Toàn cầu hóa và chính sách hội nhập kinh tế sâu rộng mở ra vô vàn cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực ngoại thương. Tuy nhiên, nhiều bạn hiện nay vẫn còn cho nắm rõ ngoại thương là gì, theo học ngành ngoại thương có được những giá trị, lợi ích ra sao?
Vì vậy, với bài viết dưới đây, 123job.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết những nội dung quan trọng sau: Ngoại thương là gì? Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành ngoại thương có thể đảm nhiệm những vị trí và công tác ở những đơn vị nào? Và những lưu ý khi theo học chuyên ngành ngoại thương hiện nay.
1. Ngoại thương là gì?
Ngoại thương hay Foreign Trade là thuật ngữ kinh tế mô tả hoạt động thương mại, trao đổi, buôn bán hàng hóa, giao dịch,... giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hiểu một cách đơn giản, mọi hoạt động kinh tế vượt khỏi ranh giới lãnh thổ một quốc gia được xem là hoạt động ngoại thương.
Tóm lại, ngoại thương là hoạt động kinh tế quan trọng, là cầu nối giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Hoạt động này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: xuất nhập khẩu, giao dịch tài chính xuyên biên giới, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu…
2. Nghiệp vụ ngoại thương là gì?
Nghiệp vụ ngoại thương (Foreign Trade Techniques) bao gồm các cách thức thực hiện các công việc, thủ tục cần thiết theo chiến lược, quy định pháp luật để thực hiện thành công thương vụ kinh doanh với đối tác nước ngoài. Hiện nay, nhiều quốc gia, tổ chức tiến hành những nghiệp vụ sau trong kinh doanh ngoại thương:
- Nghiệp vụ giao dịch trong kinh doanh ngoại thương
- Nghiệp vụ giao nhận trong vận tải, hàng hóa quốc tế
- Nghiệp vụ đàm phán, lập hợp đồng trong kinh doanh quốc tế
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế,
- Nghiệp vụ bảo hiểm quốc tế
- Nghiệp vụ quảng cáo, tiếp thị
- ….
Nghiệp vụ ngoại thương đóng vai trò quan trọng với hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. Nhờ kỹ năng nghiệp vụ, công việc, mọi giao dịch quan trọng đều được thông qua nhanh chóng. Điều đó hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong việc ban hành quyết định chiến lược đúng đắn với thị trường quốc tế và hạn chế được nhiều rủi ro nhất có thể.
3. Học gì khi đăng ký ngành ngoại thương?
Hoạt động ngoại thương bao hàm nhiều khía cạnh, nhiệm vụ khác nhau. Với từng phạm vi công việc, có chương trình đào tạo chuyên sâu riêng. Tuy nhiên, dưới đây là những chuyên ngành đào tạo nghiệp vụ Ngoại thương luôn nhận được sự quan tâm lớn từ phía người học và nhà tuyển dụng Việt Nam:
- Kinh tế quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị logistic
- Truyền thông quốc tế
- Nhóm ngành tài chính - ngân hàng
- Nhóm ngành ngoại ngữ
Điểm chung của những chuyên ngành này là cung cấp kiến thức liên quan Luật kinh tế, luật pháp quốc tế, kinh doanh quốc tế, kinh tế đối ngoại… để người học nắm được tổng quan về những ràng buộc, yêu cầu trong giao thương quốc tế. Đi sâu hơn từng chuyên ngành, người học sẽ được đào tạo những kỹ năng chuyên môn khác nhau, ví dụ:
- Hoạt động xuất - nhập khẩu, thủ tục hải quan, khai báo quốc tế…
- Tài chính, tiền tệ quốc tế, thuế (thuế xuất - nhập khẩu), giao dịch quốc tế,...
- Hợp đồng, biên phiên dịch trong giao dịch quốc tế…
- Marketing quốc tế, nghệ thuật đối ngoại, nghệ thuật đàm phán…
- …
Với nền tảng kiến thức từ tổng quan tới chuyên sâu, sinh viên theo học ngành ngoại thương có đầy đủ góc nhìn cần thiết về nghiệp vụ của mình. Đảm bảo được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết như:
- Nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý, phân tích, đánh giá thông tin kinh tế trong và ngoài nước.
- Hiểu quy tắc đàm phán, giao dịch, truyền thông quốc tế.
- Khả năng thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa xuyên biên giới
- Hiểu cách lập và thực hành tổ chức, lên kế hoạch cho hoạt động xuất nhập khẩu/giao dịch/truyền thông quốc tế.
- Quản lý và điều hành các phạm vi công việc liên quan tới hợp đồng giao dịch, mua bán hàng hóa quốc tế.
- …
4.. Sinh viên ngành kinh tế ngoại thương ra trường làm việc ở đâu?
Tùy theo chuyên ngành ngoại thương theo học, sinh viên sau tốt nghiệp có thể lựa chọn công tác tác tại môi trường sau:
- Tập đoàn đa quốc gia, với hoạt động ngoại thương là mũi nhọn, ưu tiên trong kinh doanh phát triển
- Công ty thương mại, dịch vụ quốc tế
- Các đơn vị sản xuất - kinh doanh
- Đại lý hàng không, du lịch , ngân hàng ngoại thương, bảo hiểm, vận tải
- Agency xuất - nhập khẩu, Agency truyền thông - marketing quốc tế
- Các cảng xuất nhập khẩu hoặc bộ phận xuất nhập khẩu tại cửa khẩu trên toàn quốc.
- Cơ quan quản lý hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu, Hải quan của Nhà nước
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương
- Các cơ sở đào tạo: Trường Đại học, Cao đẳng đào tạo các chuyên ngành ngoại thương.
5. Vị trí việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp ngành ngoại thương là gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại thương có cơ hội việc làm phong phú với mức lương hấp dẫn. Bạn có thể lựa chọn công tác tại doanh nghiệp trong và ngoài nước với những vị trí sau đây:
5.1. Nhân viên kinh doanh - Phòng Kinh doanh Quốc tế
Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh thuộc phòng kinh doanh quốc tế là nghiên cứu thị trường nước ngoài, hoạch định chiến lược và lập kế hoạch cụ thể cho việc kinh doanh, buôn bán tại thị trường quốc tế.
Ngoài ra, những nghiệp vụ chuyên môn khác bao gồm: Tìm kiếm khách hàng B2B, đại lý, đối tác nhằm mở rộng thị trường; xây dựng những chính sách cần thiết cho thúc đẩy doanh số; chăm sóc và duy trì quan hệ với nhóm khách hàng cũ; Thực hiện các giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng; Theo dõi đơn hàng, phối hợp với các bộ phận có liên quan để giải quyết vướng mắc kịp thời.
5.2. Nhân viên Logistic - Xuất nhập khẩu
Nhân viên Logistic - Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế. Những vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, song cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao. Những nhiệm cụ cần nhân viên Logistic, nhân viên xuất nhập khẩu thực hiện bao gồm:
- Nghiên cứu, lên kế hoạch quản trị hoạt động logistic trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Theo dõi tiến độ sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch đóng gói, xuất hàng, kho hàng.
- Đàm phán với các bên vận chuyển về giá cả, thời gian, số lượng, điều kiện chuyên chở.
- Phối hợp với nhân viên kinh doanh, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu xử lí những vấn đề phát sinh.
- Giám sát lô hàng nguyên, vật liệu và thành phẩm giữa doanh nghiệp với đối tác và xử lý mọi vấn đề phát sinh trong khâu vận chuyển.
5.3. Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
Xử lí các vấn đề xuất - nhập khẩu đòi hỏi nhiều thời gian và thủ tục. Đồng thời, tiến độ xuất - nhập khẩu hàng hóa ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Do đó, lĩnh vực xuất - nhập khẩu luôn đòi hỏi lượng lớn ứng viên am hiểu lĩnh vực ngoại thương, hiểu biết về xử lý giấy tờ, thông tin, số liệu. Cụ thể, vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu thường đảm nhiệm những công việc sau:
- Liên hệ với đối tác, hãng tàu để lên kế hoạch, lịch trình vận chuyển dựa trên hòa đơn từ khách hàng.
- Soạn thảo hợp đồng, hoàn thiện hóa đơn, các loại giấy tờ chuyên biệt như Packing List, PO, DO…
- Thực hiện các thủ tục thanh toán hợp đồng quốc tế; Quản lý các chi phí thuê bãi, phí DEM, phí thuê cont…
- Xin giấy kiểm định từ cơ quan chức năng đối với hàng hóa đặc biệt: thuốc lá, xe ô tô, y tế…
- Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cần thiết về hàng hóa cần vận chuyển để nộp cho bên hải quan..
- Sắp xếp, lưu trữ và quản bảo hồ sơ, giấy tờ, chứng từ quan trọng.
5.4. Nhân viên mua hàng
Sinh viên ngoại thương cũng có thể đảm nhiệm vị trí quan trọng trong bộ phận mua hàng của doanh nghiệp. Vị trí này có nhiệm vụ lập chiến lược, kế hoạch mua nguyên vật liệu, hàng hóa cần thiết từ nước ngoài phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng mua hàng, xử lí các vấn đề phát sinh là công việc bắt buộc trong quá trình mua hàng hóa.
Ngoài ra, để đảm bảo đầu vào chuỗi cung ứng tốt nhất, nhân viên mua hàng cần liên tục nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, nguyên vật liệu mới tiên tiến hơn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp. Trong quá trình nhập hàng hóa về Việt Nam, nhân viên mua hàng cần phối hợp với nhân viên xuất nhập khẩu để hoàn thiện hồ sơ, chứng từ cần thiết, theo dõi quá trình thông quan, di chuyển hàng hóa để đảm bảo nguyên liệu nhập về đúng đủ về số lượng, chất lượng.
6. Điều kiện cần có khi theo học ngành ngoại thương là gì
Ngoại thương là lĩnh vực giao thương quốc tế. Để hoạt động và phát triển trong lĩnh vực này, yêu cầu bạn sở hữu những bộ kiến thức, kỹ năng riêng. Trong đó, kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu đầu tiên, quyết định cơ hội việc làm và mức lương của sinh viên ngoại thương sau tốt nghiệp.
Mọi hoạt động trong ngành ngoại thương đều ưu tiên sinh viên sở hữu kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tốt. Kỹ năng ngoại ngữ không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, kĩ năng tiếng Anh tốt là nền tảng. Ngoài tiếng Anh, bạn có thể học tập, rèn luyện thêm những ngôn ngữ khác được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp Việt hiện nay như Trung, Nhật, Hàn… Sở hữu từ hai ngôn ngữ trở nên sẽ giúp bạn phát triển thần tốc trong lĩnh vực ngoại thương.
7. Ngành ngoại thương thi khối nào?
Dưới đây là thông tin chuyên ngành ngoại thương và tổ hợp môn xét tuyển tương ứng mà bạn có thể tham khảo:
- Kinh tế Quốc tế & Kinh doanh Quốc tế: Ưu tiên xét tuyển qua khối D01, A01, D07 hoặc A00
- Tài chính Ngân hàng & Kế toán: Ưu tiên xét tuyển A00, A01, D01 và D07
- Các chuyên ngành Marketing & Truyền thông: Ưu tiên D01, A01
- Các chuyên ngành ngôn ngữ: A01, D01, D03, D04… tùy thuộc vào ngành ngôn ngữ muốn ứng tuyển
Cụ thể từng mã xét tuyển như sau:
- A00: Toán - Lý - Hóa
- A01: Toán - Lý - Anh
- D01: Toán - Văn - Anh
- D02: Toán - Văn - Nga
- D03: Toán- Văn - Pháp
- DO4: Toán - Văn - Trung
- D06: Toán - Văn - Nhật
- D07: Toán - Hóa - Anh
8. Các trường đào tạo ngành ngoại thương
Ngành ngoại thương được đào tạo bởi nhiều cơ sở đào tạo trên khắp cả nước. Dưới đây là những trường đại học nổi tiếng, và có truyền thống đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành ngoại thương:
Khu vực miền Bắc:
Khu vực miền Nam:
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành ngoại thương mà 123job.vn muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng nội dung trên giúp bạn đọc hiểu rõ ngoại thương là gì, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ngoại thương có thể đảm nhiệm vị trí công việc nào, công tác ở đâu và theo học chuyên ngành ngoại thương cần lưu ý những điều nào. Đừng quên theo dõi 123job.vn thường xuyên để cập nhập thêm nhiều kiến thức ngành nghề nhau bạn nhé.