Quy trình tìm kiếm và chiêu mộ nhân tài là một con đường khá tốn thời gian và chi phí, đây cũng là lý do vì sao bộ phận nhân sự đã tạo ra nhiều phương thức tuyển dụng mới. Nhân tài là một trong những vấn đề ngày càng được công ty quan tâm và dành thời gian cũng như chi phí để tạo dựng mạng lưới và tìm kiếm. Tuyển dụng truyền thống không còn là cách duy nhất để doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự mà hiện nay, có nhiều phương thức khác mang lại hiệu quả tốt hơn cho quá trình tuyển dụng. Và talent acquisition là một trong những phương pháp tuyển dụng mới.
I. Việc làm Talent Acquisition là gì?
Talent acquisition là một trong những phương pháp tuyển dụng nhân sự kiểu mới và được khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Talent Acquisition và tuyển dụng truyền thống là hai khái niệm khác nhau về yếu tố dài hạn và tính chiến lược.
Nếu quy trình tuyển dụng truyền thống là một quá trình bào gồm nhiều bước từ đăng tin tuyển dụng, chọn lọc hồ sơ ứng viên, phỏng vấn ứng viên và chọn nhân sự phù hợp. Với talent acquisition, quy trình này kéo dài với một tầm nhìn chiến lược trước và sau quá trình tuyển dụng. Quá trình talent acquisition bắt đầu từ việc săn tìm ứng viên, sàng lọc và tuyển chọn nhân sự phù hợp, không những vậy họ sẽ tiếp tục theo dõi những ứng viên không được chọn để tuyển dụng họ vào những vị trí phù hợp trong tương lai. Từ đây có thể thấy, talent acquisition tạo ra một nhóm những ứng viên tiềm năng bền vững, đủ chất lượng cho nguồn nhân lực trong một thời gian dài thay vì chỉ tuyển dụng ngắn hạn để lấp đầy vị trí cần tuyển.
Talent acquisition được đánh giá cao hơn quy trình tuyển dụng truyền thống vì recruitment sẽ tốn khá nhiều thời gian và cả chi phí nhưng chỉ giải quyết được vấn đề nhân sự trong thời điểm đó. Tuy nhiên, với talent acquisition, doanh nghiệp có thể tuyển chọn và theo dõi ứng viên trong thời gian ngắn hạn và dài hạn nhằm khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng ứng viên. Trong tương lai, nếu có bất cứ vị trí nào phù hợp với ứng viên thì họ có thể tiếp cận ngay mà không tốn chi phí tìm kiếm từ đâu.
II. Cơ hội việc làm với nghề talent acquisition
1. Vai trò của talent acquisition trong doanh nghiệp
Thay vì tuyển dụng truyền thống, talent acquisition dần được áp dụng và được phỏng vấn là sẽ thay thế recruitment trong tương lai. Talent acquisition còn được xem là nhân viên quality assurance với nhiệm vụ đánh giá và kiểm tra chất lượng ứng viên đầu vào. Sau khi đánh giá năng lực ứng viên, talent acquisition sẽ chọn lọc và theo dõi những ứng viên sáng giá. Vậy có thể thấy, trong tương lai talent acquisition sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự của công ty và cũng là một thành phần không thể thiếu trong bộ phận human resource.
2. Cơ hội việc làm với vị trí công việc talent acquisition
Hiện nay, talent acquisition chưa thay thế hoàn toàn recruitment, tuy nhiên đây là xu hướng tuyển dụng mới trong tương lai. Để nắm bắt xu hướng này, một sinh viên có thể nghiên cứu về tính chất công việc của talent acquisition và tìm ra định hướng công việc phù hợp. Với tính chất công việc của một talent acquisition, bạn có thể học hỏi được nhiều kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn để tìm kiếm và sàng lọc ứng viên đủ chất lượng. Những doanh nghiệp lớn HSE, Navigos Search,... chọn lựa website tuyển dụng như careerbuilder, jobstreet, indeed, careerlink, mywork,... giúp sinh viên tìm kiếm cơ hội cho mình.
3. Mức lương phổ biến của vị trí talent acquisition
Mức lương của một nhân viên talent acquisition dao động trong khoảng 5.000.000 - 7.000.000 VND/tháng nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Với những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như tuyển dụng talent acquisition manager thì ứng viên mức lương sẽ cao hơn ở mức 15.000.000 VND/tháng. Tính chất công việc và mức độ trách nhiệm mà một nhân viên phải đảm nhận tương xứng với mức lương mà họ được trả.
III. Mô tả chi tiết việc làm talent acquisition
Talent acquisition là một vị trí có đặc thù công việc liên quan nhiều đến kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Không giống như một receptionist - lễ tân khách sạn, việc tuyển dụng một talent acquisition đòi hỏi ứng viên phải thể hiện năng lực của bản thân phù hợp với công việc này.
Công việc chính của talent acquisition là phân định nguồn nhân lực với những tiêu chí như vị trí công việc, vai trò, kinh nghiệm và năng lực để phân loại ứng viên vào từng nhóm công việc. Bên cạnh đó, talent acquisition phải xây dựng thương hiệu cho hoạt động tuyển dụng. Để có thể tiếp cận và thu hút được ứng viên tiềm năng thì talent acquisition cần xây dựng một thương hiệu về tuyển dụng mang tính chuyên nghiệp. Nhiệm vụ này là một trong những công việc chính được xem là quan trọng nhất của talent acquisition. Thông qua việc tạo dựng thương hiệu, talent acquisition có thể tạo dựng mối quan hệ với ứng viên bao gồm nâng cao trải nghiệm ứng viên, giữ liên lạc với ứng viên cũ chưa phù hợp. Một talent acquisition phải liên tục theo dõi và đánh giá năng lực của ứng viên và đo lường mức độ phù hợp với vị trí công việc. Và talent acquisition cũng là người phân tích, dự đoán và đo lường dữ liệu để chỉ ra điều thành công và thiếu sót trong quá trình tìm kiếm và thu hút tài năng.
IV. Những kỹ năng cần có để làm tốt vị trí talent acquisition
Lập kế hoạch và chiến lược: Một người đảm nhận vị trí talent acquisition cần thiết lập một chiến lược dài hạn để tìm kiếm ứng viên, quản lý dữ liệu và sàng lọc ứng viên tiềm năng. Một talent acquisition là người có tầm nhìn xa với kế hoạch tuyển dụng dài hạn, vì vậy để tìm kiếm quá trình tuyển dụng dài hạn này đạt được hiệu quả cao nhất thì kỹ năng lập kế hoạch vô cùng cần thiết. Hầu hết những việc làm talent acquisition đều yêu cầu kỹ năng này như một tiêu chí bắt buộc trong bảng mô tả công việc.
Hiểu biết về lực lượng lao động: Hầu hết doanh nghiệp tuyển dụng vị trí talent acquisition đều cần tìm kiếm một ứng viên có hiểu biết nhất định về lực lượng lao động hiện tại. Người hiểu rõ thị trường lao động và lực lượng lao động có thể lên kế hoạch chiến lược dài hạn để săn lùng được những ứng viên tiềm năng nhất. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về lực lượng lao động giúp talent acquisition có cái nhìn bao quát về tình hình hiện tại và những tiêu chí mà một ứng viên cần ở một doanh nghiệp. Hay có thể nói, talent acquisition cũng như một nhân viên QA - người kiểm tra và sàng lọc chất lượng ứng viên trước khi tuyển dụng.
Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu không chỉ là điểm thu hút người tiêu dùng mà nó còn là vũ khí của doanh nghiệp để thu hút những tài năng về làm việc cho công ty. Một thương hiệu thu hút được nhiều ứng viên hàng đầu sẽ chứng minh được họ có chỗ đứng vững chắc trong thị trường. Và để làm được điều này, talent acquisition cần mang đến cho ứng viên hình ảnh tích cực của doanh nghiệp kèm theo đó là văn hóa làm việc của công ty. Khi ứng viên thật sự thấy được những năng lực tích cực mà họ có thể nhận được từ môi trường làm việc, phần trăm cao là họ sẽ gắn bó và cống hiến cho doanh nghiệp trong thời gian dài.
V. Các công việc liên quan đến talent acquisition
Talent Acquisition Manager: Talent Acquisition Manager chịu trách nhiệm chiêu mộ nhân tài theo kế hoạch tuyển dụng của công ty. Bên cạnh đó, họ cũng là người chịu trách nhiệm xây dựng những mối quan hệ tốt với những tổ chức có thể hỗ trợ cho hoạt động tuyển dụng như trường đại học, website tuyển dụng,... Talent Acquisition Manager sẽ chịu trách nhiệm chính trong quá trình tìm kiếm các nhân tài và thực hiện hoạt động chiêu mộ về công ty. Với tính chất công việc như vậy, Talent Acquisition Manager gặp khá nhiều thử thách và áp lực để hoạt động tuyển dụng nhân sự đạt được hiệu quả cao. Không chỉ những phòng ban như Sale mới có KPI, Talent Acquisition Manager cũng phải đạt những con số riêng cho từng đợt tuyển dụng.
Talent Acquisition Business Partner: Vị trí công việc này đảm nhận công việc liên quan đến hoạt động tư vấn và thiết kế cơ cấu tổ chức nhân sự cho doanh nghiệp. Talent Acquisition Business Partner sẽ làm việc với đối tác để tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho họ. Công việc của họ là xác định những vị trí công việc đang thiếu, cần tuyển dụng và thực hiện tuyển dụng ứng viên phù hợp với những vị trí này bằng bất cứ phương thức nào. Bên cạnh đó, Talent Acquisition Business Partner sẽ hỗ trợ ứng viên trong quá trình phỏng vấn và hỗ trợ họ để họ thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc mới. Một nhân viên Talent Acquisition Business Partner phải am hiểu về tình hình business unit để xác định khó khăn của doanh nghiệp đang gặp. Từ đó, họ sẽ thực hiện quản lý và phân bổ ngân sách cho hoạt động tuyển dụng nhân sự và chi tiêu một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao.
VI. Top những công ty nổi tiếng về talent acquisition
Hiện nay, talent acquisition được nhiều doanh nghiệp Việt Nam và công ty đa quốc gia áp dụng nhằm xây dựng mạng lưới ứng viên cũng như thực hiện hoạt động tuyển dụng hiệu quả cao. Một số doanh nghiệp đang áp dụng talent acquisition:
- Pizza Hut
- Zalo
- Spring Production
- Digiworld
VII. Hướng dẫn tìm việc và ứng tuyển công việc tài 123job.vn
Cơ hội việc làm tại những doanh nghiệp lớn như Iconic, Golden Gate tuyển dụng,... được đăng tin trên nhiều website tuyển dụng như 123job.vn. Vì vậy, nếu có thể, sinh viên có thể tìm kiếm và chọn lọc những vị trí công việc phù hợp.
- Bước 1: Truy cập website https://123job.vn/
- Bước 2: Tại thanh tìm kiếm, bạn gõ từ khóa việc làm talent acquisition, thành phố và mức lương mong muốn nếu có.
- Bước 3: Nghiên cứu công việc phù hợp rồi click Lưu việc khi thấy công việc mong muốn.
- Bước 4: Chọn lọc ra vị trí ưng ý nhất trong danh sách việc làm đã lưu và nhấn Ứng tuyển ngay.
- Bước 5: Tạo CV online đã thiết kế sẵn trên website 123job.vn và điền đầy đủ thông tin.
- Bước 6: Viết thư giới thiệu gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng
- Bước 7: Click vào Nộp hồ sơ để hoàn tất ứng tuyển công việc.
Những công ty tuyển dụng nhân viên văn phòng thường không yêu cầu kinh nghiệm nhưng với vị trí talent acquisition thì họ cần một người đã có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu từ những vị trí intern để tiếp cận và tiếp tục học hỏi và hoàn thiện kỹ năng. Đừng quên thường xuyên theo dõi top bài viết của 123job.vn để có thêm những kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho công việc nhé!