Hoạt động thương mại diễn biến ngày càng phức tạp do đó người kinh doanh cần hiểu rõ về luật thương mại để hạn chế các rủi ro về pháp lý không đáng có. Bởi vậy sau đây, 123job xin đưa ra các thông tin quan trọng nhất về luật thương mà bạn nên biết.
I. Luật thương mại là gì?
Luật thương mại được hiểu là các quy định quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các điều nảy sinh trong hoạt động thương mại giữa các nhà kinh doanh và cơ quan nhà nước. Hiện nay hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều có bộ luật thương mại riêng của nước mình. Tuy nhiên trong quá trình tạo dựng bộ luật riêng thường xuyên xảy ra trường hợp luật của quốc gia này có những điều lệ trái với các quốc gia khác. Bởi vậy những người kinh doanh không chỉ cần hiểu biết luật của quốc gia mình mà còn phải hiểu biết thêm về luật thương mại quốc tế.
Một ví dụ đưa ra như theo luật thương mại của một số nước chia chủ thể thành 2 nhóm bao gồm thương nhân” và “phi thương nhân”. Trong đó thương nhân là chủ thể thông thường, còn các phi thương nhân để có thể trở thành chủ thể của luật thương mại thì cần phải tham gia vào các giao dịch thương mại mang tính chuyên nghiệp với thương nhân. Mặt khác đối với một số nước có quan điểm tự do như Hoa Kỳ thì không có sự phân biệt giữa hai chủ thể này.
Để hiểu được một các rõ ràng hơn về các bộ luật thương mại hiện hành chúng ta cần phải làm rõ được khái niệm về các hành vi thương mại. Trong đó hành vi thương mại được hiểu là bất kỳ một hoạt động giao dịch, hành vi giữa các thương nhân mà đặc tính của nó mang tính thương mại. Chúng luôn tỏ ra rất phức tạp và ngày càng diễn biến theo nhiều chiều hướng hết sức khó lường. Về mặt pháp lý nó có thể làm phát sinh quan hệ quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực thương mại bởi vậy bạn cần hết sức lưu ý.
Bên cạnh đó, luật thương mại chính là một văn bản để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể thương mại và giữa các quốc gia giúp đem lại môi trường kinh doanh lành mạnh. Hiện nay luật Thương mại mới nhất tại Việt Nam lấy cơ sở từ bộ luật thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2006.
II. Vai trò của luật thương mại
1. Đối với nhà nước
Một nhà nước không có pháp luật thì việc hoạt động và quản lý sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Cũng giống vậy, luật thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ nhà nước quản lý nền kinh tế của quốc gia. Một số vai trò của luật thương mại đối với nhà nước như:
- Giúp đảm bảo nguyện vọng, giải quyết nhu cầu quyền lợi hợp pháp của các chủ thể thương mại.
- Tạo ra một môi trường thương mại lành mạnh với sự hỗ trợ của các hành lang pháp lý.
- Giúp nhà nước quản lý được nền kinh tế vĩ mô, nắm bắt được các xu hướng kinh tế để có biện pháp kịp thời và hiệu quả.
2. Đối với các chủ thể thương nhân khi kinh doanh
Bên cạnh phát huy những tác dụng hiệu quả đối với nhà nước, các bộ luật thương mại còn đóng vai trò rất lớn đối hoạt động kinh doanh của thương nhân cụ thể như:
- Đem lại những lợi ích về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tiễn cho các chủ thể kinh doanh hợp pháp. Ngoài ra còn kết hợp song song với việc ghi nhận, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng các chủ thể kinh doanh.
- Luật có vai trò ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh từ khi bắt đầu hoạt động cho đến khi phá sản. Trong đó sẽ đưa ra các quy định yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện, áp dụng đúng theo các quy trình, điều kiện, nội dung được nhà nước đưa ra.
- Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt trong điều kiện kinh tế hội nhập.
Vai trò của luật thương mại
III. Cơ sở hình thành bộ luật thương mại
Hoạt động thương mại ngày càng phát triển và gần như trở thành một trong những lĩnh vực chủ lực để phát triển kinh tế quốc gia. Với sự vươn mình mạnh mẽ của mình các chủ thể thương mại đòi hỏi phải có một hành lang phát lý chặt chẽ giúp họ bảo vệ quyền lợi của mình và dễ dàng thực hiện các hợp đồng giao dịch. Bên cạnh đó trong thương mại luôn có những hành vi tiêu cực hãm hại lẫn nhau để trục lợi bởi vậy cần sự can thiệp của chính phủ bằng các luật thương mại để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
Bên cạnh đó với sự hội nhập quốc tế, nhiều các doanh nghiệp lớn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Bởi vậy nhà nước cần đề ra các luật thương mại để tránh trường hợp bị nhiễu loạn nền kinh tế và cũng tránh lợi ích của quốc gia và công nhân trong nước bị mất đi. Thêm vào đó việc hình thành nên bộ luật này giúp đưa nước ta hòa vào chung với nền thương mại khổng lồ của thế giới. Ngoài ra, căn cứ vào luật thương mại để làm cơ sở đưa các mặt hàng chủ lực của nước ta có thể dễ dàng xuất khẩu ra nước ngoài đem lại nguồn thu lớn cho đất nước. Một quốc gia có nền kinh tế vững mạnh sẽ thúc đẩy quốc gia đó đi lên, bởi vậy việc hình thành nên luật thương mại là điều bức thiết mà bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng phải thực hiện.
Trên cơ sở luật thương mại 2005, sau nhiều quá trình sửa đổi luật thương mại hiện hành của chúng ta đang ngày càng hoàn thiện và trở thành một vũ khí vững chắc giúp nhà nước bảo vệ nền kinh tế.
Để hiểu hơn về loại luật này bạn đọc có thể tham khảo luật thương mại 2018 dựa theo nghị định quy định chi tiết luật thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại Số: 81/2018/NĐ-CP tại đây.
IV. Chủ thể của Luật thương mại
Chủ thể của luật thương mại là các cá nhân tổ chức có điều kiện tham gia vào các hoạt động thương mại được ghi rõ trong các quy định thương mại của chính phủ.
1. Các điều chủ thể thương mại cần phải đảm bảo đầy đủ
- Chủ thể phải được thành lập hợp pháp có nghĩa là phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh. Ngoài ra chúng cũng cần phải có một phạm vi hoạt động rõ ràng,, có chức năng, nhiệm vụ, có tổ chức nhất định.
- Chủ thể phải có tài sản là điều kiện bắt buộc. Nó có thể là vốn kinh doanh, các trang thiết bị,…
- Chủ thể cần có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đây chính là cơ sở pháp lý để tạo ra quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định rõ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
2. Các loại chủ thể trong luật thương mại
Việc phân chia các loại chủ thể này được căn cứ dựa theo hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ thương mại của từng chủ thể. Chủ thể trong luật thương mại được chia cụ thể thành hai loại như sau:
- Chủ thể cơ bản thường xuyên trong bộ luật thương mại là các thương nhân. Đây là loại chủ thể thường xuyên tham gia các mối quan hệ thương mại
- Chủ thể không thường xuyên của luật thương mại là cơ quan các cơ quan quản lý nhà nước. Đó là bộ phận thực hiện tổ chức quản lý, chỉ đạo các hướng dẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại. Điển hình như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban…
Chủ thể của luật thương mại
V. Phạm vi điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật thương mại
1. Phạm vi điều chỉnh
Căn cứ luật thương mại mới nhất giúp đưa ra phạm vi điều chỉnh được quy định như sau:
- Trước hết đó là tất cả các hoạt động đầu tư, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi đang diễn ra, trên lãnh thổ của đất nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nó bao gồm cả các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như đăng ký thành lập, giải thể,…
- Là những hoạt động mang tính thương mại được hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, các bên tham gia sẽ sử dụng luật thương mại quốc tế mà nước Việt Nam là một thành viên thì cũng buộc phải tuân thủ những quy định đã được ban hành tại luật thương mại mới nhất.
- Những hoạt động trao đổi kinh doanh thương mại nhưng không phát sinh lợi nhuận thì các bên có thể lựa chọn luật thương mại làm căn cứ trong trường hợp này.
2. Phương pháp điều chỉnh
Luật thương mại Việt Nam đưa ra các phương pháp điều chỉnh riêng căn cứ vào các yếu tố, chủ thể mà luật bao quát. Trong đó cụ thể nhà nước sẽ có những biện pháp cách thức tác động lên quan hệ tài sản giữa các chủ thể để đi đến thỏa thuận, định đoạt đôi bên cùng có lợi. Tất nhiên sự thỏa thuận và định đoạt này phải dựa trên định hướng không trái với trật tự công cộng, đạo đức xã hội, không vi phạm các điều cấm kỵ.
Các phương pháp điều chỉnh trong luật thương mại bao gồm:
- Xác định địa vị pháp lý của các bên liên quan đã được điều chỉnh hoá, mô hình hoá.
- Xác định cơ sở phát sinh, biến đổi hoặc chấm dứt sự tồn tại trong các quan hệ pháp luật.
- Xác định tính chất quyền và nghĩa vụ của chủ thể liên quan.
- Xác định các biện pháp tác động đối với những trường hợp vi phạm hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, tùy theo mức độ để đưa ra các chế tài phù hợp.
- Xác định những biện pháp nhằm thúc đẩy để đi đến thỏa thuận có lợi cho đôi bên cũng như bên thứ 3. Đưa ra phương pháp định đoạt hợp lý, phù hợp với quan hệ xã hội, đạo đức, công bằng.
VI. Kết luận
Đối với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh việc hiểu biết về luật thương mại là điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho họ đảm bảo được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình đồng thời tránh gặp phải các vấn đề rắc rối về pháp lý. Hy vọng các thông tin chúng tôi đưa ra sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát và hiểu một cách cặn kẽ hơn về luật thương mại. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo tại 123job.