Hóa vàng ngày lễ tết là một trong những phong tục tập quán quan trọng của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách hóa vàng đúng cách. Tìm hiểu ngay ý nghĩa của tục hóa vàng là gì?

Bước sang những ngày đầu tháng Chạp năm 2021, không khí Tết cũng ngập tràn trên những con phố. Có thể thấy 2021 không phải là một năm may mắn vì có quá nhiều sự kiện xảy ra từ dịch bệnh đến những mất mát và những sự ra đi, điều này khiến cho mọi người mong chờ một năm 2022 nhiều đổi mới. Trong những dịp Tết Nguyên Đán, người dân Việt Nam cũng có nhiều phong tục tập quán đi kèm với những ý nghĩa về gia đình, tài lộc và sức khỏe. Một trong nhiều phong tục đó chính là hóa vàng. Vậy hóa vàng là gì?

I. Hóa vàng là gì?

1. Tục hóa vàng là gì?

Khái niệm hóa vàng là gì được hiểu là một dạng dâng cúng với một niềm tin và giá trị vật chất cho thần linh. Người dân Việt Nam không dùng tiền thật để đốt mà thay vào đó là tiền vàng mã với hình tròn và hình vuông giống hình tiền trong lịch sử, “tiền giấy không thường dùng để đốt mà thay vào đó là chôn cùng, treo xung quanh hay rải xung quanh khu vực mộ. Tuy nhiên, sau một thời gian thì việc đốt tiền vàng mã ngày càng được dùng phổ biến hơn từ nghi lễ của nhà vua đến những người dân thường và dần trở thành tín ngưỡng tương truyền trong dân gian” - Thạc sĩ Đinh Đức Tiến cho biết.

Khái niệm hóa vàng là gì bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập về Việt Nam kết hợp cùng với tư duy “trần sao âm thế” nên thế giới vàng mã cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngày càng có nhiều đồ vật được sản xuất dưới dạng vàng mã để phục vụ nhu cầu của người dân Việt Nam như xe máy, áo vest, điện thoại di động. 

hoa vang la gi

Hóa vàng là gì?

Vào những ngày Tết thì có quan niệm cho rằng, ngày 23 tháng Chạp chính là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Kéo dài đến chiều 30 Tết thì người Việt có tục lệ cúng tất niên và dọn dẹp, sắm sửa bàn thờ. Lúc này thì những chân nhang hay vàng mã của năm trước sẽ được đem đốt đi như một dạng để kết thúc tất cả những gì còn lại của năm cũ. 

Đêm giao thừa, gia đình Việt Nam có tục bày biện và sắp xếp mâm cơm cúng để mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Sau 3 ngày, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình Việt Nam thì sẽ làm một mâm cơm cúng - gọi là lễ hóa vàng. Cũng có nhiều người cho rằng, khái niệm hóa vàng là gì được xem như một hình thức tiễn gia tiên về trở sau khi có những ngày ăn Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, việc hóa vàng thường mang ý nghĩa là đón thần tài, thần lộc về nhà. Cũng có một số người cho rằng, nếu đốt càng nhiều vàng mã thì càng thể hiện được lòng thành, kính dâng lên tổ tiên. Ý nghĩa của hành động này chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết và lãng phí tiền bạc. 

Xem thêm: Cúng sao giải hạn là gì? Cách cúng và bài văn khấn sao giải hạn chuẩn nhất

2. Ý nghĩa của tục hóa vàng

Người dân Việt Nam cho rằng những ngày lễ tết là ngày vui của con cháu nên ông bà dưới âm phủ cũng phải được hưởng. Khái niệm hóa vàng là gì chính là một hành động biểu hiện việc con cháu gửi đồ dùng, tiền vàng trên bàn thờ gia tiên cho người cõi âm. Tùy vào phong tục tập quán của mỗi nơi mà có những gia đình chỉ làm gói gọn trong gia đình, nhưng cũng có những gia đình mời thông gia, hàng xóm để dùng cơm lễ hóa vàng như một dịp gặp mặt đầu năm. Hóa vàng tiễn ông bà xong thì cũng là lúc hết Tết - nhà nhà kinh doanh lại bắt đầu mở bán, người làm việc khác thì cũng đi làm trở lại. Hy vọng lòng thành được ông bà chứng giám và phù hộ cho một năm làm việc suôn sẻ. 

y nghia tuc hoa vang

Ý nghĩa tục hóa vàng là gì?

Tục hóa vàng có từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, còn vật hóa vàng thì thường gắn với đời sống thường nhật để người ở bên kia sống gần hơn với dương gian. Người dân thường mang vàng hướng ra đốt trước cửa nhà và sau khi đốt thì gia chủ sẽ đổ một chén rượu cúng vào đống tro hóa vàng để đồ cúng chuyển đến đúng người nhận. 

Sau ngày lễ, gia chủ hóa àng và phần tiền vàng của gia thần phải được hóa trước, tiền vàng cho tổ tiên thì hóa sau. Việc chọn ngày lễ để hóa vàng tùy thuộc vào mỗi vùng miền và gia đình, phổ biến là từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên Đán. Điều quan trọng chính là phải có lễ tạ gia tiên, chư vị thánh thần vì theo quan niệm dân gian thì có lễ tạ thì tấm lòng chủ nhà mới được chứng giám. 

Xem thêm: Sao Thái Âm là gì? Hướng dẫn cách cúng sao Thái Âm đúng lễ nghi nhất?

II. Thắp hương bao lâu thì hạ lễ?

Thắp hương được coi là một nét đẹp trong tập quán văn hóa có từ lâu đời của người Á Đông, chứ không riêng Việt Nam. Trong phong tục thời cùng thí nén hương được coi là hơi thở của cội nguồn, cách để giúp con cháu thể hiện sự hiếu kính, lòng biết ơn của mình với ông bà tổ tiên trong dòng tộc của mình. Dù công việc khá đơn giản nhưng ý nghĩa lại vô cùng thiêng liêng và phải được thực hiện một cách trang trọng và thành kính nhất. Vậy nên vào những ngày rằm, lễ Tết người người đều tất vật sửa soạn những mâm cũng đầy đủ, đẹp mắt để dân lên Đức Phật và gia tiên cầu mong gia đình êm ấm, sức khỏe. 

Ý nghĩa của mỗi nén hướng được thắp lên như một cầu nối để liên lạc giữa hai thế giưới với nhau. Chính vì vậy mà thời gian thắp hương đồng nghĩa với thời gian con cháu thể hiện lòng hiếu kính của mình với người đã khuất. Đây cũng được xem là khoảng thời gian để gia tiên về nhà, nhận lễ của con cháu và phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh và bình an. Để đảm bảo được sự gắn kết thì mỗi lần thắp hương phải kéo dài 3 tuần hương thì mới được hạ lễ và một tuần hương là khoảng thời gian cháy hết một nén hương. 

thap huong

Thắp hương bao lâu thì hạ lễ

Trong trường hợp, hương chưa tắt hết mà gia chủ đã nóng vội hạ lễ thì phạm vào lỗi cấm kỵ trong tâm linh và phong thủy. Nó cũng giống như việc ông bà đang ăn mà con cháu dọn đi - gây ra những tai họa và sự xui xẻo không nên có. Vậy nên gia chủ phải để cháy hết 3 tuần hương thì mới được hạ lễ. Làn khói nhẹ và mùi hương lan tỏa trong không trung gửi đến những lời cầu nguyện, những mong ước của người thắp hương đến gia tiên và bề trên của mình. 

Xem thêm: Sao mộc đức tốt hay xấu? Giải đáp mọi thắc mắc về sao Mộc Đức và cách cúng giải

III. Hóa vàng mã thế nào cho đúng

Đối với người Việt thì ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên vô cùng quan trọng vì người xưa quan niệm rằng, trong những dịp Tết này thì tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ, đèn hương không bao giờ được tắt và các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo phải đợi đến ngày hóa vàng mới được hạ xuống. Nếu đèn hương tắt, hay hạ lễ trước khi hóa vàng thì được xem là phạm phải điều bất kính. 

Vì tính quan trọng của ngày hóa vàng nên mâm cúng hóa vàng cũng vô cùng đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết. Trong mâm cơm hóa vàng thì con gà phải to, tròn và chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bài trí cẩn thận. Mâm cơm cúng phải đủ món luộc, xào, miến, canh với ly rượu, lọ hóa, ly nước, bánh kẹo, trầu cau và mâm ngũ quả để tiễn chân ông bà. Nếu cúng mặn thì không thể thiếu con gà trống, kết hợp với tiềm âm, vàng mã chuẩn bị chu đáo cho ông bà có lộ phí đi đường. 

IV. Mâm cơm cúng lễ hóa vàng gồm những gì?

Đa phần khi cúng thì mọi lễ vật cúng đều rất cơ bản như mâm ngũ quả, bánh kéo, vàng mã, hương nến được chuẩn bị trước Tết và cúng liên tiếp mỗi ngày. Riêng mỗi ngày, chủ nhà cần thay 5 chén nước mới, ly rượu mới, cau trầu mới để cúng riêng cho mùng 3, mùng 4, mùng 5 và không được sử dụng, nước, rượu đã cúng trước đó. 

mam com cung hoa vang

Mâm cúng mâm cơm cúng hóa vàng

Đặc biệt đối là cỗ cúng thì cần phải chuẩn bị mới và món ăn cúng thì có thể là món chay hay món mặn tùy theo phong tục tập quán của mỗi gia đình. Món ăn mặn đặc trưng cũng được chuẩn bị tùy theo vùng miền, có thể là bánh chưng, canh măng, thịt đông, cá kho, giò, chả,... Tết cả đều cần được chuẩn bị tươm tất và được đặt tôn nghiêm trên bàn thờ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng thì gia chủ phải ăn mặc lịch sự, rửa tay sạch và thắp nén nhang lên bàn thờ. 

V. Văn khấn hóa vàng Tết 2022

1. Tại sao cần chuẩn bị văn khấn mùng 3 Tết (mùng 4, mùng 5) Tết

Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu đoàn tụ với gia đình sau một năm xa quê hương, thể hiện sự ấm cúng và hơi ấm của gia đình. Vì vậy, Tết được xem là dịp lễ mà mọi người mong chờ nhất trong năm. Vào dịp này, ngoài việc chuẩn bị cỗ cúng, lễ vật cúng thì văn khấn cúng cũng cần được chuẩn bị vô cùng chu đáo. Bài văn khấn là đúc kết của những lời văn thể hiện được tấm lòng thành kính của con cháu với thần linh, tổ tiên và vong linh những người đã mất. 

Vì vậy, bài cúng Tết mùng 3, mùng 4, mùng 5 không được sơ sài mà phải chuẩn bị văn khấn nhằm tạ ơn các vị tổ tiên, thần linh và cầu nguyện cho một năm mới an khang thịnh vượng, bình an. 

Gia chủ cần chuẩn bị trước bài văn khấn cho ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 bằng bất cứ hình thức nào như in ra, ghi chép hay đọc thuộc thì càng tốt vì khi khấn sẽ thành tâm và trôi chảy hơn. 

Xem thêm: Khám phá ý nghĩa các con số từ 0 đến 9 trong phong thuỷ và văn hoá

2. Văn khấn mùng 3 Tết thần linh 2022 (mùng 4, mùng 5)

van te

van khan

Văn khấn mùng 3 Tết thần linh 2022 

3. Văn khấn mùng 3 Tết gia tiên 2022 (mùng 4, mùng 5)

Văn khấn mùng 3 Tết gia tien 2022

Văn khấn mùng 3 Tết gia tiên 2022

VI. Kết luận

Với những thông tin và nội dung trên về hóa vàng là gì cũng như tục hóa vàng ở Việt Nam thì mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thờ cúng cũng như am hiểu về phong tục tập quán của Việt Nam hơn. Đối với những bạn trẻ, khái niệm cúng tổ tiên không còn phổ biến như trước, tuy nhiên, đây được xem là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt vào mỗi dịp Tết đến Xuân về.