Để có thể cạnh tranh với một môi trường kinh doanh khắc nghiệt và phức tạp như hiện nay, nhân sự trở thành một trong những điều quan trọng nhất để một công ty có thể phát triển. Vậy những nhà tuyển dụng nên làm gì? Và làm như thế nào?

Hiện nay tuyển dụng nguồn nhân lực luôn là một ưu tiên hàng đầu của các công ty khi bạn đã phải cạnh tranh quá nhiều với những công ty khác. Vậy những nhà tuyển dụng có thể làm những gì để lôi kéo được những nhân lực hợp lý cho công ty hay doanh nghiệp của mình?

I. Tập trung vào việc họ là ai chứ không phải những điều họ làm?

Lời khuyên đầu tiên cho các nhà tuyển dụng là hãy tìm những ứng viên và những con người có tốt chất hay tính cách phù hợp được với truyền thống và văn hóa riêng của công ty của bạn. Đừng đánh giá quá cao những ứng viên có nhiều kinh nghiệm hay những kỹ năng nổi bật, những nhà tuyển dụng nên để ý những người có thể có những kỹ năng bình thường nhưng có những tính cách hay thái độ phù hợp với công ty của bạn. Một con người giỏi giang nhưng nếu không hợp thì cũng không thể nào làm việc một cách có năng xuất và hiêu quả được. Nhưng nếu ứng viên tuyển dụng có thể làm tốt được và hợp với môi trường văn hóa làm việc nhóm trong doanh nghiệp của bạn thì đó là một điều tuyệt vời.

Những nhà tuyển dụng cần rất nhiều kỹ năng để tìm được ứng cử viên sáng giá.

Những nhà tuyển dụng cần rất nhiều kỹ năng để tìm được ứng cử viên sáng giá.

Bên cạnh đó, những nhà tuyển dụng không chỉ để ý đến CV xin việc, tính cách mà còn phải chú ý đến thái độ của họ. Liệu ứng viên tuyển dụng có cầu tiến hay không? Có khao khát học hỏi và một quyết tâm nhất định vào công việc hay không? Những điều này nhà tuyển dụng phải để ý tới, nếu họ thật sự có ý cầu tiến cùng một tính cách phù họp thì họ có chính là ứng viên tiềm năng cho những nhà tuyển dụng để làm việc với công ty của những nhà quản trị doanh nghiệp hay CEO - giám đốc điều hành.

II. Xác định cách các ứng viên tiến bộ từ suy nghĩ đến hành động.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Cuộc trò chuyện của những nhà lãnh đạo: thách thức để những nhà quản lý có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời”, tác giả đã bàn luận và chỉ ra được những điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo hay một CEO hay một Leader nào cũng cần để có thể xây dựng phát triển cho cả doanh nghiệp và bản thân. Và rồi ông rút ra đươc 3 chỉ số chính mà bất cứ người quản lý nào cũng cần:

  • Tư duy

  • Quan điểm

  • Cách thức giao tiếp

Những điểm này sẽ giúp cho những nhà quản lý nhận ra được những  cái nhìn tổng quan nhất về năng lực của những nhân viên dưới quyền mình, để có thể sắp xếp họ vào vị trí hợp lý nhất để khai thác được đúng năng lực của ứng viên. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải có những quan điểm tiến bộ để có thể tiếp nhận và cập nhật được những phương án tiến bộ nhất và mới nhất dể có thể làm việc hiệu quả nhất. Việc những nhà quản lý có thể giao tiếp và kết nối được những nhân viên dưới quyền mình với cấp trên như CEO cũng là một điều rất cần thiết khi làm việc nhóm để có thể khai thác một cách tốt nhất và thuyết phục được mọi người phối hợp làm việc với nhau thì công ty sẽ phát triển mạnh mẽ. Những nhà tuyển dụng nên để ý xem liệu những ứng viên tuyển dụng có những tính cách này hay không?

III. Tìm sự hòa trộn chính xác của tư duy.

Những nhà tuyển dụng nhân sự nên chú ý phân biệt những thế giới quan như thế nào và có những gì cần thiết cho công việc của bạn. 

Dựa vào văn hóa làm việc và môi trường công việc bạn đang tạo ra, hãy làm rõ thời gian ứng viên cần để đạt được những mục tiêu ngắn hạn cũng như những mục tiêu dài hạn. 

Những nhà tuyển dụng cần cố gắng để ý và đánh giá được ứng viên càng nhiều càng tốt.

Những nhà tuyển dụng cần cố gắng để ý và đánh giá được ứng viên càng nhiều càng tốt.

Những ứng viên ứng tuyển tuyển dụng nhân sự cần phải hiểu và có thể vận dụng được những tư duy tốt. Vị trí càng cao sẽ càng đòi hỏi những trách nhiệm, những nhiệm vụ cao cả và có trách nhiệm dẫn dắt cả một tập thể theo đúng hướng. 

Những điều này những nhà tuyển dụng có thể nhận ra chỉ cần bằng một vài bài kiểm tra nhanh hoặc một vài câu hỏi bạn sẽ biết được ngay mà thôi.

IV. Sử dụng các quan điểm trò chuyện nhiều hướng

Những nhà lãnh đạo thông suốt sẽ có những câu hỏi tuyệt vời và những nhà quản lý tài giỏi sẽ biết cách để có những câu trả lời cho người quản lý cấp cao của họ. Những nhà tuyển dụng nhân sự nên cân nhắc rằng liệu nhà quản lý họ đang tuyển dụng có thể cân bằng được những câu hỏi và cả  những câu trả lời mà không quá lấn át hay đụng chạm gì đến nhà tuyển dụng nhân sự. Một cuôc phỏng vấn thành công sẽ là một buổi giao tiếp qua lại chứ không phải là một buổi độc thoại. Hãy để ý và đánh giá cách nói chuyện của ứng viên.

Những nhà tuyển dụng nhân sự cũng nên xem xét rằng liệu những ứng viên có phải là người có thể nắm bắt và hiểu rõ được sự đa dạng và thay đổi liên tục, cùng có thể sáng tạo trong việc đối phó với một nơi phức tạp như hiện nay, thì cũng có thể thách thức sự thay đổi của vị trí này.

Mức độ tò mò của của những ứng viên có thể thấy rằng liệu họ có thực sự quan tâm và tìm hiểu về chức vụ mà họ đang ứng tuyển và công ty của bạn trước khi đến ứng tuyển cho công ty của bạn. Nếu một người thật sự muốn làm việc cho công ty của bạn, thì bên cạnh việc có những hiểu biết cơ bản về công ty của bạn, họ cũng sẽ tò mò và hỏi nhiều hơn về vị trí này.

Hãy đánh giá khả năng tự lập và xoay xở trong công việc cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình làm việc.

V. Tập trung vào 4 kiểu đối thoại.

Sau nhiều nghiên cứu kỹ càng, các nhà kinh doanh đã có thể đưa ra được 4 kiểu đối thoại thể hiện được tính lãnh đạo cần thiết:

  • Xây dựng các mối quan hệ

  • Phát triển những thứ khác

  • Ra quyết định

  • Hành động

Một ứng cử viên sáng giá sẽ nhanh chóng lôi kéo được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Một ứng cử viên sáng giá sẽ nhanh chóng lôi kéo được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Nếu thấy những ứng viên của mình thể hiện rõ bất kỳ kiểu đối thoại nào trên đây, nhà tuyển dụng nên tiếp tục tìm hiểu về họ thông qua việc hỏi họ những việc họ sẽ làm trong những phần còn lại. Ví dụ, một người thể hiện rõ rằng họ có thể làm rất tốt trong việc xây dựng các mối quan hệ và bồi dưỡng nó, hãy đặt ra một trường hợp và bắt họ đưa ra được quyết định của mình. Những điều này ngoài việc đánh giá tổng quan thì cũng có thể giúp nhà tuyển dụng kiểm tra được khả năng hay tiềm năng của ứng viên.

VI. Những xem xét cuối cùng.

Hãy xem ứng viên họ có thể xây dựng được niềm tin và những tiềm năng của họ đối với nhà tuyển dụng hay không, và cho thấy rằng liệu họ có thật sự thích hợp và gây được thiện cảm với bạn hay không.

Việc ứng viên gây được sư yêu thích đối với nhà tuyển dụng cũng là một dấu hiệu cho thấy họ  khá ổn và đã gây được thiện cảm cá nhân cũng như công ty khá tốt.

VII. Những bí quyết nhìn người hiệu quả nhất trong tuyển dụng.

Không chỉ những ứng viên đi ứng tuyển dụng, những nhà tuyển dụng cũng cần phải có những kỹ năng nhất định để có thể nhìn nhận ra được những con người thật sự có được tiềm năng không chỉ về phong cách làm việc, mà còn thái độ và những thứ khác thực sự phù hợp cho môi trường làm việc của bạn.

1. Khả năng giao tiếp

Trong xã hội ngày càng hội nhập như hiện nay thì kỹ năng giao tiếp luôn là một điều tối cần thiết để có thể phát triển và hòa nhập. Sự thành công của một nhân viên không chỉ dừng lại ở việc họ làm việc như thế nào mà còn xem ở việc họ có thể giao tiếp và làm việc nhóm tốt như thế nào. Vì vậy, có thể bạn đã có được trình độ tốt, còn những người tuyển dụng sẽ còn quan tâm đến việc bạn giao tiếp và tương tác với mọi người như thế nào trong quá trình phỏng vấn. Vì vậy, đây là điều không thể nào không bồi dưỡng được.

2. Thái độ khi trả lời phỏng vấn

Những nhà tuyển dụng cũng sẽ chú ý nhiều đến thái độ và cách bạn phản ứng với những vấn đề được đưa ra trong suốt cuộc phỏng vấn. Những người có vẻ thoải mái, tự tin, có tinh thần cầu tiến và bĩnh tĩnh sẽ là những người được để ý và xem xét nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu ứng viên thể hiện được đam mê và mong muốn được là một thành viên trong công ty của mình. Thông qua cách mặc đồ và những thái độ như giờ giấc, giọng nói, ánh mắt, nhà tuyển dung cũng đã có thể có được những cách đánh giá về ứng viên.

3. Cách xử lý tình huống linh hoạt.

Đây cũng là vấn đề rất được quan tâm và là một kỹ năng cần thiết trong công việc. Khi làm việc, bất kì chuyện gì cũng có thể xảy ra ngay từu bất kì mắt xích nào, ví dụ như từ thông tin hay những bộ phận xuất nhập khẩu. Việc bạn xử lý tốt và nhanh được vấn đề sẽ giúp cho mọi chuyện đơn giản hơn và có thể tăng được sự hiệu quả trong quá trình làm việc. Những nhà tuyển dụng thường kiểm tra ứng viên bằng cách đặt họ vào một vấn đề bất ngờ và trớ trêu. Những người có thể trả lời và ứng biến một cách thông minh nhất thường là người rất có tiềm năng.

Ứng viên cần bình tĩnh để có thể thể hiện tốt nhất trước mặt nhà tuyển dụng

Ứng viên cần bình tĩnh để có thể thể hiện tốt nhất trước mặt nhà tuyển dụng

4. Sự tự tin

Những nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhiều đến những người có đẩy đủ sự tin, hoặc tự cao một chút lại là những người sáng giá trong công việc. Sự tự tin thường chứng tỏ việc ứng viên đã có những kinh nghiệm chuyên môn và một số thành quả trong công việc, nên tự tin là một cách để họ cho các nhà tuyển dụng thấy anh ta thích hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm vì anh ta thấy mình có khả năng và đủ trình độ để chấp nhận công việc nào.

Còn những ứng viên hãy cố gắng thể hiện sự tự tin của mình ra dù điều đó có hơi khó khăn khi bạn nghĩ mình đang bị những nhà tuyển dụng đánh giá. Nhưng những điều này sẽ giúp bạn có kha khá điểm cộng và điều đó rất có lợi cho bạn đây.

5. Mục tiêu nghề nghiệp.

Thông qua CV, nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi người ứng viên rằng mục đích công việc của bạn là gì, họ sẽ thấy được rằng liệu ứng viên có thực sự nghiệm túc và có ý định gắn bó lâu dài với công ty của họ hay không và liệu họ có đủ kiên nhẫn và đam mê cho công việc hay không. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như hiệu quả làm việc cho tương lai.

VIII. Kết 

Những nhà tuyển dụng luôn có những phương pháp nhất định để tìm ra những con người có tiềm năng cho công việc và họ cũng cần thu lượm và tổng kết công việc qua từng ngày. Những những nhà tuyển dụng cũng có những yêu cầu riêng và những kỹ năng riêng để đem về cho công ty những ứng viên phù hợp nhất.