Người xưa thường nói, trong tháng Chạp (tức là tháng 12 âm) có 3 lễ cúng quan trọng và không thể bỏ qua là: Cúng Rằm tháng Chạp, ông Công ông Táo và Tất niên. Vậy cần chuẩn bị những gì khi cúng Rằm tháng Chạp? Cần kiêng kị gì khi cúng Rằm Tháng Chạp?

Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm bởi trong tháng này mọi người đều hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Theo đó thì khi vào những tháng cuối năm, mọi người sẽ dành hết sức mình để hoàn tất những kế hoạch đặt ra, cùng với đó là nhìn lại một năm qua đã làm được gì và chưa làm được gì. Về mặt tâm linh, tháng Chạp cũng chính là tháng có nhiều lễ nhất trong năm. Ngoài việc cúng ông Công ông Táo, cúng Giao thừa thì các gia đình còn cúng Rằm tháng Chạp. Vậy ngày Rằm tháng Chạp cúng gì? Sắm lễ Rằm tháng Chạp cần có những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Rằm tháng Chạp cúng gì nhé!

I. Rằm tháng Chạp là ngày gì?

1. Rằm tháng Chạp là gì?

Ngày Rằm tháng Chạp (tức là ngày 15/12 âm lịch) hay còn gọi là rằm tháng 12 là một trong những ngày Rằm quan trọng trong năm. Theo đó thì vào ngày này theo phong tục của người Việt Nam, các gia đình thường làm lễ cúng. Và lễ này được coi là lễ tổng kết cho 1 năm dài đã đi qua. Vì là ngày Rằm cuối cùng của năm cũng như là thời điểm cận dịp Tết Nguyên đán nên nhiều gia đình chuẩn bị công phu, cẩn thận hơn so với những ngày Rằm bình thường.

Rằm tháng Chạp là gì?

Rằm tháng Chạp là gì?

2. Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Chạp

Trong tín ngưỡng thờ cúng, tâm linh của người Việt, tục lệ cúng vào những ngày rằm là một trong những nét đẹp văn hóa thờ cúng lâu đời. Và ngày Rằm tháng Chạp là một trong những ngày Rằm lớn trong năm, cũng là ngày Rằm cuối cùng trong năm cũ để chuẩn bị bước sang năm mới. Chính vì vậy việc cúng ngày Rằm tháng Chạp đối với người Việt có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó mang ý nghĩa là cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên và tạ ơn các vị thần linh đã giúp đỡ trong suốt 1 năm qua. Cúng rằm tháng Chạp còn được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm cũ. Vì thế, lễ cúng vào ngày Rằm tháng Chạp thường được gia đình chuẩn bị một cách chỉn chu, tươm tất.

3. Thời gian làm lễ cúng

Bên cạnh câu hỏi về Rằm tháng Chạp cúng gì thì thời gian làm lễ cúng Rằm cũng được nhiều người quan tâm. Mặc dù cúng ngày Rằm tháng Chạp năm 2022 không quy định thời gian làm lễ cúng, nhưng cũng nên tránh việc tiến hành lễ cúng quá sớm hay là quá muộn. Theo đó thì gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 tháng Chạp. Và chú ý không nên làm lễ quá khuya, tốt nhất là trước khi trời tối. Thông thường thời gian thích hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Chạp là vào chiều tối ngày 14 âm lịch và sáng ngày 15 âm lịch.

Xem thêm: Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết và những lưu ý quan trọng

II. Những điều cần lưu ý khi cúng Rằm Tháng Chạp

Vì ngày Rằm tháng Chạp là ngày quan trọng trong tháng Chạp cũng như trong năm nên khi thực hiện lễ cúng hay Sắm lễ Rằm cũng cần phải lưu ý một số điều. Và dưới đây là một số chia sẻ về những điều cần lưu ý khi cúng Rằm Tháng Chạp mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

1. Cần chuẩn bị những gì khi cúng Rằm Tháng Chạp?

Cần chuẩn bị những gì khi cúng Rằm Tháng Chạp?

Cần chuẩn bị những gì khi cúng Rằm Tháng Chạp?

Cúng Rằm thường không quá cầu kỳ, cũng giống các nghi thức khác thì lễ này cần chuẩn bị hai phương diện là đồ lễ và văn khấn. Theo đó thì đồ lễ là lễ vật dâng lên thần linh, gia tiên và văn khấn là bài khấn nguyện gửi gắm những tâm tư nguyện vọng của con cháu tới các bậc anh linh.

Vậy Rằm tháng Chạp cúng gì? Sắm lễ Rằm cần có những gì? Tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ chay hay mặn mà mỗi gia đình cũng sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Nhìn chung, đồ lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp thường có:

  • Lễ cúng chay: Đối với lễ cúng chay thường có hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…
  • Lễ cúng mặn: Đối với lễ cúng mặn thì cầu kỳ, phức tạp hơn một chút. Theo đó một lễ cúng mặn thường sẽ bao gồm thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả, các món mặn khác và rượu. Hiện nay, nếu không cúng rằm tháng Chạp bằng bánh chưng, người dân thường cúng bằng xôi gấc với quan niệm là màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia đình.

Nhìn chung việc sắm lễ Rằm tháng Chạp cũng không quá phức tạp và đồ lễ cúng vào ngày này không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng. Quan trọng nhất khi thực hiện lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp năm 2022 là cần thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.

2. Người thực hiện lễ cúng

Thường sẽ không có một quy định cụ thể nào về người thực hiện lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp năm 2022. Tuy nhiên người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ hay là những người có uy tín trong gia đình. Nhưng cần lưu ý, trước khi làm lễ cúng, người thực hiện lễ cúng phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng để thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng. Trong khi làm lễ cúng, tư thế, nét mặt của người thực hiện lễ cúng cần thể hiện sự thành kính, trang nghiêm và tập trung vào việc đang làm, không phân tâm.

3. Những lưu ý, kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Chạp

Thông thường, khi vào những ngày Rằm hay những ngày lễ Tết, người dân thường có những kiêng kỵ riêng để tránh những điều xui xẻo. Và đối với ngày Rằm tháng Chạp cũng không ngoại lệ. Và dưới đây là một số lưu ý, kiêng kỵ bạn cần lưu ý vào ngày Rằm tháng Chạp năm 2022 để được may mắn và suôn sẻ trong cuộc sống:

  • Kiêng vay mượn tiền: Trong những ngày Rằm, ngày lễ Tết, bạn tuyệt đối không nên vay mượn tiền bạc. Bởi theo quan niệm của người xưa, nếu vay tiền trong khoảng thời gian này nhiều khả năng sẽ không trả được món nợ và dẫn đến một món nợ lớn trong năm mới. Đây là điều không may vào năm sau.
  • Kiêng đánh lộn, cãi nhau, gây gổ: Đây là ngày các vị thần linh và bề trên về nhà chứng giám, nếu xảy ra cãi vã, xung đột thì sẽ làm phật lòng các vị ấy.
  • Kiêng làm vỡ bát đĩa: Làm rơi vỡ bát đĩa trong ngày Rằm là điềm báo cho sự thất thoát tiền bạc và sự đứt gánh trong các mối quan hệ trong cuộc sống cũng như những điều không may mắn sẽ xảy tới.
  • Kiêng làm hại, nói xấu người khác: Trong những ngày Rằm, nếu có ý muốn hãm hại người khác thì sẽ bị các vị thần linh sẽ trách phạt. Chính vì vậy đây là cách bạn tự mình rước họa vào thân nên cần lưu ý nhé!

Những lưu ý, kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Chạp

Những lưu ý, kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Chạp

Xem thêm: Hóa vàng và những điều chưa biết về phong tục hóa vàng ở Việt Nam

III. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về ngày Rằm tháng Chạp, ngày Rằm Tháng Chạp cúng gì cùng những lưu ý, kiêng kỵ vào ngày này mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Và ngày Rằm tháng Chạp năm 2022 cũng sắp tới rồi, hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết sẽ giúp ích cho bạn để chuẩn bị một ngày Rằm chu đáo hơn!