Một lá thư xin việc gây ấn tượng đương nhiên sẽ mang lại những lợi ích mà bạn có khi không thể ngờ tới. Vậy chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu và phân tích xem lá thư xin việc là gì và yếu tố nào khiến nó trở nên ấn tượng nhé!
Hầu hết ứng viên thời nay đều thuộc nằm lòng những thứ cần chuẩn bị kỹ càng cho hồ sơ xin việc: đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, các văn bằng liên quan, hình thẻ… Nhưng đáng tiếc là phần lớn trường hợp các bạn tập trung làm cho thật nổi trội sơ yếu lý lịch, và đến phần thư xin việc hay cách viết cover letter là gì thì họ không biết viết ra sao. Vì đơn giản là những gì muốn thể hiện đã được liệt kê trong lý lịch cá nhân, còn nội dung trong cách viết thư xin việc là gì thì họ lại bối rối. Một số trường hợp lại mang toàn bộ thông tin ở sơ yếu lý lịch vào mẫu thư xin việc, khiến cho văn bản này trở nên dài dòng, lê thê.
I. Thư xin việc hay cover letter là gì?
Thư xin việc hay cover letter là gì
Trong tiếng Anh có cụm từ cover letter hay motivation letter, là tài liệu thường hay gửi kèm với CV khi nộp một hồ sơ ứng cử. Có thể dịch ý nghĩa cover letter là thư xin việc hay thư bày tỏ nguyện vọng trong tiếng Việt.
Nếu CV giúp người đọc biết được những cột mốc quan trọng bạn đã từng trải qua thì nội dung trong cover letter là gì hay thư xin việc là gì giúp họ hiểu rõ hơn về các kỹ năng, kinh nghiệm cũng như là những nguyện vọng làm việc của bạn. Tóm lại thì thư xin việc sẽ là thứ giúp bạn chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng mình chính là nhân tố phù hợp nhất với vị trí đang ứng cử như thế nào. Thế nên, rất nhiều nhà tuyển dụng quan tâm đến thư nguyện vọng hay thư xin việc là gì hơn là CV.
II. So sánh cách viết thư xin việc gây ấn tượng và thư vấn đáp
Một điểm chung trong cách viết cover letter là gì hay cách viết thư xin việc và thư vấn đáp là cả hai loại thư này đều thuộc và được tạo ra dựa trên nền tảng thư xin việc với các nội dung bao hàm.
Hãy cùng so sánh tiếp khái niệm cách viết thư xin việchay cách viết cover letter và thư vấn đáp (trong trường hợp bạn vẫn còn mơ hồ về đặc điểm công việc, hay đang chưa nắm rõ được vị trí mình làm bao gồm việc làm những công việc như thế nào, hay cũng đang chưa hiểu hết thông tin về công ty...) để xem hai dạng thư này có những đặc điểm gì khác nhau nhé.
Thư vấn đáp có thể xảy ra trong hai thời điểm, là hai trường hợp trước và sau khi bạn được nhà tuyển dụng công việc lựa chọn. Trước đó, khi đọc được thông tin của nhà tuyển dụng và vẫn còn thắc mắc liệu rằng công việc này mình có thể làm được không hoặc là nó có phù hợp với các kỹ năng của mình hay không? Ngay sau đó bạn có thể sử dụng loại thư vấn đáp tương ứng kết hợp với thư thư xin việc gây ấn tượng (những câu hỏi bên trong có bao hàm trong nội dung của thư xin việc) này để hỏi và tìm kiếm thông tin về những thắc mắc của mình.
Điều này có nghĩa thư vấn đáp lúc này như một tập tin quan trọng nằm trong một thư mục lớn – thư xin việc và nhắn làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thực sự muốn quan tâm đến công việc này. Đó cũng là một cách hiệu quả để gây sự chú ý nhất định và khá quan trọng đối với nhà tuyển dụng đó.
Còn trong trường hợp thứ hai là khi bạn xác định là đã được chọn vào vị trí của công ty, lúc đó là sau khi đã gửi thư xin việc gây ấn tượng trước đó rồi. Trong khi đó bạn vẫn còn những thắc mắc và bối rối về một số vấn đề trong công việc hay đối với các quy định, chế độ phúc lợi và các yếu tố khác trong công ty thì bạn cũng có thể viết một bức thư vấn đáp riêng biệt để có thể yêu cầu được những giải đáp, phản hồi lại những thắc mắc trong công việc của bạn.
III. Cách viết thư ứng tuyển xin việc
Cách viết thư ứng tuyển xin việc
1. Về nội dung
- Cố gắng sử dụng cách viết cover letter hay cách viết thư xin việc gọn gàng trên một trang giấy A4.
- Đánh giá nhu cầu của nhà tuyển dụng và kỹ năng cá nhân của bạn, sau đó cố gắng kết hợp chúng lại một cách tinh tế để đưa ra những luận điểm thuyết phục.
- Thể hiện những kiến thức liên quan hoặc hiểu biết của bạn về công ty, doanh nghiệp.
- Viết thư xin việc thật rõ ràng, mạch lạc, theo đó cần tránh những câu dài và phức tạp. Bên cạnh đó trong mẫu thư xin việc cũng cần tránh sử dụng quá nhiều thuật ngữ. Sử dụng trong đó các câu văn mang tính hành động, tinh tế truyền đạt sự tự tin, lạc quan, thêm sự nhiệt tình và tính chuyên nghiệp.
- Bạn cũng có thể thể hiện một số tính cách đặc biệt của bản thân, nhưng tránh phô trương, hoặc dùng câu chữ khó hiểu và không mang tính chính thống.
- Sắp xếp các luận điểm trong mẫu thư xin việc theo trình tự hợp lý; mỗi luận điểm của bạn nên ngắt thành một đoạn văn.
2. Về bố cục
Đoạn mở đầu
Giới thiệu lý do củathư xin việc, giới thiệu về bạn và vị trí mục tiêu mà bạn muốn ứng tuyển. Bạn tìm thấy công việc này qua phương tiện nào hoặc có ai đó giới thiệu?
Đoạn giữa
- Nêu bật một vài điểm nổi bật nhất trong tác phong công việc của bạn.
- Khơi dậy sự tò mò của người đọc bằng các điểm nhấn mang tính cá nhân quan trọng về kinh nghiệm hoặc kỹ năng mà vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đòi hỏi.
- Thể hiện trong thư xin việc trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bạn sao cho phù hợp với các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, giải thích và thuyết minh về những gì bạn có thể đóng góp cho công ty.
Đoạn kết
- Lịch sự đưa ra yêu cầu một cuộc phỏng vấn tiếp theo từ nhà tuyển dụng.
- Lưu ý người đọc về tài liệu bổ sung của bạn đã được gửi kèm theo thư xin việc (hồ sơ năng lực, CV…)
- Cảm ơn nhà tuyển dụng về việc đã bỏ thời gian đọc thư và cho biết rằng bạn đang mong muốn nhận được hồi âm.
- Ký tên của mình
IV. Tạo sức mạnh cho thư xin việc
Trước tiên, bạn cần phải suy nghĩ và cân nhắc về mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân mình trước khi bắt đầu viết thư xin việc. Đánh giá các kỹ năng của bản thân, những kiến thức, giáo dục, kinh nghiệm và phẩm chất mà bạn có và cảm thấy cần thiết để thành công.
Nhấn mạnh nền tảng năng lực cá nhân, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến vị trí công việc bạn tìm kiếm trong thư xin việc. Những nền tảng đó có thể là các kỹ năng, các khóa học, kiến thức, kinh nghiệm, thậm chí là phẩm chất cá nhân, danh hiệu, giải thưởng thời sinh viên đã đạt được. Đây chính là những thông tin quan trọng giúp Nhà tuyển dụng công ty có một cái nhìn thật giá trị về bạn.
Đề cập vị trí công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển ngay đoạn đầu tiên.
Mỗi đoạn trong thư xin việc nên được viết thật ngắn gọn, súc tích và làm rõ vào phần trọng tâm.
Nhấn mạnh tố chất lãnh đạo của bạn trong thư chính là một bước giúp bạn dễ tiếp cận với những nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo nguồn cho tổ chức trong tương lai công ty của họ.
Sau những thông tin nhấn mạnh bản thân trong mẫu thư xin việc, bạn hãy tạo một kết thúc chặt chẽ, khẳng định niềm tin và sự quan tâm mạnh mẽ đến tổ chức mà bạn đang thực sự mong muốn gia nhập. Đồng thời thể hiện rằng bạn luôn chờ đợi tới một cơ hội được tổ chức này lên kế hoạch phỏng vấn.
V. Những điều nên và không nên đưa vào mẫu thư xin việc
Những điều nên và không nên đưa vào mẫu thư xin việc
Nên:
- Tham khảo ý kiến, lời khuyên từ đội ngũ bạn bè, tổ chức tuyển dụng và việc làm hoặc các thông tin từ những người đi trước.
- Sẵn sàng và chấp nhận dành nhiều thời gian để viết thư xin việc; bên cạnh đó bạn cũng cần cân nhắc, chọn lọc ngôn từ để đưa vào thư.
- Viết nháp và suy nghĩ nhiều lần trước khi quyết định gửi bản chính của mẫu thư xin việc đến Nhà tuyển dụng
- Nên giới hạn thông tin của mẫu thư xin việc trong một trang A4.
- Giới thiệu bản thân trong khi đang nhắc đến nhu cầu chủ yếu của Nhà tuyển dụng.
- Nhớ phải có phần ký tên dưới thư, bao gồm số điện thoại và cả phần địa chỉ email của bạn.
Không nên:
- Sử dụng ngôn từ mang tính chất yếu đuối và thiếu quyết đoán ở cuối mẫu thư xin việc, như: “Tôi mong đợi sự hồi âm từ phía công ty bạn”, “Làm ơn gọi cho tôi vào khoảng thời gian sớm nhất”
- Dùng ngôi “tôi” để bắt đầu nội dung cho mỗi câu.
- Sử dụng các kiểu chữ bay bổng.
- Đánh dấu đây là thư xin việc mang tính chất cá nhân, độc quyền và đầy bí mật nên bất cứ ai ngoại trừ người trực tiếp tuyển dụng đều không được mở.
VI. Các lỗi thường gặp trong cách viết thư xin việc là gì?
- Bạn không hoàn toàn gửi đi một mẫu thư xin việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng mà thay vào đó có thể là một bức thư bình thường mang tính chất bao hàm nội dung
- Gửi thư với tựa đề rất chung chung và có thể không làm nổi bật được mục đích cũng như điểm sáng nội dung trong bức thư của bạn
- Bạn chỉ đề cập đến vấn đề chủ yếu về lợi ích công ty mang lại cho mình, mà lại hầu như quên đi việc cho họ thấy được bạn có thể làm và cống hiến những gì cho công ty
- Bạn không tạo được điểm nhấn cá nhân cho lá thư của bạn bằng việc không mang lại những thông tin quan trọng và phù hợp giữa yêu cầu và khả năng cá nhân phù hợp cho vị trí công việc đó
- Một bức thư xin việc với nội dung nhàm chán, quá dài, quá cẩu thả, không theo sát vấn đề cần đặt ra và không làm rõ được ý chính về mục tiêu, khả năng, phẩm chất phù hợp của bạn với công việc.
VII. Kết
Để đổi mới tư duy, sáng tạo hơn trong cách trình bày nội dung nhằm mục đích thu hút nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì việc tạo cho mình một thư xin việc hay cách viết cover letter là gì để gây ấn tượng là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng những yếu tố mà 123job.vn vừa chia sẻ bên trên sẽ tạo nên một thư xin việc mang tính mạnh mẽ, bản lĩnh và đủ cho nhà tuyển dụng thấy được hầu hết những khả năng, khát khao và mục tiêu bạn đang hướng đến trong tương lai là phù hợp với họ.