyển dụng. Sau đây, 123job.vn sẽ hướng dẫn bạn kỹ năng viết CV ngành kế toán - kiểm toán chuyên nghiệp:
1. Thông tin cá nhân
Phần giới thiệu chung được coi là ấn tượng đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng và nó là yếu tố quyết định xem bạn có được nhận vào làm hay không. Vì vậy, cách viết CV ngành kế toán ấn tượng là khi viết phần mô tả, bạn nên tóm tắt bản thân một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất. Hãy lưu ý một vài thông tin không thể thiếu sau: tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại cá nhân, email cá nhân (nên sử dụng email có tên dễ nhớ, tránh đặt tên khó hiểu), vị trí ứng tuyển và ảnh chụp lịch sự.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Trong CV xin việc ngành kế toán, đây là phần bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng tương lai của bản thân và những mong muốn đóng góp cho công ty trong thời gian sắp tới. Bạn nên sử dụng các cụm từ diễn tả chính xác mục tiêu như “muốn học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên ngành kế toán - kiểm toán”, “muốn rèn luyện kỹ năng tư duy và tính toán”, “muốn vận dụng kiến thức đã học vào quá trình làm việc trên phần mềm kế toán”... Bạn có thể tham khảo mẫu CV xin việc kế toán, mẫu CV đẹp kế toán tổng hợp, mẫu CV xin việc kiểm toán nội bộ, mẫu CV xin việc ngành kiểm toán trên các trang tuyển dụng như 123job.vn. Tóm lại, hãy cho họ thấy được bạn rất đam mê công việc này.
3. Kinh nghiệm
Một điểm chung của các bạn sinh viên mới tốt nghiệp khi viết CV ngành Kế toán - Kiểm toán là lo sợ bản thân không có nhiều kinh nghiệm làm việc. Hãy yên tâm với điều này vì nhà tuyển dụng họ hiểu được bạn mới ra trường và thứ họ cần chính là sự nỗ lực của bạn trong tương lai. Bên cạnh đó với những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Kế toán - Kiểm toán, bạn cần lưu ý một số điều sau để có được phần trình bày hoàn hảo:
- Trình bày quá trình làm việc từ gần đến xa một cách rõ ràng, mạch lạc, có thời gian, địa điểm, vị trí làm việc và tên công ty cụ thể.
- Chỉ đưa vào CV những kinh nghiệm việc làm có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
- Chọn lọc những kinh nghiệm cần thiết nhất cho ngành kế toán - kiểm toán và đưa ra trình bày đầu tiên.
4. Học vấn
Bằng cấp là phần quan trọng mà bạn phải lưu ý trong cách viết CV ngành Kế toán - Kiểm toán vì đây là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá điểm mạnh của những ứng viên chưa có hoặc có ít kinh nghiệm (chủ yếu là sinh viên mới ra trường). Bên cạnh đó, các mẫu CV xin việc kế toán hoặc mẫu CV xin việc kiểm toán nội bộ đẹp thường có thêm chứng chỉ tin học văn phòng và chứng chỉ ngoại ngữ. Vì vậy nếu có các bằng cấp trên, bạn hãy tự thêm vào đơn xin việc của mình nhé.
5. Thông tin khác
Đây là phần để bạn PR bản thân bằng những điểm mạnh mà bạn có, hãy trình bày sáng tạo và khiêm tốn để người đọc không cảm thấy bạn quá khoe khoang nhé. Một số gợi ý dành cho bạn là:
- Giải thưởng: Bạn có thể đưa vào CV xin việc Kế toán - Kiểm toán một vài giải thưởng liên quan đến vị trí ứng tuyển mà bạn đạt được trong quá trình đi học và đi làm vừa qua. Bên cạnh đó, bạn nên đưa ra một vài tài lẻ như ca hát, nấu ăn… để phần thể hiện bản thân được tốt hơn.
- Sở thích: Một số thói quen, sở thích tốt mà bạn nên đưa vào để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách và con người bạn như thích đọc sách, thích tìm hiểu về công nghệ, thích các hoạt động ngoại khóa…
- Ngôn ngữ: Trong các mẫu CV xin việc Kế toán - Kiểm toán chuyên nghiệp, ứng viên thường dẫn ra một vài ngôn ngữ và mức độ sử dụng ngoại ngữ của họ để nhà tuyển dụng đánh giá. Ví dụ như Thành thạo giao tiếp ngôn ngữ Anh (Toeic 750) hoặc Thành thạo đọc và viết tiếng Nhật, trình độ N2 trở lên
- Kỹ năng: Những kỹ năng về Kế toán có thể kể đến những kỹ năng chuyên môn như hạch toán chi phí, hạch toán giá thành sản phẩm, hạch toán thuế, … hay những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, …
III. 3 sai lầm nghiêm trọng khi viết CV xin việc kế toán
1. Căn chỉnh nội dung
Đối với một nhà tuyển dụng, công việc hằng ngày của họ là đọc từ các mẫu CV xin việc Kế toán - Kiểm toán chuyên nghiệp đến mẫu CV xin việc Kế toán - Kiểm toán chưa có kinh nghiệm vì vậy việc nhận ra lỗi sai về căn chỉnh nội dung là điều cực kỳ dễ dàng. Bạn nên chăm chút tỉ mỉ cho quá trình phân bổ nội dung bản CV sao cho hợp lý và thuận mắt để không bị mất điểm trong mắt người đọc.
2. Lỗi sai về font chữ và sai chính tả
Hãy đặt mình vào vị trí là người đọc bản CV xin việc Kế toán - Kiểm toán và cảm nhận xem cách mình đánh dấu các từ khóa, đề mục đã hợp lý chưa, ý lớn đã bao quát ý nhỏ chưa, gạch chân có đúng mục đích chưa… từ đó tìm ra lỗi sai về font chữ và khắc phục ngay lập tức để CV của bạn được khoa học hơn.
3. Một số lỗi cần tránh khác
- Trình bày súc tích, không dài dòng
- Ảnh đại diện là ảnh chụp sắc nét, khuôn mặt tươi tắn với trang phục áo có cổ, màu trắng và nền xanh dương.
- Tuyệt đối không được đưa vào CV xin việc Kế toán - Kiểm toán những thông tin không đúng sự thật về bạn.
Mẫu CV xin việc nhân viên kế toán chuyên nghiệp
IV. 4 tiêu chí phải có của một CV xin việc kế toán đẹp
1. Kết hợp kỹ năng
Việc kết hợp các kỹ năng khi viết CV xin việc Kế toán - Kiểm toán là cách bạn thể hiện những gì bạn có sao cho nhà tuyển dụng thấy được nó phù hợp với những tiêu chí mà họ đang cần.
2. Độ dài tối ưu
Một mẫu CV xin việc Kế toán - Kiểm toán chuyên nghiệp thường có độ dài là 2 trang A4 để đảm bảo người viết không ghi thiếu thông tin và người đọc không cảm thấy chán nản.
3. Trung thực
Đừng cố gắng thể hiện bản thân một cách thái quá khi đưa ra các thông tin sai lệch và cường điệu chúng lên để bạn trở thành người hoàn hảo. Điều này sẽ khiến CV xin việc Kế toán - Kiểm toán của bạn trở nên thiếu trung thực và khi nhà tuyển dụng phát hiện ra thì bạn sẽ không còn bất kỳ cơ hội làm việc nào ở công ty này nữa. Thay vào đó, hãy trình bày toàn bộ những gì bạn có một cách chính xác và khéo léo nhất để tạo thiện cảm cho người đọc.
4. Thể hiện tối đa kỹ năng mềm
Kế toán - Kiểm toán là công việc cần khá nhiều kỹ năng mềm vì vậy bạn nên đưa ra các kỹ năng cần thiết để nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt hơn về bạn nhé. Một số kỹ năng bạn nên đưa vào CV xin việc Kế toán - Kiểm toán là:
- Kỹ năng phân tích: Để trở thành một nhân viên Kế toán - Kiểm toán giỏi, bạn cần biết cách phân tích các con số vô tri thành những xu thế phát triển và từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển cho công ty mình.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong một mẫu CV xin việc Kế toán - Kiểm toán chuyên nghiệp luôn xuất hiện cụm từ Kỹ năng giải quyết vấn đề” vì nó thể hiện bạn là người biết cách ứng xử phù hợp và nhạy bén, giúp ích cho công việc và cho doanh nghiệp.
- Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp tốt: Cho dù bạn viết CV xin việc Kế toán - Kiểm toán tổng hợp , kết toán thuế, kế toán bán hàng hay bất kỳ đơn xin việc ngành nghề nào khác thì bạn cũng nên đưa kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp vào để nhà tuyển dụng thấy được bạn có khả năng kết hợp cùng giải quyết công việc với đồng nghiệp và tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Quản lý thời gian tốt: Nhân viên Kế toán - Kiểm toán là người phải làm việc cuối cùng trong chuỗi công việc của một doanh nghiệp, do đó họ cần biết cách sắp xếp thời gian một cách khoa học.
V. Mẫu CV xin việc kế toán đã có kinh nghiệm
Bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều bản mẫu CV Kế toán - Kiểm toán trên các trang web tuyển dụng như 123job.vn, topCV… Đối với CV xin việc Kế toán - Kiểm toán chuyên nghiệp dành cho những người đã có khoảng thời gian làm việc tại vị trí tương đương, bạn nên chú trọng vào phần kinh nghiệm làm việc và kỹ năng làm việc. Bạn cần nêu rõ vị trí bạn đảm nhận, khoảng thời gian gắn bó với công việc, tên công ty bạn làm việc và toàn bộ những kỹ năng bạn có được qua quá trình trên để nhà tuyển dụng dễ nắm bắt được năng lực cũng như thái độ làm việc của bạn và đưa ra đánh giá khách quan nhất về ứng viên của mình.
VI. Mẫu CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường
Với một sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán chưa có kinh nghiệm, bạn nên tập trung trình bày những kỹ năng bạn được học trên giảng đường, trình độ học vấn bạn đạt được và đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng mục tiêu nhỏ của bạn và mục tiêu lớn của doanh nghiệp có tiếng nói chung. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV tiếng việt ngành Kế toán - Kiểm toán chưa có kinh nghiệm trên website 123Job.vn trước khi thiết kế CV riêng cho mình.
VIII. Kết luận và Lời khuyên
Bài viết trên đây chúng tôi đã gợi ý cho bạn toàn bộ nội dung về cách viết mẫu CV xin việc Kế toán - Kiểm toán chuyên nghiệp dành cho mọi thành phần. Bạn hãy đọc và nghiền ngẫm, sau đó tự thiết kế cho mình một bản CV xin việc Kế toán - Kiểm toán ấn tượng nhé. 123job.vn chúc bạn thành công!