Kỹ năng phỏng vấn, kinh nghiệm đặt câu hỏi phỏng vấn cho ứng viên, kỹ năng đánh giá ứng viên sau buổi phỏng vấn, những câu hỏi phóng vấn hay nên tham khảo để có thể thực hiện một buổi phỏng vấn thành công

Phỏng vấn xin việc chính là thời điểm vàng giúp nhà tuyển dụng nhìn ra được những ứng cử viên sáng giá giữa hàng trăm các ứng viên khác. Để buổi phỏng vấn xin việc diễn ra thành công và tốt đẹp, nhà tuyển dụng cần lên kế hoạch các câu hỏi phỏng vấn trước và những câu hỏi phỏng vấn trong lúc thực hiện phỏng vấn xin việc thật rõ ràng. Tuy nhiên không chỉ trước và trong buổi phỏng vấn xin việc mà nhà tuyển dụng còn cần có những kỹ năng đánh giá sau đó của ứng viên. Bài viết dưới đây chắc chắn sẽ cung cấp các câu hỏi phỏng vấn, thông tin, những câu hỏi phỏng vấn cần thiết cho bạn đồng thời giúp bạn tích lũy được những kinh nghiệm phỏng vấn hữu ích.

I. Nghệ thuật phỏng vấn

Nghệ thuật phỏng vấn

Nghệ thuật phỏng vấn

1.Trước phỏng vấn

Có thể khẳng định, phỏng vấn xin việc là cả một quá trình nghệ thuật cần phải rèn luyện và học hỏi dành cho nhà tuyển dụng để tích lũy được những kinh nghiệm phỏng vấn cho các lần sau. Trước buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ có hai nhiệm vụ chính cần thực hiện đó là xác định rõ mục tiêu tuyển dụng của công ty và nỗ lực xóa bỏ sự gượng gạo ban đầu với các ứng viên. 

Để công việc xác định mục tiêu tuyển dụng, nhà tuyển dụng nên đưa ra các câu hỏi phỏng vấn như:
“Với vị trí này, ứng viên cần phải đạt được thành tích gì?”
“Ứng viên cần sở hữu những kỹ năng, kiến thức gì để đảm nhiệm công việc đó?”

Hãy để buổi phỏng vấn xin việc của bạn diễn ra thật tự nhiên, thoải mái. Chắc chắn khi phỏng vấn xin việc, các ứng viên sẽ vô cùng căng thẳng. Là một nhà tuyển dụng hãy cố gắng giảm bớt sự lo lắng cho họ bằng những câu hỏi phỏng vấn thoải mái như:
“Bạn có muốn uống nước hay ăn kẹo không?”
“Bạn đến công ty bằng xe máy hả hay ô tô?”

2. Trong phỏng vấn

Đặt ra những câu hỏi phỏng vấn nhằm xác định rõ thực lực của ứng viên. Không chỉ nên đặt câu hỏi phỏng vấn dựa theo những gì được viết trên hồ sơ xin việc của ứng viên mà bạn hãy biến tấu đặt ra các câu hỏi phỏng vấn để dễ dàng tiếp nhận được các thông tin chính xác hơn về kỹ năng cũng như phẩm chất của ứng viên nhằm đánh giá xem họ có thực sự phù hợp với công việc hay không. Bạn có thể tham khảo những câu hỏi phỏng vấn như sau để thực hành trong buổi phỏng vấn xin việc:

Câu hỏi phỏng vấn thường gặp trong phỏng vấn xin việc: “Giới thiệu về bản thân bạn.”, “Bạn có thể nói cho chúng tôi biết về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì không?”,...

Các câu hỏi phỏng vấn đặt tình huống nên sử dụng trong phỏng vấn xin việc: “Bạn sẽ xử lý như nào nếu như phải làm việc với một khách hàng đang tức giận?”, “Bạn sẽ làm như nào khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp?”,...

Những câu hỏi phỏng vấn về công việc quá khứ: “Hãy cho chúng tôi biết về cách mà bạn đã từng giải quyết ổn thỏa một vấn đề nào đó trong công việc trước đây của bạn.”,...

Nhà tuyển dụng nên lưu ý với những ứng viên có kinh nghiệm làm việc nhóm tốt và sở hữu những kỹ năng phù hợp với văn hóa làm việc công ty. Điều này là vô cùng quan trọng vì mai sau những người này sẽ là người đồng nghiệp kề vai sát cánh bên bạn. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu như bạn có thể mời một số người có chuyên môn liên quan cùng tham dự buổi phỏng vấn xin việc, bởi như vậy bạn sẽ có một cái nhìn thấu đáo hơn về ứng viên. Chúng tôi khuyến khích bạn nên mời một trong những nhân viên làm việc trong bộ phận với ứng viên sau này để dễ dàng đưa ra những câu hỏi phỏng vấn chuyên môn.

II. Kỹ năng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

Kỹ năng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

Kỹ năng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

1. Ấn tượng về ứng viên như thế nào?

Ấn tượng ban đầu đối với một người là vô cùng quan trọng. Thông qua ấn tượng ban đầu, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát về con người họ. Dù ấn tượng ban đầu thường thiên về cảm nhận hơn nhưng nó lại mang tới những linh cảm khá chuẩn khi biết rõ về con người họ. Tất nhiên là trong phỏng vấn xin việc cũng vậy, dù bạn không hề quen biết ai trong số ứng viên phỏng vấn xin việc nhưng khi được phân công làm công việc phỏng vấn xin việc thì nghĩa là bạn cũng đã phải tìm hiểu đôi chút về họ rồi. Khi phỏng vấn xin việc diễn ra trực tiếp, bạn cần phải quan sát và nắm bắt những tính cách, đặc điểm của từng ứng viên. 

2. Đánh giá ứng viên bằng bảng thang điểm

Hầu hết, nhà tuyển dụng sẽ phải thực hiện phỏng vấn xin việc với số lượng lớn ứng viên. Vì thế mà việc phân tích, đánh giá không thể kỹ lưỡng với từng người một bởi sẽ mất rất nhiều thời gian và làm giảm hiệu suất buổi phỏng vấn xin việc. Cho nên, kinh nghiệm phỏng vấn cho nhà tuyển dụng là hãy sử dụng bảng thang điểm. Đây là cách giúp duy trì tiến độ công việc mà vẫn đảm bảo tính công bằng với mọi ứng viên. Hãy lập ra bảng thang điểm với nhiều tiêu chí và các câu hỏi phỏng vấn khác nhau, đến lượt phỏng vấn xin việc của ứng viên nào thì chấm điểm theo những tiêu chí đó cùng phần đối đáp câu hỏi phỏng vấn bạn đưa ra.

3. Luôn tỉnh táo với từng vị trí tuyển dụng

Thông thường chúng ta hay tự tạo ra tâm lý chung đó là sẽ để ý hơn với những gì xuất hiện đầu tiên và cuối cùng, các yếu tố ở phần giữa vô tình bị mờ nhạt đi. Đối với phỏng vấn xin việc cũng vậy, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn với các ứng viên phỏng vấn xin việc đầu tiên hoặc cuối cùng. Bởi vậy mà các ứng viên ở giữa sẽ phải chịu thiệt thòi không hề nhỏ. Nhà tuyển dụng sẽ luôn nghĩ về những gì vừa xảy ra hoặc họ sẽ mong chờ những ý tưởng mới lạ về công việc của người xuất hiện cuối cùng nên vô tình lãng quên đi sự thể hiện tốt của ứng viên ở giữa. Vì thế, nếu bạn muốn trở thành một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, sau buổi phỏng vấn xin việc bạn nên có cái nhìn bao quát, công tâm, tỉnh táo đối với mọi ứng viên.

4. Lập ra danh sách những ứng viên tiếp tục

Sàng lọc ứng viên là một việc đóng vai trò quan trọng trong việc phỏng vấn xin việc của nhà tuyển dụng. Bằng phương pháp này, bạn sẽ loại bỏ được các ứng viên không đạt tiêu chuẩn của vị trí tuyển dụng. Hãy loại bỏ ngay những hồ sơ xin việc không được chăm chút về hình thức, kém chất lượng. Tiếp đến, xét về mặt thể hiện trong buổi phỏng vấn của họ để dễ dàng loại bỏ tiếp các đối tượng không phù hợp dựa trên cả bảng thang điểm đã lập và khả năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Tuy nhiên, trong vài trường hợp bạn cũng không nên dựa trên các yếu tố cứng nhắc như trên mà hãy có cái nhìn tổng quan hơn.

5. Không lựa chọn người tốt mà lựa chọn người phù hợp

Sau một buổi phỏng vấn xin việc và phải làm việc với hàng chục ứng viên, bạn chưa chắc sẽ tìm ra gương mặt phù hợp với vị trí cần tuyển của công ty đâu. Bởi tiêu chí tuyển dụng đó là chọn những người đáp ứng được những yêu cầu của công việc chứ không phải chọn những ai có thành tích nổi trội hơn trong buổi phỏng vấn xin việc. Cả kể sau một ngày dài phải đặt ra những câu hỏi phỏng vấn, chỉ còn lại những người nổi trội thế nhưng họ lại chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản của vị trí đó thì bạn sẽ phải tiếp tục tìm kiếm. Khi đó mới thực sự là bạn đang đánh giá đúng người đúng việc, thể hiện bạn là một người có kinh nghiệm phỏng vấn tốt.

6. Những điều mà ứng viên mong muốn ở vị trí công việc ứng tuyển

Thể hiện bản thân là một người giàu kinh nghiệm phỏng vấn bằng cách đặt ra những câu hỏi phỏng vấn mở để điều tra điều mà ứng viên mong muốn khi thực hiện công tác tại công ty. Có thể khẳng định đây là điều vô cùng cần thiết trong mọi buổi phỏng vấn xin việc nên hãy chuẩn bị kỹ các câu hỏi phỏng vấn mở.
 

III. Những điều cần làm rõ trong quá trình phỏng vấn

Những điều cần làm rõ trong buổi phỏng vấn

Những điều cần làm rõ trong quá trình phỏng vấn

Sau đây là những kinh nghiệm phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng khi thực hiện phỏng vấn ứng viên:

1. Thông tin lương bổng

Đây là thông tin mà ai đi xin việc cũng đều quan tâm. Là một nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm phỏng vấn, bạn cần nắm rõ được mức lương bổng mà ứng viên được hưởng tại công ty. Mức thu nhập đó không chỉ là mức lương cứng hằng tháng mà còn phải bao gồm tiền thưởng, chế độ bảo hiểm cùng các khoản tiền khác mà công ty hiện tại của họ đang thưởng.

2. Xác định được khoảng chênh lệch giữa điều ứng viên thực hiện được với yêu cầu mà họ mong muốn từ công ty

Phần lớn ứng viên sẽ không thay đổi vị trí công việc từ công ty này sang công ty kia bởi họ muốn bảo toàn quyền lợi mà công ty hiện tại cung cấp. Chỉ khi được đáp ứng những nhu cầu mà công ty hiện tại còn thiếu thì họ mới chấp nhận đổi việc. Bởi vậy mà bạn cần nắm rõ sự chênh lệch này để có thể đưa ra những quyền lợi thu hút nhân sự cho mình bằng cách đặt những câu hỏi phóng vấn lấy thông tin.

3. Thời điểm giúp ứng viên làm việc hiệu quả

Tùy theo tính cách mỗi người mà điều kiện tác động đến quá trình làm việc của họ sẽ thay đổi. Nhiều người sẽ làm việc năng suất hơn khi thực hiện công việc một mình, nhưng lại có những người thể hiện năng lực vượt trội khi làm việc với hội nhóm. Nhà tuyển dụng nên đặt ra những câu hỏi phỏng vấn để đưa ra lựa chọn chính xác về nhân sự đáp ứng nhu cầu công việc.

4. Tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên

Ai trong số chúng ta đều giỏi làm việc này nhưng lại thực hiện không tốt vài vấn đề khác. Vì vậy mà xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của từng ứng viên là vô cùng cần thiết. Bạn có thể điều tra ứng viên với những câu hỏi phỏng vấn như họ không thích và thích làm những công việc gì để từ đó nhận biết được sở đoản và sở trường của họ.

5. Xác định xem ứng viên có phải là một người có trách nhiệm tốt với công việc

Chắc chắn rằng chỉ thông qua các câu hỏi phỏng vấn thì bạn sẽ chưa thể đưa ra kết luận ứng viên có phải là một người có thể đảm trách tốt việc làm được giao hay không. Nhưng bạn có thể căn cứ vào thành tích mà họ đã đạt được trước đây hoặc những kinh nghiệm phỏng vấn, làm việc của họ để đưa ra đánh giá khách quan nhất.

VI. Những lưu ý nhà tuyển dụng cần tránh khi phỏng vấn

Những lưu ý nhà tuyển dụng cần chú ý

Những lưu ý nhà tuyển dụng cần tránh khi phỏng vấn

1. Không đọc CV ứng viên

Khi đọc CV ứng viên , bạn sẽ nắm được cơ bản những thông tin về họ, phân tích năng lực xem họ có thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng để từ đó đặt ra các câu hỏi phỏng vấn. Hãy sắp xếp thời gian để đọc và hiểu hơn về ứng viên nhằm tránh tình trạng đưa ra những câu hỏi phỏng vấn không liên quan đến khả năng cũng như kinh nghiệm phỏng vấn, làm việc của họ.

2. Không chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn

Thực hiện buổi phỏng vấn xin việc mà không chuẩn bị danh sách các câu hỏi phỏng vấn là một ý tưởng vô cùng tệ. Việc này không chỉ chứng tỏ bạn không có kinh nghiệm phỏng vấn mà còn thể hiện việc bạn đã không dành thời gian nghiên cứu hồ sơ xin việc của ứng viên. Lên danh sách những câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra đối tượng phù hợp với vị trí tuyển dụng.

3. Giành phần nói khi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn xin việc có thể được coi là sân khấu cho các ứng viên thể hiện năng lực của họ thông qua các câu hỏi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Việc bạn đặt những câu hỏi phỏng vấn là để họ trả lời, bộc lộ những điểm mạnh của bản thân. Kinh nghiệm phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng đó là không nên nói quá nhiều sẽ lấy đi khá lớn thời gian mà hãy thực sự lắng nghe phần trình bày của từng ứng viên.

4. Không hỏi các câu hỏi phỏng vấn sâu

Trong nhiều trường hợp, những ứng viên có kinh nghiệm phỏng vấn sẽ không phải là người có khả năng trả lời hay với các câu hỏi phỏng vấn. Khi nhà tuyển dụng đặt những câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu với ứng viên thì phần lớn họ chỉ trả lời qua loa. Nhà tuyển dụng hãy lưu ý kinh nghiệm phỏng vấn này, bạn hãy giới thiệu cụ thể thông tin về chuyên môn của công việc đó thay vì đâm đầu đặt những câu hỏi phỏng vấn đi quá sâu.

5. Lạc đề

Nhà tuyển dụng khi chưa có nhiềukinh nghiệm phỏng vấn sẽ thường đưa ra những câu hỏi phỏng vấn kiểu như về gia đình, tính cách,... không hề liên quan đến công việc chuyên môn. Để tránh tình trạng hỏi lạc đề như vậy, bạn nên soạn ra các câu hỏi phỏng vấn về kết quả công việc trước đây hoặc hiện tại, lý do vì sao lại chọn công ty để ứng tuyển,...

V. Kết

Vậy là thông qua bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp lại những kinh nghiệm phỏng vấn hữu ích nhất hiện nay cho nhà tuyển dụng. Các bạn có thể vận dụng những câu hỏi phỏng vấn trên vào buổi phỏng vấn xin việc mà mình tham gia. Nhờ những kinh nghiệm phỏng vấn trên, nhà tuyển dụng sẽ có thể nhanh chóng phát hiện ra được những ứng viên sáng giá cho công ty trong buổi phỏng vấn xin việc. Mong rằng tất cả nhà tuyển dụng sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm phỏng vấn bổ ích cũng như lập ra các câu hỏi phỏng vấn nhằm áp dụng vào các buổi phỏng vấn xin việc sau.