Thuế là gì? Có thể đây là câu hỏi không phải ai cũng trả lời ngay được. Để cung cấp cho bạn đọc kiến thức về thuế nên 123job tổng hợp hợp ở bài viết này những thông tin cơ bản nhất mà ai cũng nên biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
VI. Các loại thuế cơ bản áp dụng ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam
1. Hệ thống pháp luật thuế của một số nước xã hội chủ nghĩa
Nói chung, hiện nay tại một số nước xã hội chủ nghĩa, các Luật thuế với thuế suất cũng như cách tính thuế đang được áp dụng có nhiều điểm tương đồng, phù hợp với chuẩn mực chung với Luật thuế của các nước tiên tiến trên thế giới. Một số nước đã áp dụng chính sách pháp luật thuế với nhiều ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài để thu hút vốn đầu tư. Do đó các Luật thuế về cơ bản cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên mục đích của Luật thuế vẫn là điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng và chính sách thuế vẫn có xu hướng thiên về loại gián thu. Có thể kể đến một số loại thuế mà các nước xã hội chủ nghĩa thường sử dụng như:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế doanh thương
- Thuế tiêu thụ
- Thuế tài nguyên
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế địa ốc tại thành phố
- Thuế trị giá đất
- Thuế môn bài
- Thuế con niêm
- Thuế quan
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế môn bài
- Thuế trước bạ.
2. Hệ thống pháp luật thuế của một số nước áp dụng cơ chế kinh tế thị trường
Hệ thống pháp luật thuế của các nước tư bản áp dụng nhiều Luật thuế khác nhau, được phân loại và xếp thành hệ thống như sau:
- Thuế trực thu gồm có: thu nhập công ty, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài hay thuế nghề nghiệp, thuế tài sản
- Thuế gián thu gồm có: Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế tiêu dùng), thuế giá trị gia tăng, thuế hí cuộc, thuế quan, thuế trước bạ và con niêm.
Về cơ bản các nước có nền kinh tế thị trường đều áp dụng các Luật thuế trên đây và coi đây là nguồn thu cơ bản cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên cũng tùy theo cơ chế kinh tế và tổ chức xã hội của mỗi nước mà có sự thay đổi trong cách tính thuế và thuế suất.
VII. Các loại thuế phải nộp hàng tháng và hàng quý, năm
1. Các loại thuế phải nộp hàng tháng
Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế theo GTGT thì phải nộp 2 loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
2. Các loại thuế phải nộp hàng quý
Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì do phát sinh số thuế TNCN phải nộp
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính Quý
- Báo cáo sử dụng hóa đơn theo Quý
3. Các loại thuế phải nộp hàng năm
Thời hạn nộp thuế được tổng hợp theo các thông tư:
- 156/2013/TT-BTC.
- 119/ 2014/ TT-BTC.
- 151/2014/ TT-BTC.
Về thời hạn nộp hồ sơ và báo cáo thuế năm thì các doanh nghiệp đã và đang hoạt động thì phải nộp tiền thuế và báo cáo thuế chậm nhật là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
Về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế theo năm gồm 3 vấn đề sau:
- Quyết toán thuế gồm quyết toán thuế TNCN, quyết toán thuế TNDN và báo cáo tài chính
- Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định.
Các loại thuế phải nộp hàng tháng và hàng quý, năm
VIII. Các yếu tố cấu thành một luật thuế
1. Tên gọi của luật thuế
Tên Luật thuế thường được xác định trên cơ sở tên gọi loại thuế được quy định. Tên gọi của một Luật thuế được xác định theo đối tượng tính thuế hoặc nội dung và tính chất của các hoạt động làm phát sinh điều kiện pháp lý để áp dụng.
2. Những quy định chung
Phần quy định chung trong Luật thuế bao gồm các quy định về nguyên tắc áp dụng và phạm vi áp dụng của Luật thuế như quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế, nguyên tắc về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thu thuế:
- Ðối tượng nộp thuế là các pháp nhân và thể nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước khi có các điều kiện được dữ liệu trong Luật thuế
- Ðối tượng không thuộc diện chịu thuế là trường hợp các thể nhân và pháp nhân có các hoạt động tương tự các điều kiện được dữ liệu nhưng Luật thuế quy định không thuộc phạm vi điều chỉnh thì các hoạt động đó không thuộc diện chịu thuế theo quy định trong Luật thuế
- Nguyên tắc thu, nộp thuế được quy định trong Luật thuế thể hiện một cách tổng quát quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thu thuế.
3. Căn cứ tính thuế
Trong các Luật thuế đều có các quy phạm quy định thuế được tính dựa trên căn cứ nào. Tùy thuộc nội dung, tính chất của từng loại thuế mà các căn cứ tính thuế được quy định cụ thể. Các căn cứ tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng tính thuế và thuế suất. Ngoài ra trong một số loại thuế, căn cứ tính thuế còn được quy định bao gồm một số yếu tố khác như số lượng hàng hoá, giá tính thuế… Trong đó:
- Ðối tượng tính thuế là căn cứ quan trọng nhất để tính thuế, phản ánh nội dung kinh tế - xã hội, nguồn gốc của bộ phận của cải được tập trung vào quỹ ngân sách Nhà nước, thể hiện tính chất độc lập của một loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế. Do đó, các Luật thuế quy định đối tượng tính thuế của mỗi loại thuế có tính độc lập. Chẳng hạn, đối tượng của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế…
- Biểu thuế là bảng tập hợp các thuế suất hoặc các mức thuế nhất định trong một Luật thuế được áp dụng để thu thuế đối với từng quan hệ cụ thể cụ thể.
- Thuế suất là mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng tính thuế. Tùy theo từng Luật thuế mà người ta áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Biểu thuế gồm có các hình thức là biểu thuế thông thường bao gồm các mức thuế suất nhưng thuế suất áp dụng ổn định và thống nhất cho toàn bộ đối tượng tính thuế; biểu thuế lũy tiến bao gồm các mức thuế suất nhưng thuế suất áp dụng càng cao theo quy mô của đối tượng tính thuế; biểu thuế lũy tiến toàn phần bao gồm các mức thuế suất nhưng thuế suất áp dụng thay đổi theo mức cao hơn đối với toàn bộ đối tượng tính thuế nếu đối tượng tính thuế thuộc bậc quy định; biểu thuế lũy tiến từng phần bao gồm các mức thuế suất nhưng thuế suất được áp dụng thay đổi theo mức cao hơn đối với từng phần của đối tượng tính thuế nếu đối tượng tính thuế thuộc bậc quy định; biểu thuế lũy thoái bao gồm các mức thuế suất nhưng thuế suất áp dụng giảm dần tương ứng với sự tăng lên của đối tượng tính thuế ở các bậc
4. Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế
Chế độ kê khai thuế quy định trong Luật thuế thể hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ và cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn liên quan đến việc tính và thu thuế. Tùy thuộc vào yêu cầu của việc tính thuế đối với từng loại thuế mà Luật thuế và các văn bản khác.
Các yếu tố cấu thành một luật thuế
IX. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế hiện nay
1. Nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thuế
Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thuế được hình thành trên nguyên tắc dân chủ được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước.
Tính thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau:
- Hệ thống thu thuế Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống nhất trong cả nước về công tác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế; không một tổ chức hay cá nhân nào được đứng ra tổ chức thu thuế nếu không được sự ủy quyền của cơ quan thuế
- Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với các đối tượng nộp thuế được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác
- Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mô hình thống nhất. Việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế
- Cơ quan thuế địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trưởng Bộ tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, có tư cách pháp nhân.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế
a. Ðối với cơ quan quản lý thuế nội địa
Đối với các cơ quan quản lý thuế nội địa gồm các cơ quan sau:
- Tổng cục thuế là cơ quan cao nhất trong hệ thống thu thuế Nhà nước cùng với Tổng cục hải quan. Theo quyết định thành lập, Tổng cục thuế có nhiệm vụ tư vấn soạn thảo các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế. Xây dựng và điều hành kế hoạch thu trong cả nước và từng địa phương; tổ chức phổ biến, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thực hiện các Luật thuế trong cả nước; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về thuế và sử dụng cán bộ; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra quá trình chấp hành các Luật thuế để việc thực hiện các Luật thuế đạt được kết quả cao; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế…
- Cục thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Cơ cấu bộ máy Của cục thuế bao gồm một số phòng chức năng và một số phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế được tổ chức theo đối tượng thu thuế. Cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu là phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các Luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
- Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được tổ chức tại tất cả các quận, huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế. Chi cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng Luật thuế phát sinh trên địa bàn Huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; đôn đốc, kiểm tra các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành Luật thuế.
Tóm lại từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước. Nhưng để thực hiện nhiệm vụ được giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thu thuế có một số quyền hạn nhất định.
b. Ðối với cơ quan quản lý Nhà nước về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu
Cơ quan Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới. Các hàng hóa, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam đều chịu sự quản lý Nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Hải quan Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ. Tổ chức hải quan Việt Nam bao gồm:
- Tổng cục Hải quan.
- Cục Hải quan tỉnh hoặc liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
- Hải quan cửa khẩu, Ðội kiểm soát hải quan.
Cơ quan hải quan Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật
- Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm quy định thủ tục khai báo, kiểm hóa, tính thuế, nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức thực hiện việc thu thuế thống nhất trong toàn ngành Hải quan. Hải quan tỉnh, thành phố và hải quan cửa khẩu có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về thủ tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp đủ các chứng từ hợp lệ để tính thuế, tính đúng số thuế mà tổ chức, cá nhân phải nộp thuế, đảm bảo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
- Ðảm bảo thực hiện quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
- Tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
- Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của Nhà nước về hải quan.
- Ðào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hải quan
- Hợp tác quốc tế với Hải quan các nước.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hải quan Việt Nam phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, các lực lượng vũ trang, cơ quan Nhà nước khác, tổ chức xã hội, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế hiện nay
Vậy là 2 phần với 9 vấn đề cơ bản nhất về thuế mà ai cũng cần phải biết như thuế là gì, phân loại và đặc điểm của thuế, các loại thuế áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới là gì… Chắc hẳn bạn đã có thêm những kiến thức của riêng mình sau khi đọc bài viết trên rồi phải không? Cảm ơn và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!