Làm sao để vượt qua những câu hỏi phỏng vấn data analyst khi ứng tuyển vị trí nhân viên phân tích dữ liệu? Tìm hiểu ngay về bản câu hỏi phỏng vấn đề tìm được công việc yêu thích cho bản thân!
Hiện nay, một trong nhiều ngành nghề được yêu thích nhất trong thời đại công nghệ thông tin phát triển là những vị trí công việc liên quan đến phân tích dữ liệu. Ví dụ như vị trí data analyst luôn là một trong nhiều nghề thu hút nhiều bạn trẻ. Làm sao để một ứng viên có thể trả lời những câu hỏi phỏng vấn data analyst một cách hiệu quả nhất và thu hút được nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay về các câu hỏi phỏng vấn thường gặp!
I. Những câu hỏi phỏng vấn data analyst phổ biến nhất
1. Tại sao bạn lại muốn trở thành một nhân viên phân tích dữ liệu?
Đây là một trong số những câu hỏi phỏng vấndata analyst được dùng khá phổ biến trong các cuộc phỏng vấn nhân viên phân tích dữ liệu. Mục đích của câu hỏi phỏng vấn data analyst này là vì nhà tuyển dụng muốn biết lý do vì sao ứng viên lại thay đổi ngành nghề này. Từ đó, biết được liệu ứng viên có khao khát theo đuổi công việc này trong thời gian dài hay không.
Với dạng câu hỏi phỏng vấn data analyst này, bạn không nên trả lời chung chung mà hãy ghi điểm bằng cách đưa ra một lý do xác thực, và thể hiện được những kỹ năng phù hợp với công việc này, bạn yêu thích nó như thế nào và bạn có chắc chắn mình sẽ hoàn thành tốt công việc của một nhân viên phân tích dữ liệu.
Những câu hỏi phỏng vấn data analyst phổ biến nhất
2. Bạn biết những phần mềm phân tích dữ liệu nào
Một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp với vị trí nhân viên phân tích dữ liệu liên quan đến kiến thức vì nhà tuyển dụng muốn biết mức độ kiến thức bạn có ra sao. Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn biết về năng lực cơ bản của bạn. Vì vậy, để trả lời phỏng vấn câu hỏi phỏng vấn data analyst thì bạn cần đưa ra những thông tin bao gồm phần mềm liên quan đến công việc, bất kỳ kinh nghiệm nào liên quan đến phần mềm đó đều phải sử dụng một thuật ngữ quen thuộc. Ví dụ, bạn có thể đưa ra một phần mềm cụ thể và cách bạn sử dụng thành thạo phần mềm này với dạng câu hỏi phỏng vấn data analyst này. Đây là cách phổ biến được nhà tuyển dụng hay người phỏng vấn dùng để khai thác kiến thức và hiểu biết của ứng viên.
3. Mục tiêu của bạn là gì? Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn ra sao?
Trong số các câu hỏi phỏng vấn thường gặp thì nhà tuyển dụng cũng muốn biết mục tiêu của bạn như thế nào, có gắn liền với vị trí nhân viên phân tích dữ liệu hay không và liệu rằng mục tiêu đó có giúp ích cho vị trí công việc này. Với dạng câu hỏi phỏng vấn data analyst này thì không nên đưa ra những mục tiêu mang tính cá nhân hóa như mục tiêu mua nhà, đi du lịch,... vậy câu trả lời sẽ không đúng ý của nhà tuyển dụng.
Để trả lời phỏng vấn những câu hỏi phỏng vấn này thì bạn nên có sự nghiên cứu và tìm hiểu trước về việc làm mà minh đang ứng tuyển thông qua website của công ty hay những kênh truyền thông khác. Từ đó, hiểu được về mô hình kinh doanh của công ty, hiểu hơn về sứ mệnh cũng như mục tiêu mà công ty đang hướng đến, từ đó đưa ra câu trả lời phù hợp. Đầu tiên, với câu hỏi phỏng vấn data analyst này, bạn có thể bắt đầu với những mục tiêu ngắn hạn như hoàn thành tốt công việc được giao và cố gắng phát triển nhiều sáng kiến để phát triển công ty trong thời gian đầu nhận việc. Trong phần trả lời câu hỏi phỏng vấn data analyst, mục tiêu dài hạn sẽ liên quan đến tầm nhìn và mức độ gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.
4. Liệt kê một số vấn đề thường gặp của nhân viên phân tích dữ liệu?
Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp liên quan đến kiến thức, với dạng câu hỏi phỏng vấn data analyst thì mục đích của nhà tuyển dụng hướng đến là muốn biết bạn có kiến thức chuyên ngành đến đâu và có thể đảm nhận được vị trí công việc này không.
Câu hỏi phỏng vấn data analyst liên quan đến kiến thức
Để thành công lấy điểm người phỏng vấn câu hỏi phỏng vấn data analyst thì bạn hãy vận dụng những kiến thức mà mình có, trả lời một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý. Một số ý có thể được đề cập đến như: lỗi chính tả thường gặp, lỗi giá trị, lỗi thuộc tính trùng lặp, lỗi dữ liệu chồng chéo,...
5. Lập các bước phân tích dữ liệu
Đây cũng là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp với vị trí nhân viên phân tích dữ liệu thuộc về kiểm tra kiến thức ứng viên. Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn data analyst cơ bản mà bạn cần phải có câu trả lời thật chính xác và đủ ý nhằm khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn có khả năng.
Bạn có thể trả lời phỏng vấn câu hỏi phỏng vấn data analyst như sau: Theo kinh nghiệm làm việc của bản thân thì các bước để xây dựng một dự án phân tích gồm xác định vấn đề, khai phá dữ liệu, chuẩn bị dữ liệu, lập mô hình, kiểm tra dữ liệu và theo dõi. Đây cũng là những bước cơ bản trong một dự án mà em thường áp dụng.
6. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Không chỉ vị trí nhân viên phân tích dữ liệu mà khi tuyển dụng nhân sự những vị trí khác thì nhà tuyển dụng đều có thể đưa ra câu hỏi này. Mục đích chính của các câu hỏi phỏng vấn thường gặp như này là muốn ứng viên đưa ra một lý do để thuyết phục nhà tuyển dụng, đồng thời nhìn nhận điểm mạnh, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để trở thành ứng viên tiềm năng và là người phù hợp nhất. Nghe thì có vẻ dễ nhưng đây là một câu hỏi khá khó và bạn có thể trả lời phỏng vấn câu hỏi phỏng vấn data analyst như sau: “Trước khi trả lời câu hỏi bạn phải hiểu được vị trí bạn đang ứng tuyển cần kỹ năng gì? Hãy thể hiện được bản thân có đủ kỹ năng, kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc của mình và trả lời một cách ngắn gọn mà vẫn đầy đủ ý để thuyết phục nhà tuyển dụng.”
7. Yêu cầu cơ bản của vị trí Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) là gì?
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi tuyển dụng vị trí nhân viên phân tích dữ liệu được đặt ra nhằm mục đích kiểm tra kiến thức ứng viên về bộ những kỹ năng mềm cũng như kỹ năng chuyên môn cần thiết cho những nhà phân tích dữ liệu.
Yêu cầu cơ bản vị trí nhân viên data analyst
Đầu tiên, để có thể đảm nhận tốt vị trí nhân viên phân tích dữ liệu thì bạn phải có kỹ năng lập trình, sử dụng BI Tools tốt và biết cách phân tích và thiết kế báo cáo. Ngoài ra cũng cần thêm một số kỹ năng mềm bổ trợ công việc như thống kê, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm,... Bên cạnh đó là khả năng tổ chức và thu thập dữ liệu lưu lượng lớn một cách hiệu quả và có thể chịu áp lực công việc cao. Nếu bạn muốn trở thành một nhân viên phân tích dữ liệu giỏi thì bạn cũng cần có khả năng thiết kế cơ sở, khai thác dữ liệu và thấu hiểu mọi kỹ thuật phân đoạn.
8. Trách nhiệm của data analyst là gì?
Đây cũng là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp với vị trí nhân viên phân tích dữ liệu. Với dạng câu hỏi phỏng vấn data analyst này thì ứng viên phải thể hiện sự ý thức rõ ràng về những yêu cầu mà công việc bạn đòi hỏi. Những nhiệm vụ cơ bản của nhân viên phân tích dữ liệu là:
- Thu thập, xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và phân tích nó
- Lọc dữ liệu thu thập được
- Hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu và chịu trách nhiệm phân tích tập dữ liệu phức tạp
- Đảm bảo bảo mật cơ sở dữ liệu
9. Data Ceansing nghĩa là gì? Cách nào là tốt nhất để dọn dẹp dữ liệu là gì?
Với những ứng viên đã được đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin thì đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp vì nó là một trong những khái niệm cơ bản mà nhân viên phân tích dữ liệu cầu biết. Data Cleansing hay Dọn dẹp dữ liệu là một quá trình phát hiện và loại bỏ những lỗi hay sự không nhất quán trong dữ liệu nhằm cải thiện được chất lượng của nó. Trả lời câu hỏi phỏng vấn data analyst, một trong những cách tốt nhất để dọn dẹp dữ liệu là:
- Phân tích dữ liệu theo từng thuộc tính của nó
- Phân chia khối dữ liệu lớn thành nhiều tập dữ liệu nhỏ và tiến hành dọn dẹp từng tập
- Phân tích số liệu thống kê của từng tập dữ liệu
- Tạo một tập hợp nhiều chức năng tiện ích hay một tập lệnh nhằm giải quyết những công việc dọn dẹp đơn giản
- Theo dõi những hành động dọn dẹp dữ liệu để dễ dàng bổ sung hay xóa chi tiết nếu cần
10. Kể tên một số công cụ bạn đã dùng để phân tích dữ liệu.
Trong số những câu hỏi phỏng vấn data analyst thì bạn cũng sẽ được hỏi về những công cụ phổ biến được dùng khi trở thành nhân viên phân tích dữ liệu:
- Tableau
- Google Fusion Tables
- Google Search Operators
- KNIME
- RapidMiner
- Solver
- NodeXL
11. Điểm khác biệt giữa Data Profiling và Data Mining là gì?
So với những câu hỏi phỏng vấn trên thì đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp có độ khó cao. Tuy nhiên, chỉ cần một cái đầu tỉnh táo thì nhân viên phân tích dữ liệu hoàn toàn có thể sử dụng nguồn kiến thức của mình để vượt qua nó một cách dễ dàng.
Data Profiling sẽ tập trung chủ yếu vào quá trình phân tích các bộ dữ liệu nhằm thu thập, thống kê hay tóm tắt thông tin về database. Sau quá trình phân tích thì ta có thể lập hồ sơ dữ liệu để lấy được thông tin và đánh giá chất lượng của chúng. Data Profiling thường đề cập nhiều đến chất lượng dữ liệu. Đồng thời thì nó cũng giúp nhân viên phân tích dữ liệu chuẩn bị quá trình dọn dẹp, tích hợp và phân tích dựa vào tính nhất quán, tính đặc trưng và tư duy logic.
Điểm khác biệt giữa Data Profiling và Data Mining là gì?
Ngoài ra để trả lời câu hỏi phỏng vấn data analyst, Data Mining được nhắc đến như một quá trình xác định mẫu trong cơ sở dữ liệu. Nó sẽ thực hiện chức năng phân tích và khai thác, nó có nghĩa vụ xác định các yếu tố bất thường, từ đó phân tích cụm dữ liệu và chuyển đổi dữ liệu thô thành nguồn thông tin hữu ích. Hiểu một cách đơn giản thì nó thu thập đầy đủ chi tiết, xác định được các loại dữ liệu hợp lệ hay hữu ích nhờ vào hoạt động phân tích dữ liệu.
12. Bạn phải làm gì với việc dữ liệu bị thiếu hoặc “đáng nghi ngờ”?
Nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi phỏng vấn data analystnày với mục đích đánh giá kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên. Khi trả lời tốt những câu hỏi tình huống này có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
Khi đối diện với những câu hỏi phỏng vấn dạng này, cụ thể là đối diện với việc dữ liệu bị thiếu, là một nhân viên phân tích dữ liệu thì bạn cần phải:
- Sử dụng một chiến lược như phương pháp loại bỏ, phương pháp ước lượng, phương pháp dựa trên mô hình để tìm kiếm dữ liệu bị thiếu
- Chuẩn bị những bản báo cáo hoàn chỉnh có chứa tất cả những thông tin về dữ liệu bị thiếu
- Xem xét kỹ lưỡng dữ liệu đáng nghi ngờ để đánh giá tính hợp lệ, tính tương thích hay an toàn của nó
- Thay thế toàn bộ những dữ liệu không hợp lệ bằng một chi tiết hay những dữ liệu thích hợp.
13. Như thế nào là một mô hình dữ liệu tốt?
Thông thường, nhà tuyển dụng thường dùng những câu hỏi phỏng vấn data analyst để đánh giá mức độ cầu toàn của ứng viên trong công việc dựa vào cách trả lời câu hỏi. Qua đó mà nhà tuyển dụng có thể cân nhắc xem liệu đây có phải một ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, chất lượng cũng như môi trường làm việc của công ty mình. Để có được mô hình dữ liệu đánh giá tốt, nó phải thỏa mãn được những đặc điểm sau:
- Có hiệu suất và cũng có thể dự đoán được ước tính một cách chính xác tuyệt đối hoặc tối thiểu là 85%
- Thích ứng và đáp ứng được những thay đổi để thỏa mãn được nhu cầu lâu dài, gia tăng thời gian của khách hàng
- Có khả năng mở rộng tỷ lệ tương ứng với những thay đổi trong database
- Đem đến một kết quả hay lợi ích rõ ràng cho khách hàng
II. Làm sao để ghi điểm khi đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
Thông thường, không khí trong một buổi phỏng vấn sẽ rất căng thẳng, thường là nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên những câu hỏi liên quan đến vị trí tuyển dụng, ví dụ như những câu hỏi phỏng vấn thường gặp ở vị trí nhân viên phân tích dữ liệu. Khi nhà tuyển dụng đã hỏi hết các câu hỏi phỏng vấn data analyst thì họ cũng đã thu thập được một lượng thông tin nhất định về ứng viên, cuối cùng thì câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra là “Anh chị có câu hỏi nào muốn hỏi chúng tôi không?”. Với câu hỏi phỏng vấn data analyst này thì nhà tuyển dụng đang muốn cho thí sinh thêm một cơ hội để ghi điểm và cũng sẽ kết thúc buổi phỏng vấn nếu như ứng viên không có bất cứ thắc mắc gì.
Làm sao để ghi điểm khi đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
Nếu là một ứng viên thông minh và muốn nắm bắt cơ hội để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng với câu hỏi phỏng vấn data analyst thì bạn nên đưa ra những câu hỏi nhằm lấy lại thông tin doanh nghiệp từ nhà tuyển dụng. Đây là câu hỏi để ghi điểm nhưng cũng nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc của bản thân.
- Anh chị có thể giải thích thêm một chút về ngày làm việc của nhân viên phân tích dữ liệu của công ty mình?
- Theo anh chị thì công ty muốn đề ra mục tiêu gì cho vị trí nhân viên phân tích dữ liệu, và tiêu chí nào được xem là quan trọng nhất để quyết định rằng thí sinh đó tiềm năng
- Nếu em được nhận vào vị trí nhân viên phân tích dữ liệu thì em có được đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng dự án của công ty
- Vị trí công việc này có thường xuyên tuyển dụng không
III. Lưu ý để ứng viên ghi điểm trong buổi phỏng vấn
Không chỉ buổi phỏng vấn nhân viên phân tích dữ liệu mà bất cứ buổi phỏng vấn nào đều rất quan trọng vì nó là buổi gặp mặt đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Đây là buổi mà doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng hay không nhờ vào những câu hỏi phỏng vấn data analyst. Vậy làm sao để đạt được kết quả tốt trong buổi phỏng vấn với những câu hỏi phỏng vấn data analyst là điều ứng viên cần quan tâm.
Đầu tiên hay chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn data analyst phổ biến và tập trả lời trước những câu hỏi đó. Công nghệ thông tin phát triển hỗ trợ bạn tìm kiếm những câu hỏi một cách đa dạng và cách trả lời để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tiếp đến khi đã sẵn sàng với những câu hỏi phỏng vấn data analystvthì bạn cần chuẩn bị sẵn sự tự tin, tự tin để khẳng định rằng bản thân mình có đủ năng lực và phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Tự tin vào bản thân là bạn đã nắm chắc được 50% cơ hội thành công. Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện sự tự tin bằng cách tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp trước gương.
Khi đã chuẩn bị sẵn tâm lý thì bạn cũng cần quan tâm đến thái độ của mình. Thái độ của ứng viên trong lần đầu gặp mặt rất quan trọng và sẽ chẳng có doanh nghiệp nào đồng ý tuyển dụng một ứng viên có thái độ bố láo. Hãy trung thực và trả lời phỏng vấn câu hỏi phỏng vấn data analyst một cách đầy đủ nhất, rõ ràng nhất và nhìn thẳng nhà tuyển dụng để thể hiện sự tự tin của bản thân. Bên cạnh đó thì những hồ sơ cần thiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu cũng đặc biệt quan trọng.
IV. Kết luận
Tóm lại, khi trả lời phỏng vấn vị trí nhân viên phân tích dữ liệu thì bạn không cần quá căng thẳng mà hãy chuẩn bị sẵn một tinh thần thoải mái, tâm thế tự tin. Những câu hỏi phỏng vấn data analyst không quá khó nếu bạn đã được đào tạo chuyên môn và có kinh nghiệm làm việc thì bạn hoàn toàn có thể vượt qua được buổi phỏng vấn một cách dễ dàng.