Doanh nghiệp tư nhân là gì? Những điều cần biết để thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Hãy đọc bài viết dưới dây để có thể hiểu rõ hơn về ngành nghề cũng như những quy trình thành lập dưới đây nhé!

I. Doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân 

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ có duy nhất một người đứng ra làm chủ và có khả năng chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của cá nhân về mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra.Đối với cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ của doanh nghiệp tư nhân không thể đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Quyền đóng góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần đối với doanh nghiệp tư nhân là không thể, phần vốn góp trong công ty hợp danh. Chủ của doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người quản lý, điều hành doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp tư nhân vẫn có dấu tròn của doanh nghiệp, có quyền thực hiện in ấn và phát hành các hóa đơn và thực hiện kế toán hiện hành trong doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gìNgười đứng ra làm chủ tài sản và chịu toàn bộ trách nhiệm cho doanh nghiệp tư nhân

2. Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân 

Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp chỉ có duy nhất một người một chủ sở hữu này hoàn toàn linh động trong các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Vì chỉ có duy nhất một chủ sở hữu nên doanh nghiệp sẽ tạo sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác, cũng vì đó mà doanh nghiệp ít chịu sự liên quan chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác, đại diện cho pháp luật của doanh nghiệp sở hữu .
  • Cơ cấu hoạt động đơn giản. Dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh phát triển doanh nghiệp 

Nhược điểm:

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách loại hình pháp nhân bởi vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ mang lại rủi ro cao khi kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng tài sản của cá nhân kể cả có thuê người khác quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn chịu trách nhiệm hoàn toàn 
  • Một cá nhân được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân 

II. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân 

1. Doanh nghiệp tư nhân do 1 cá nhân làm chủ

Doanh nghiệp tư nhân không có sự xuất hiện đầu tư góp vốn của nhiều chủ sở hữu mà chỉ có duy nhất cá nhân tự chịu trách nhiệm và phát triển 

2. Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân 

Tài sản của chủ doanh nghiệp được xuất phát từ nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình hoạt động của chủ doanh nghiệp thì người chủ đó có quyền tăng hoặc giảm số nguồn vốn đầu tư chỉ cần thông báo với cơ quan kinh doanh việc tăng hay giảm so với số mức đầu tư ban đầu. Vậy nên, không có giới hạn riêng biệt nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại phụ thuộc của doanh nghiệp. Như vậy là không có sự tách biệt giữa tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.

3. Quan hệ quản lý quyết định đến quan hệ quản lý

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất chủ sở hữu vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh người chủ có toàn quyền quyết định trong mọi hoạt động tổ chức 

4. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp tư nhân

Bởi vì doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu nên khi có lợi nhuận trong quá trình kinh doanh thì chủ doanh nghiệp sẽ hưởng toàn bộ nhưng ngược lại nếu có vấn đề xảy ra cũng chính chủ tài sản sẽ phải một mình chịu trách nhiệm toàn bộ 

5. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một pháp nhân phải có tài sản riêng bởi vì phải có sự tách biệt rõ ràng giữa người chủ pháp nhân và người tạo ra pháp nhân đó. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì quan hệ không tách biệt

6. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô thời hạn trước mọi khoản vay nợ của doanh nghiệp đó

Do không có sự độc lập trong tài sản nên người chịu trách nhiệm dưới mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải phải trách nhiệm vô thời hạn. Doanh nghiệp tư nhân không những chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản doanh nghiệp có trong trường hợp vốn đã đăng ký cho cơ quan doanh nghiệp không đủ.

III. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân 

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhânCơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp tư nhân còn phụ thuộc vào người chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp được tổ chức theo cách gọn nhẹ, đơn giản và không giống các loại hình doanh nghiệp khác. Chủ của doanh nghiệp tư nhân có toàn bộ quyền hành quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh tư nhân của họ. Chủ doanh nghiệp có thể tự quản lý mọi hoạt động kinh doanh hay có thể thuê người điều hành doanh nghiệp. Vậy nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân như nào còn phụ thuộc nhiều vào sự sắp xếp, cơ cấu.

IV. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Cụ thể, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Giấy tờ đề nghị đăng ký được hoạt động kinh doanh 
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân: Bản sao giấy chứng minh thư có công chứng 
  • Doanh nghiệp kinh doanh tư nhân ngành, nghề yêu cầu chủ kinh doanh phải có vốn pháp định sau đó nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền chức năng
  • Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề bắt buộc chủ kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ, hợp lý  chứng chỉ hành nghề có công chứng và chứng minh thư nhân dân có có công chứng của chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân khác kinh doanh có chứng chỉ hành nghề đối với nghề kinh doanh 
  • Bản kê khai thông tin đăng ký thuế để nộp đúng thời hạn 

V. Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân 

1. Lựa chọn tên doanh nghiệp tư nhân

* Về tên tiếng Việt: Bắt buộc phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự như sau:

  • Loại hình doanh nghiệp: được viết là “doanh nghiệp tư nhân” hoặc viết tắt là “DNTN”.
  • Tên riêng của doanh nghiệp: Bắt buộc viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, đồng thời các chữ số và ký hiệu khác có liên quan.

* Về tên DNTN bằng tiếng nước ngoài:

Đối với tên doanh nghiệp tư nhân bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch tương ứng từ tên tiếng Việt chuyển đổi sang một trong những tiếng nước ngoài có ngôn ngữ hệ chữ La-tinh. Trong lúc dịch sang tiếng nước ngoài có hệ chữ La-tinh thì tên riêng của doanh nghiệp có thể để nguyên không nhất thiết phải thay đổi hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân đó

* Về tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp tư nhân được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tên tiếng nước ngoài.

2. Lựa chọn trụ sở khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân là địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam để liên lạc, có địa chỉ rõ ràng ( ngõ, ngách, hẻm, số nhà, phố, tỉnh, thành phố, thị trấn, quận, huyện, thị xã) kèm số điện thoại, số fax và thư điện tử

Lưu ý: Theo quy định của Luật nhà ở 2014 và nghị định 99/2015 đối với doanh nghiệp không được đặt căn hộ chung cư làm trụ sở chính, bao gồm cả diện tích thuộc căn chung cư trong các hai trường hợp sau đây:

Nhà chung cư chỉ có chức năng là nhà để ở

Phần diện tích nhà chung cư có chức năng để ở đối với các tòa nhà hỗn hợp (Trung tâm thương mại/ Văn phòng và nhà ở).

Còn đối với căn nhà chung cư, doanh nghiệp chỉ được đặt trụ sở tại phần làm Trung tâm thương mại/ Văn phòng của tòa nhà để thực hiện hoạt động kinh doanh

3. Vấn đề ngành nghề kinh doanh 

Lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn làm doanh nghiệp trong hệ thống quy định của ngành kinh tế tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ – TTg ngày 6/7/2018 để thực hiện ngành, nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh phát triển có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh đó sẽ được ghi lại theo ngành, nghề đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Còn đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không thể có trong hệ thống ngành kinh tế doanh nghiệp của Việt Nam nhưng lại được quy định pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật khác vậy thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Tiếp theo là đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành  nghề kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định pháp luật tại các văn bản có thẩm quyền quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét nhìn nhận và thực hiện ghi nhận theo quy định.

4. Vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân

Đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ không có vốn điều lệ bởi vì vốn mà người chủ kinh doanh tư nhân cho vào được gọi là vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tự đăng ký ký vào ghi lại chính xác số vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và tiền ngoại tệ hay hiện vật như vàng, bạc,... Đối với tài sản khác phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị của tài sản đó

VI. Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Doanh nghiêp tư nhânĐể thành lập doanh nghiệp tư nhân là điều không hề đơn giản 

1. Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Số lượng hồ sơ là: 1

Cụ thể, hồ sơ bao gồm:

  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân phải có giấy đăng ký 
  • Bản sao hợp lệ chứng thực cá nhân của chủ tư nhân; Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao hoặc hộ chiếu còn hạn 
  • Văn bản giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện pháp luật 

2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại cơ quan có thẩm quyền 

Ta thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua trang điện tử theo quy trình trên cổng thông thông tin quốc gia về đăng ký doanh doanh nghiệp 

Bước 2: Sau khi được chấp nhận thì doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp trực tiếp bản cứng tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trên địa chỉ tại Việt Nam và nhận kết quả.

Thời hạn trả kết quả giấy đăng ký: Giới hạn thời gian là ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ giấy đăng ký, được phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu trong thời hạn đó mà từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng kinh doanh sẽ trực tiếp thông báo cho người thành lập doanh nghiệp bằng văn bản qua email trong đó nêu lý do vì sao từ chối cấp.

VII. Kết luận

Qua bài viết này bạn sẽ tóm tắt được để thành lập một doanh nghiệp tư nhân bạn cần những điều gì? Nó sẽ đem lại những điều bổ ích và những điều còn hạn chế trước khi bạn quyết định làm công việc đó. Vậy qua bài biết này hy vọng bạn sẽ thành công trong những ấp ủ của bạn. Mong rằng, qua bài viết này tôi đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về pháp luật doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.