Thật sự không đơn giản khi thuyết phục sếp cho bạn nghỉ việc đột xuất đúng không nào? Cùng 123job tìm những lý do nghỉ việc thuyết phục nhất mà không sếp nào có thể từ chối được nhé!

1. Download đơn xin nghỉ việc 

Những mẫu đơn xin nghỉ việc

Trước khi nghỉ việc, bạn cần thông báo với những người quản lý bạn và đồng nghiệp của bạn, tất nhiên không thể thiếu những lá đơn xin nghỉ việc đi kèm những lý do nghỉ việc chính đáng. Nếu bạn vẫn chưa biết cách viết những lá đơn nghỉ việc đúng format thì hãy tham khảo những mẫu đơn xin nghỉ việc dưới đây để gửi cho sếp trước khi dừng công việc hiện tại nhé.

2. Các lý do xin nghỉ việc hay nhất 

Những lý do nghỉ việc có thể sử dụng
Khi xin nghỉ việc chắc chắn câu hỏi đầu tiên bạn nhận được là lý do nghỉ việc của bạn là gì? Những lý do nghỉ việc nào sẽ thuyết phục được sếp cho bạn nghỉ việc? Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về điều này hãy thử cân nhắc những lựa chọn dưới đây để tìm cho mình lý do phù hợp nhé. 

1. Xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe

Sức khỏe là thứ quý giá nhất của cuộc đời. Vì vậy với lý do nghỉ việc là sức khỏe suy giảm, hẳn nhiên rất dễ dàng để thuyết phục sếp cho bạn nghỉ việc để có thể tiếp tục công việc trong tương lai. Hãy luôn nhớ giữ gìn sức khỏe của bản thân dù bạn có đang trong thời gian nghỉ hay thời gian làm việc để khi quay lại làm việc bạn có thể dành nguồn lực tối đa cho công việc bạn yêu thích. 

2. Bạn muốn tìm cơ hội phát triển mới

Không phải ai cũng có thể kiên trì theo đuổi 1 ngành nghề hoặc tìm đúng được ngành nghề yêu thích có thể theo lâu dài. Vì vậy, việc nhảy việc là điều không thể tránh khỏi và sếp cũng khó có thể từ chối lý do nghỉ việc này của bạn vì cơ hội nghề nghiệp vẫn còn rất nhiều và bạn mong muốn có thể phát triển hơn sau này. Hãy lựa chọn những công việc thực sự phù hợp với bạn và bạn cần có sự quyết tâm khi nhảy việc để tránh hối hận về sau và lưu ý cân nhắc thật kĩ nhé vì không phải công việc nào bạn nhìn bề ngoài đã phù hợp với bạn đâu.

3. Bạn không muốn ảnh hưởng công việc chung

Vì bạn không muốn bản thân mình ảnh hưởng đến kết quả của cả tập thể trong một khoảng thời gian nào đó, có thể do cảm xúc hay những biến cố bên ngoài tác động. Nhưng lúc này, bạn có thể tìm người tâm sự hoặc tâm sự với chính sếp bạn để có thể đưa ra kết quả thỏa đáng cuối cùng để không khiến ai cảm thấy mất mát về sau. Còn nếu bạn không thể xử lý được những cảm xúc hay tác động của mình lúc này, hãy trình bày lý do nghỉ việc với sếp, chắn hẳn không vị sếp nào sẽ đẩy bạn vào vị trí khó khăn đâu. 

4. Lý do vì hoàn cảnh gia đình

Yếu tố khách quan như vấn đề hoàn cảnh gia đình là một trong những lý do nghỉ việc khó có thể khiến sếp bạn từ chối nhưng nếu có thể bạn thử thương lượng với sếp bạn trước khi đưa ra quyết định nhé, biết đâu bạn sẽ nhận được những tư vấn hợp lý và cách giải quyết hiệu quả. Đồng thời có thể sẽ có điều bất ngờ có thể thay đổi quyết định của bạn. 

5. Tập trung vào học tập để cải thiện bản thân

Công việc khiến bạn bận bù đầu và không có thời gian dành cho bản thân nhưng bạn vẫn luôn khao khát, mong muốn dành nhiều thời gian để phát triển bản thân hơn nữa và hoàn thiện hơn trong tương lai. Với ý chí và quyết tâm của bản thân như vậy sẽ là lý do nghỉ việc chính đáng và mình tin rằng bạn hoàn toàn có thể thuyết phục sếp cho bạn xin nghỉ một cách dễ dàng. 

6. Xin nghỉ vì thấy không phù hợp với công việc

Đây được xem là lý do nghỉ việc được nhiều người sử dụng. Thông thường đây là vấn đề của rất nhiều những bạn trẻ mới bắt đầu giai đoạn tìm kiếm những cơ hội công việc theo khả năng. Việc bạn không phù hợp với công việc sếp bạn cũng có thể nhìn nhận qua quá trình làm việc của bạn và đó là điều khó tránh khỏi. Điều bạn cần làm lúc nào là trình bày lý do nghỉ việc với sếp và đừng ngại ngần tìm kiếm những cơ hội khác để tìm nơi bạn phù hợp thuộc về Hoặc bạn có thể tâm sự với những vị quản lý cấp cao để có thể đưa ra những quyết định hợp lý và sáng suốt nhé. 

7. Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

Đây có lẽ là lựa chọn khó khăn khi đổi hẳn ngành nghề sau một thời gian làm việc. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng cho tương lai, nếu bạn chắc chắn với lựa chọn của mình và tìm ra được ngành nghề phù hợp bạn muốn theo đuổi thì sếp hẳn sẽ không níu giữ bạn vì lý do nghỉ việc này đâu. 

8. Bạn muốn kinh doanh riêng

Việc này là tin mừng cho bạn vì cho thấy khả năng của bạn đã dần phát triển nhưng những sếp khó tính có thể sẽ không muốn mất đi nhân sự là bạn. Nhưng sự kiên định của bạn có thể sẽ giúp bạn bạn nếu bạn có tự tin vào mô hình mà bản thân mình tạo ra và quyết tâm với lý do nghỉ việc này. Và có thể sau đó bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người, có thể là của sếp cũ của bạn nữa đó. 

9. Bạn sắp lập gia đình hoặc sinh nở

Việc kết hôn sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bạn và đây là lúc bạn phải lựa chọn còn mất của nhiều vấn đề. Nhưng đây là lý do nghỉ việc hoàn toàn có thể thuyết phục được kể cả các sếp khó tính. Và hãy cân nhắc thời gian bạn có thể quay lại với công việc và tiếp tục theo đuổi đam mê nhé. Chắn chắn những vị đồng nghiệp của bạn sẽ rất mong chờ bạn quay lại đó. 

10. Bạn đi du học

Hẳn là không ai có thể từ chối được lý do nghỉ việc này của bạn. Hãy hoàn thành đầy đủ công việc của mình và bàn giao công việc trước khi bay nhé. Và tại chân trời mới bạn có thể sẽ tìm ra những môi trường và công việc thực sự phù hợp với bạn và đang chờ bạn đến đó. 

Xem thêm: Cách viết đơn xin nghỉ việc Tiếng Anh hay và chuẩn nhất hiện nay

III. Cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc 

Cách trả lời câu hỏi lý do nghỉ việc từ sếp

Để có thể ra đi mà không gây cản trở đến các thành viên trong công ty, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chuyển giao công việc sớm nhất có thể. Và tất nhiên quan trọng nhất chính là việc nói chuyện với sếp về quyết định của bạn với tác phong chuyên nghiệp. Hãy tham khảo những tips sau đây nhé!

  • Hãy thông báo trước khi bạn nghỉ việc ít nhất 1 ngày để sếp có thể sắp xếp công việc và bố trí người thay thế vị trí của bạn. 

  • Tránh thông báo nghỉ việc qua các phương tiện điện tử vì nó sẽ làm mất điểm trong mắt sếp của bạn. Một câu trả lời thật lòng trực tiếp còn tốt hơn cả một quãng khóc lóc dài trên mạng. 

  • Đừng để đồng nghiệp biết trước khi bạn trình bày quyết định này với sếp của bạn. Sếp hẳn sẽ không thể hài lòng được khi những người khác đã bàn tán xôn xao việc mà mình chưa được thông báo đâu.

  • Đưa ra lời giải thích ngắn gọn, súc tích và nhớ cảm ơn sếp vì quãng thời gian vừa qua nhé. 

  • Chủ động khéo léo xin giấy nhận xét đánh giá năng lực để bạn có thể tìm kiếm những việc khác trong tương lai nhé. 

  • Hoàn thành đầy đủ công việc còn dang dở và gửi lời chào đến những người đồng nghiệp của bạn trước khi đi. Biết đâu sau này bạn sẽ gặp lại họ ở những vị trí khác nhau. 

IV. Kết luận

Dù bạn dùng cách thức nào đi chăng nữa, hãy luôn cố gắng chuyên nghiệp và thành thực nhất khi đưa ra lý do nghỉ việc để không mất hảo cảm giữa các bên vì biết đâu, trong tương lai đó lại là những khách hàng tiềm năng của bạn?