Đôi khi, chúng ta cần những lý do nghỉ việc thật thuyết phục để “đánh bại” những người sếp khó tính nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những bí kíp này. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng là gì nhé…
Cuộc sống hối hả với những công việc bộn bề có thể khiến mỗi người trong chúng ta cảm thấy ngộp thở, dễ stress bất cứ lúc nào. Khi mà những cách để thư giãn trở nên bất lực, thì có lẽ điều chúng ta nên làm nhất là tìm các lý do xin nghỉ việc. Đây không phải là một việc làm tiêu cực như nhiều người vẫn nghĩ.
Những nguyên nhân dẫn đến lý do nghỉ việc thật sự rất nhiều, và nó không hề hoàn toàn tiêu cực như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu có cái nhìn thoáng hơn, chúng ta có thể hiểu nó như đòn bẩy để giúp thay đổi cuộc sống của mỗi người…
Tuy nhiên, không phải người sếp nào cũng dễ dàng tin tưởng và không mất lòng với các lý do xin nghỉ việc của bạn. Để cân nhắc viết ra một lá đơn với lý do xin nghỉ việc hay đôi khi là hành động thật khó khăn. Để không mất lòng cấp trên, đồng thời không mất lòng cấp trên, các lý do xin nghỉ việc phải thật “có tâm” và hợp lý. Hãy để 123job giúp bạn trong bài viết sau nhé!
I. Lý do 1: Hoàn cảnh gia đình
Hãy tìm lý do nghỉ việc hợp lý nhất
Trong các lý do nghỉ việc hay, có lẽ vì hoàn cảnh gia đình là hợp lý và thuyết phục nhất. Bởi lẽ, cuộc sống mỗi người mặc định luôn gắn với một gia đình riêng, không ai có thể đánh giá và hạ thấp khi chúng ta lựa chọn một quyết định vì gia đình.
Chọn hoàn cảnh gia đình làm lý do nghỉ việc, chắc chắn sếp hay đồng nghiệp không thể đánh giá thấp hình tượng của bạn. Thậm chí, một người vì gia đình mà hi sinh công việc hiện tại còn có thể được đánh giá cao nhờ lối sống tình cảm và biết yêu thương.
Tất nhiên, lý do nghỉ việc này cần được trình bày khéo léo để không bị sa vào kể lể không cần thiết, và cũng cần sắp xếp các ý sao cho thật thuyết phục và hợp lý. Nếu không thể lựa chọn lý do này, hãy tiếp tục cân nhắc các lý do nghỉ việc hay tiếp theo nhé…
II. Lý do 2: Lên kế hoạch sinh nở trong thời gian dài
Thai sản cũng là một lý do nghỉ việc rất hợp lý và dễ thông cảm. Không ai có thể chê trách điều này bởi mỗi đứa trẻ sinh ra đều rất quan trọng. Hiện nay, không ít trường hợp các sản phụ lấy lý do nghỉ việc này để kết thúc công việc mình đang làm, chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp, có các chính sách ký kết hợp đồng lao động với điều kiện ràng buộc phụ nữ là không được phép có thai trong ít nhất 2 năm đầu nhiệm kỳ. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ khi sử dụng lý do xin nghỉ việc này, đối chiếu với hợp đồng lao động và tình hình công ty hiện tại để không làm mất lòng cấp trên và mất hình tượng trước mặt đồng nghiệp. Tất nhiên, đây cũng là một trong số những lý do xin nghỉ việc chỉ phù hợp với phụ nữ.
Đối với lý do xin nghỉ việc này, bạn cần có giấy tờ để chứng minh. Đồng thời, khi trình bày, bạn cần khéo léo nhắc tới quyền lợi thai sản theo quy định Nhà nước để tránh những vấn đề thiệt thòi có thể phát sinh. Ở phần đơn thư, bạn có thể viết lý do nghỉ việc như sau: “Thời điểm này khá nhạy cảm, tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Do đó, vì lý do đảm bảo sức khỏe, tôi xin phép ban giám đốc công ty cho tôi xin nghỉ việc, đồng thời được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước”.
Tiếp theo dưới đây là những lý do xin nghỉ việc dễ dàng hơn nhưng cũng không kém phần thuyết phục…
III. Lý do 3: Không muốn làm ảnh hưởng đến công việc chung
Lý do nghỉ việc vì không muốn ảnh hưởng đồng nghiệp
Đây là một trong số cáclý do nghỉ việc khá “mông lung” nhưng lại dễ dàng thuyết phục được sếp, vì nó đề cập tới vấn đề trách nhiệm, cho thấy rằng bạn biết quan tâm và lo lắng cho doanh nghiệp. Đối với lý do nghỉ việc này, bạn có thể trình bày rằng mình có việc đột xuất phải ở nhà trong một thời gian dài, hoặc gặp phải vấn đề sức khỏe lớn không thể đảm nhận công việc khá lâu…
Những doanh nghiệp có cường độ làm việc của công nhân viên cao, chắc chắn lãnh đạo sẽ thông cảm cho lý do nghỉ việc này của bạn. Thậm chí, họ còn đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của bạn thông qua việc làm này.
Đây là một trong số những mẫu trình bày lý do xin nghỉ việc mà bạn có thể tham khảo: “Vì một số lý do cá nhân, mà sắp tới đây tôi phải ở nhà trong thời gian dài. Nhận thấy rằng nếu tiếp tục gián đoạn công việc riêng, tôi sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của công ty. Vì vậy, tôi viết đơn xin thôi việc này và rất mong được ban giám đốc thông cảm và chấp thuận”.
IV. Lý do 4: Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp và môi trường làm việc
Trong các lý do xin nghỉ việc, có lẽ đây là lý do dễ mất lòng nhất, tuy nhiên cũng dễ trình bày nhất. Để thuyết phục ban lãnh đạo, bạn cần chuẩn bị cho mình những câu từ thật khéo léo trong đơn trình bày lý do nghỉ việc. Nếu bạn có thể trình bày hợp lý hướng đi tiếp theo của bản thân, chắc chắn ban lãnh đạo sẽ dễ dàng đồng cảm và thậm chí đánh giá cao tinh thần sự nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần khá cân nhắc về lý do nghỉ việc này, bởi không phải công ty nào cũng có thể nhìn nhận được đúng năng lực nhân viên và dùng người đúng chỗ. Nếu bạn hấp tấp ứng tuyển cho công việc mới chỉ vì thấy nhiều người đang làm, hay trình bày lý do nghỉ việc cũ trước khi chắc chắn được nhận vào làm tại nơi doanh nghiệp mới thì bạn nên cân nhắc thật kỹ bởi một khi đã chủ động xin nghỉ việc thì rất khó được tuyển vào làm tại công ty cũ lần nữa.
Bạn có thể tham khảo mẫu trình bày lý do nghỉ việc như sau: “Sau một thời gian dài suy nghĩ về định hướng và sở thích của bản thân, tôi đã nhận thấy mình cần thay đổi mục tiêu nghề nghiệp để trở nên phù hợp hơn. Do đó tôi quyết định xin nghỉ việc. Tôi mong công ty hiểu và thông cảm cho quyết định của tôi.”
V. Lý do 5: Lý do cá nhân
Lý do nghỉ việc vì cá nhân
Trong cáclý do nghỉ việc hay, đây có lẽ là lý do khá “chung chung”. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách khéo léo trình bày, nó lại hoàn toàn có thể trở thành lý do thuyết phục nhất.
Đây có thể là kết hợp của những lý do xin nghỉ việc đã nêu ở phần trên và một số sắp được nêu ra ở dưới, bạn chỉ việc lựa chọn điều phù hợp nhất cho mình. Tất nhiên, đừng nên gượng ép bản thân đi theo những lý do nghỉ việchay nhất, mà hãy cố gắng trung thực nói ra hoàn cảnh bản thân của mình.
Lý do nghỉ việc có thể xuất phát từ chuyện gia đình, sức khỏe, định hướng nghề nghiệp… hay đơn giản là bạn đang mang thai, không muốn làm ảnh hưởng tới tiến độ công ty.
Lý do nghỉ việc này có thể được trình bày như sau: “Kính gửi ban lãnh đạo công ty… Thời gian gần đây, sức khỏe của tôi đã và đang giảm sút rõ rệt, cần phải chữa trị kịp thời. Cuộc điều trị này có thể liên tục trong khoảng thời gian dài. Vì thế cho nên tôi viết đơn này để trình bày lý do nghỉ việc…”
VI. Lý do 6: Thay đổi chỗ ở quá xa nơi làm việc
Nơi ở quá xa nơi làm việc cũng là trở ngại dễ được cảm thông. Bạn có thể chọn nó làm một trong số những lý do xin nghỉ việc hay và thuyết phục.
Bạn có thể tham khảo để trình bày lý do nghỉ việc này như sau: “Thời gian tới, gia đình tôi sẽ chuyển tới nơi X khá xa trụ sở công ty, dẫn tới việc đi làm của tôi rất khó khăn và tốn thời gian, công sức. Vì thế tôi viết đơn này mong ban lãnh đạo thông qua lý do nghỉ việc của tôi…”
VII. Lý do 7: Có một cơ hội làm việc tốt hơn
Cơ hội làm việc tốt hơn đang đến và bạn không muốn bỏ lỡ chúng. Đây có thể là một trong số cáclý do nghỉ việc “tệ nhất”, làm mất lòng lãnh đạo lẫn đồng nghiệp nếu bạn không biết cách trình bày chúng sao cho thật hợp lý. Tuy nhiên, chú ý và để tâm một chút, bạn hoàn toàn có thể chuyển hóa nó thành một lý do nghỉ việc hay.
Hãy thử tham khảo mẫu trình bày lý do nghỉ việc sau nhé: “Không còn được làm việc tại công ty trong thời gian sắp tới là một điều khá tiếc đối với tôi. Tuy nhiên, sắp tới trên con đường sự nghiệp của mình, tôi quyết định đảm nhận vị trí mới để tìm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp, phù hợp hơn với chuyên môn và khả năng làm việc của tôi…”
VIII. Lý do 8: Không còn thấy phù hợp với công việc
Trong những lý do xin nghỉ việc, có lẽ đây là lý do hợp lý nhất. Đồng thời, đây cũng là lý do nghỉ việc thường thấy ở những sinh viên mới ra trường. Lúc này, họ chưa thực sự có một định hướng nhất định và đang trên hành trình tìm kiếm mục tiêu nghề nghiệp.
Trạng thái cảm thấy không hợp với công việc hiện tại hoặc thậm chí là bất đồng với văn hóa doanh nghiệp, chính sách của công ty sẽ rất dễ gây ra nhiều áp lực và suy nghĩ tiêu cực trong bạn. Điều này còn làm gián đoạn, ảnh hưởng xấu đến công việc chung của tập thể. Chính vì vậy, ngay lập tức bạn nên chia sẻ khéo léo với cấp trên của mình về lý do nghỉ việc và thuyết phục họ tìm người thay thế.
IX. Lý do 9: Xin nghỉ để đi học lên cao
Những người thành công luôn có ý thức không ngừng học tập và rèn luyện để phát triển các kỹ năng cá nhân. Ban lãnh đạo sẽ không thể mất lòng khi biết lý do nghỉ việc của bạn là trong thời gian ngắn tới, bạn đăng ký những khóa học chuyên sâu để nâng cao kiến thức chuyên môn và cải thiện kỹ năng của bản thân. Đó cũng là một trong số các lý do xin nghỉ việc của những người chuyên nghiệp và có chí hướng mạnh mẽ trong công việc.
Hãy thử tham khảo cách trình bày lý do nghỉ việc sau đây nhé: “Trong thời gian sắp tới, tôi chuẩn bị học lên cao để cải thiện trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn của bản thân. Tuy nhiên khóa học này chiếm khá nhiều thời gian và tôi nhận thấy rất dễ ảnh hưởng tới tiến độ công việc chung của doanh nghiệp. Tôi rất mong ban lãnh đạo thông cảm và thông qua lý do nghỉ việc của tôi…”
X. Tải mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2020
Đối với việc trình bày lý do xin nghỉ việc, bạn cũng cần chuẩn bị một đơn thư thật chuyên nghiệp. Hãy tham khảo mẫu bằng cách tải mẫu đơn: TẠI ĐÂY
XI. Kết luận
Trên đây là những lý do nghỉ việc thuyết phục nhất làm bạn có thể “đánh bại” bất cứ người sếp khó tính nào. Hãy đến với 123job với những nội dung bổ ích sau nhé!