Sân khấu điện ảnh luôn là ngành học thu hút sự quan tâm của những người yêu mến nghệ thuật điện ảnh. Những câu hỏi như ‘thi vào trường sân khấu điện ảnh có khó không’ liên tục được đặt ra với những thí sinh có dự định thi khối ngành này.
Với tính chất riêng biệt của ngành học, khối ngành sân khấu điện ảnh có quy trình xét tuyển và yêu cầu khác với những lĩnh vực khác. Vậy những quy trình và yêu cầu đó là gì? Đồng thời cơ hội phát triển sau tốt nghiệp của sinh viên sân khấu điện ảnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ‘thi vào trường sân khấu điện ảnh có khó không’ của 123job.vn.
1. Các ngành sân khấu điện ảnh và khối ngành xét tuyển
STT | Ngành/Chuyên ngành | Khối thi |
1 | Ngành: Biên kịch điện ảnh - truyền hình Chuyên ngành: - Biên kịch điện ảnh
- Biên kịch truyền hình
| S |
2 | Ngành Đạo diễn điện ảnh, truyền hình Chuyên ngành: - Đạo diễn điện ảnh
- Đạo diễn truyền hình
- Đạo diễn, sản xuất nội dung số
| S |
4 | Ngành Nhiếp ảnh Chuyên ngành: - Nhiếp ảnh nghệ thuật
- Nhiếp ảnh báo chí
- Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện
| S |
5 | Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình Chuyên ngành: - Công nghệ dựng phim
- Âm thanh điện ảnh, truyền hình
| S1 |
6 | Ngành: Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh Chuyên ngành: - Thiết kế mỹ thuật sân khấu
- Thiết kế mỹ thuật hoạt hình
- Thiết kế đồ họa kỹ xảo
- Nghệ thuật hóa trang
| S |
7 | Ngành Huấn luyện múa | S |
8 | Ngành Đạo diễn sân khấu Chuyên ngành: - Đạo diễn âm thanh, ánh sáng sân khấu
- Đạo diễn sự kiện lễ hội
| S |
9 | Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình Chuyên ngành: - Diễn viên nhạc kịch
- Diễn viên điện ảnh/truyền hình
| S |
10 | Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát Chuyên ngành: - Diễn viên chèo
- Diễn viên cải lương
- Nhạc công kịch hát dân tộc
| S |
11 | Ngành: Biên đạo múa Chuyên ngành: Biên đạo múa đại chúng | S |
Đặc thù ngành học trên đều yêu cầu những tố chất, năng lực riêng ở người học. Đó là lý do nhóm ngành sân khấu - điện ảnh xét tuyển dựa trên kết quả khối thi năng khiếu. Khối S là khối xét tuyển riêng cho nhóm ngành này, với hai tổ hợp:
- S00 gồm môn văn, năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 và 2
- S01 gồm môn toán, năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 và 2
Những bài thi được đưa ra phù hợp với từng chuyên ngành, nhằm đánh giá về tiềm năng của thí sinh. Với ngành đạo diễn, biên kịch, bài thi năng khiếu là phân tích một tác phẩm điện ảnh, truyền hình và đánh giá kiến thức chung của thí sinh về xã hội và văn học, nghệ thuật. Đối với diễn viên, bài thi năng khiếu được điều chỉnh, yêu cầu thể hiện một tình huống nhằm lột tả khả năng nhập vai, diễn xuất, ứng biến của thí sinh…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn mỗi chuyên ngành sân khấu điện ảnh
Dưới đây là những ngôi trường đào tạo sân khấu điện ảnh với truyền thống lâu đời, uy tín và vang danh trên cả nước. Nơi đây là cái nôi đào tạo nên nhiều cây đa, cây đề trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh Việt Nam nói chung.
Năm 2024, các chuyên ngành đào tạo chính quy tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM có điểm chuẩn như sau:
Năm 2024, các chuyên ngành đào tạo chính quy tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương có điểm chuẩn như sau:
Năm 2024, các chuyên ngành đào tạo chính quy tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội có điểm chuẩn như sau:
Năm 2024, các chuyên ngành đào tạo chính quy tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội có điểm chuẩn như sau:
3. Thi vào trường sân khấu điện ảnh có khó không?
3.1. Điều kiện dự thi sân khấu điện ảnh
Thí sinh đăng ký dự thi trường sân khấu điện ảnh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc bậc học tương đương (Trung học nghề khối ngành nghệ thuật với chương trình đào tạo 3 năm; Trung học bổ túc; Trung học chuyên nghiệp).
- Với nhóm ngành múa, chương trình đào tạo đại học yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng nghệ thuật múa.
- Khối ngành Diễn viên nói chung, yêu cầu về tuổi (xét tuyển thí sinh từ 17 - 22 tuổi) và ngoại hình: chiều cao từ 1m55 với nữ và từ 1m65 với nam, tiếng nói tốt, không ngọng hay nói lắp; không khuyết tật về hình thể, có giọng hát tốt (với chuyên ngành kịch hát).
- Với nhóm ngành Quay phim, Nhiếp ảnh: Thí sinh cần biết sử dụng máy ảnh cơ để làm bài thi năng khiếu.
- Với khối ngành nghệ thuật điện ảnh, truyền hình, nhiếp ảnh: Thí sinh cần gửi bài luận, kịch bản, truyện ngắn theo yêu cầu của trường để đánh giá sơ tuyển.
- Đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe
3.2 Quy trình thi 2 vòng
Ngoài kỳ thi THPTQG, thí sinh đăng ký thi trường sân khấu điện ảnh cần trải qua những bài thi riêng do trường tổ chức, bao gồm vòng thi sơ tuyển và chung tuyển. Chỉ những thí sinh vượt qua vòng sơ tuyển được tiếp tục dự thi vòng tiếp theo. Bài thi đánh giá vòng sơ tuyển và chung tuyển sẽ khác nhau giữa mỗi chuyên ngành học. Nội dung thi đánh giá những năng lực chuyên môn riêng, đòi hỏi người học có sự nghiên cứu và trang bị kiến thức, kỹ năng trước kì thi.
Sau khi hoàn thành các bài thi cần thiết, kết quả xét tuyển ngành sân khấu điện ảnhđược tính toán dựa trên các bài thi năng khiếu và bài thi văn/toán trong kỳ thi trung học phổ thông (nếu có). Hệ số điểm từng bài thi, quy cách tính điểm tùy thuộc vào mỗi cơ sở đào tạo.
3.3. Quy trình thi năng khiếu khối ngành sân khấu điện ảnh
Ngành | Thi sơ tuyển | Thi chung tuyển |
Biên kịch | Đánh giá kiến thức chung về khía cạnh: - Văn hóa xã hội
- Văn học nghệ thuật, sân khấu điện ảnh
| 1: Sáng tạo một tiểu phẩm theo yêu cầu đề thi 1: Kiểm tra vấn - đáp về: - Khả năng sáng tạo kịch bản và hiểu biết về lĩnh vực điện ảnh
- Bài nhận xét phim của bản thân nộp khi đăng ký dự tuyển
3: Bài thi môn văn |
Lý luận, phê bình điện ảnh | Bài thi đánh giá kiến thức: - Văn hóa xã hội
- Văn học nghệ thuật,sân khấu điện ảnh
| 1. Phân tích phim, tác phẩm sân khấu điện ảnh 2. Thi vấn đáp đánh giá: - Năng khiếu cảm thụ nghệ thuật, phê bình điện ảnh
- Về bài nhận xét phim của bản thân nộp khi đăng ký dự tuyển.
3. Bài thi THPTQG môn Văn |
Đạo diễn | Bài thi đánh giá kiến thức: - Văn hóa xã hội
- Văn học nghệ thuật, sân khấu điện ảnh
| 1. Phân tích phim, tác phẩm sân khấu điện ảnh sau khi xem. Sáng tác theo yêu cầu đề thi. 2. Thi vấn đáp về: - Khả năng dàn dựng phân cảnh
- Trả lời về bài thi ý tưởng sáng tạo của bản thân.
3. Bài thi THPTQG môn Văn |
Quay phim | Bài thi đánh giá kiến thức: - Văn hóa xã hội
- Văn học nghệ thuật, sân khấu điện ảnh
| 1. Phân tích phim 2. Bài thi thực hành về kỹ năng quay phim, chụp ảnh. Vấn - đáp về thành quả, và những sản phẩm nộp khi dự tuyển. 3. Bài thi THPTQG môn Văn |
Nhiếp ảnh | Bài thi đánh giá kiến thức: - Văn hóa xã hội
- Văn học nghệ thuật, sân khấu điện ảnh
| 1. Phân tích phim 2. Bài thi thực hành về kỹ năng quay phim, chụp ảnh. Vấn - đáp về thành quả, và những sản phẩm nộp khi dự tuyển. 3. Bài thi THPTQG môn Văn |
Diễn viên | Kiểm tra hình thể + giọng nói (qua bài chuẩn nói chuẩn bị trước do thí sinh tự chọn). Biểu diễn một tình huống chỉ 1 nhân vật không quá 10’. | 1. Thể hiện một tiểu phẩm theo đề thi, không có bạn diễn cùng (thời gian không quá 10 phút). 2. Diễn theo một tình huống mà giám khảo đặt ra. Thi vấn đáp trên cơ sở bài thi đó. 3. Bài thi Văn |
Diễn viên kịch hát | Đánh giá hình thể + tiếng hát + giọng nói. Thi sinh tự chuẩn bị phần thi của riêng mình. Biểu diễn một tình huống kịch hát, không có trợ diễn, không quá 10’. | 1. Bài thi Hát + Hình thể + Biểu diễn - Phần thi hát theo chuyên ngành nhằm đánh giá cữ giọng, kiểm tra khả năng cảm nhạc, thẩm âm
- Hình thi: Giải phóng hình thể, thực hiện các động tác múa theo yêu cầu
- Biểu diễn tiểu phẩm không quá 10 phút theo đề thi, không có trợ diễn thể hiện khả năng thấu hiểu tình huống, nhập vai
3. Bài thi Văn |
4. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành sân khấu điện ảnh
Sau quá trình rèn luyện tại trường, sinh viên sau tốt nghiệp có thể tham gia vào những quy trình sáng tạo, thể hiện nghệ thuật khác nhau. Hướng đi sau tốt nghiệp tùy thuộc vào chuyên môn tích lũy trong quá trình học và định hướng, đam mê của mỗi người. Sau đây là những cơ hội, con đường phù hợp với sinh viên sân khấu điện ảnh:
- Đạo diễn, trợ lý đạo diễn phim truyền hình, show truyền hình, điện ảnh, MV ca nhạc, đạo diễn sân khấu - sự kiện nghệ thuật…
- Nhân viên tổ chức sự kiện âm nhạc, nghệ thuật, phim ảnh.
- Nhà sáng tạo nội dung liên quan trực tiếp tới lĩnh vực điện ảnh, sân khấu, truyền hình.
- Sáng tạo nội dung số.
- Biên kịch phim điện ảnh, truyền hình, truyện ngắn, chương trình giải trí, nội dung trên mạng xã hội…
- Công chức công tác tại các phòng, ban văn hóa - văn nghệ, sân khấu điện ảnh của nước nhà.
- Làm việc tại các Production House hay phòng Marketing Inhouse tại các doanh nghiệp với vai trò nhân viên sáng tạo nội dung.
5. Tiềm năng phát triển sự nghiệp của ngành sân khấu điện ảnh ra sao?
Thị trường văn hóa nghệ thuật Việt Nam đang phát triển với tiềm năng ấn tượng. Minh chứng là các chương trình truyền hình, nội dung số ngày càng đa dạng về mặt nội dung, nâng cao về mặt chất lượng. Thị hiếu công chúng ngày một nâng cao, yêu cầu chuyên môn trong các tác phẩm ngày một khắt khe hơn. Tín hiệu ấy cho thấy lĩnh vực sân khấu điện ảnh, văn hóa được coi trọng hơn.
Những tín hiệu ấy cũng là áp lực đối với người trong ngành. Buộc họ cần có thái độ đúng mực, sự nâng cấp về chuyên môn, tinh thần sáng tạo cao nhất để cho ra những tác phẩm ngày một chất lượng hơn.
Về cơ hội phát triển, những phương tiện truyền thông bùng nổ giúp người làm trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh dễ dàng tiếp cận với khán giả hơn. Thay vì chật vật để có mặt trên sóng truyền hình như trước đây, sáng tạo nội dung số dựa trên kiến thức của mình giúp bạn nhanh chóng nâng cao danh tiếng và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Mức thu nhập trong ngành sân khấu - điện ảnh tương đối đa dạng, trung bình được ghi nhận hiện nay là 8 - 30 triệu đồng/tháng. Nó phụ thuộc vào chuyên môn, vị trí, vai trò và thương hiệu của mỗi cá nhân. Với người mới bước chân vào nghề, thời gian đầu sẽ có nhiều gian nan, thu nhập bấp bênh. Với những cá nhân có độ nhận diện công chúng cao, catxe thực tế cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung. Nhưng song hành với đó là những áp lực về dư luận, kỳ vọng về doanh số chương trình.
Kết luận
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc ‘thi vào trường sân khấu điện ảnh có khó không’. Sân khấu - điện ảnh là lĩnh vực đòi hỏi người học có nhiều đam mê và năng khiếu nghệ thuật. Xác định rõ ràng niềm yêu thích của mình với ngành học là bước đầu tiên. Khi đã chắc chắn với quyết định của mình, hãy tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết để vượt qua các bài đánh giá của trường sân khấu điện ảnh. Hy vọng bài viết của 123job.vn giúp bạn đọc hiểu hơn về quy trình thi vào các trường sân khấu điện ảnh hiện nay.