Những người hình theo chủ nghĩa cầu toàn có thực sự đạt được thành công hay không? Sức ảnh hưởng của cầu toàn tới phải tâm lý và cuộc sống của mỗi cá nhân? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.

Cầu toàn là một thuật ngữ thường được mọi người bàn tán về sự ảnh hưởng của nó, liệu đó là tính cách tốt hay xấu? Để có thể nắm rõ và hiểu những thông tin về cầu toàn là gì. Hãy cùng 123job.vn Tìm hiểu về về tìm hiểu thật kỹ về những khía cạnh khác nhau của cầu toàn nhé.

I. Khái niệm cầu toàn là gì?

Cầu toàn là một từ chỉ tính cách của con người luôn luôn đặt ra những tiêu chuẩn và những yêu cầu rất cao trong mọi việc trong đời sống, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất của bản thân, thậm chí là đối với người khác. Hầu hết tất cả mọi người cầu toàn khi làm việc đều rất cố gắng để có thể hoàn thành nó một cách hoàn hảo. Tính cầu toàn được chia làm hai nhóm chính, dựa trên sự linh hoạt về những yêu cầu và những tiêu chuẩn của họ như sau:

Nhóm người cầu toàn thông thường: là những người thường sẽ đưa ra rất nhiều tiêu chuẩn cho chính bản thân mình và nếu như gặp phải bất kỳ khó khăn gì thì có thể họ sẽ giảm bớt tiêu chuẩn đó sao cho phù hợp và có thể thực hiện được. Những người thuộc nhóm cầu toàn này thường sẽ có thể đạt được những điều tốt đẹp và những thành tích cao trong cuộc sống. Nhìn chung, những người cầu toàn là những người có tính cách tốt. Đối với một số các loại công việc rất cần có tính cách này chẳng hạn như: Diễn viên, Nghệ sĩ,... Bởi vì nó có thể giúp cho họ hoàn thành công việc và vươn lên được vị trí đỉnh cao.

Những người cầu toàn theo kiểu có liên quan tới rối loạn về tinh thần: là những người không bao giờ muốn và không bao giờ chấp nhận những việc mà họ đã làm. Họ thuộc tuýp người khá cứng đầu và không bao giờ bằng lòng với kết quả của họ đã được. Họ luôn mong muốn, tham vọng những điều lớn lao hơn nữa. Đối với những người thuộc nhóm người cầu toàn này họ thường chỉ trích bản thân và yêu cầu bản thân Hoàn Hảo một cách quá mức. Họ thường có nguy cơ mắc chứng rối loạn về tâm lý và những vấn đề về thể chất như: ám ảnh lo âu,rối loạn cơ thể, trầm cảm,...

Hiểu rõ cầu toàn là gì? Chủ nghĩa cầu toàn là tốt hay xấu?

Khái niệm cầu toàn là gì? 

Vậy chắc bạn có thể hiểu được cầu toàn là gì rồi đúng không nào. Sau khi hiểu cầu toàn là gì, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về các định hình thức của cầu toàn và làm sao để có thể biết được một người khi mắc chứng cầu toàn bình thường hay là cầu toàn liên quan tới luận về tinh thần.

Xem thêm: Review sách: Top 15 cuốn sách online bán chạy nhất năm 2021 

II. 3 Hình thức của chủ nghĩa cầu toàn

Hiểu rõ cầu toàn là gì? Chủ nghĩa cầu toàn là tốt hay xấu?

3 Hình thức của chủ nghĩa cầu toàn

1. Cầu toàn với bản thân

Đây là một một mức độ cầu toàn khá lành mạnh. Nó giúp bạn luôn luôn tận tâm và có tư duy tổ chức, khá quyết đoán, đảm bảo năng suất hiệu quả cho công việc. Mục tiêu thì luôn luôn nằm trong khả năng. Khi mà nhóm cầu toàn này rơi vào mức độ thiếu lành mạnh, những cá nhân có thể sẽ rất khắt khe với bản thân và luôn luôn tự dằn vặt, lo sợ, thậm chí họ có thể có những vấn đề liên quan tới tổn thương tâm lý.

2. Cầu toàn với người khác

Người này luôn luôn đặt ra mục tiêu, tiêu chuẩn khá cao cho người khác. Họ thể hiện rằng họ là một người thích phán xét. Họ thấy rất phiền lòng thậm chí khinh thường những người xung quanh mình không biết cố gắng, không chịu nỗi lực,.. Và họ thường có cảm giác bứt rứt, không thể chịu được khi phải chứng kiến về các lỗi được gây ra bởi bất kỳ ai.Họ luôn luôn kỳ vọng rằng mọi người sẽ cho họ một kết quả hoàn hảo.

3. Nhận những áp lực về hoàn hảo từ xã hội

Những cá nhân gặp phải hình thức cầu toàn này có điểm chung là hay thường tự phê phán bản thân mình. Họ có gánh nặng là trở thành người giỏi nhất và luôn luôn bản sợ bản thân mình là người thua cuộc, cuối cùng là bị người khác từ chối. Họ buộc chặt các giá trị của bản thân vào những tiêu chuẩn thật sự thiếu thực tế từ gia đình, văn hóa công sở hoặc là tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra. Thông thường thì những người này sẽ có cảm giác tự ti và lo âu.

Xem thêm: Đọc và ngẫm cuốn sách: “Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh”

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cầu toàn có thể sở di truyền hoặc là diễn ra trong quá trình nuôi dưỡng thậm chí là cả hai. Người cầu toàn lớn lên, bệnh tình sẽ khó giảm đi, ngược đại lại mức độ cầu toàn có thể tỉ lệ thuận với độ tuổi của họ. 

Theo một kết luận từ nhóm nghiên cứu của đại học York St. John (Anh), sau một thời gian mắc kẹt ở trong những kỳ vọng không có khả năng khiến người cầu toàn sẽ dần dần có cái nhìn căm ghét, thất vọng về quá khứ của mình. Và thậm chí nghĩ chúng chỉ toàn là thất bại. Dần dần thì họ sẽ bị rơi vào vòng lặp là tự phủ nhận bản thân mình.

IV. Những dấu hiệu để nhận biết đâu là một người cầu toàn

1. Luôn đặt cho mình mục tiêu cao

Những người cầu toàn thường thường luôn đặt ra cho mình những tiêu chuẩn và những kỳ vọng rất cao trong công việc và trong cuộc sống. Họ luôn luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để có thể thực hiện được những mục tiêu mà họ đã đặt ra. Những người cầu toàn tuyệt đối sẽ không biết khái niệm là “ổn” và “được” mà nhất định phải là “tốt và “hoàn hảo”. Chính bởi vì những tiêu chuẩn và những mục tiêu đó thì những người cầu toàn sẽ không bao giờ chấp nhận ngừng lại khi mà họ chưa đạt được những tiêu chuẩn mà bạn thân họ đã kỳ vọng. Họ luôn luôn điều chỉnh những khiếm khuyết dù nhỏ nhất của bản thân để kế hoạch của họ được trở nên xuất sắc nhất và hoàn hảo nhất.

2. Luôn tràn đầy tham vọng 

Đối với mỗi mỗi người, quan điểm về sự thành công đều khác nhau. Đối với những người cầu toàn khi họ sẽ có xu hướng tham vọng hơn rất nhiều với những điều mà họ đạt được ở trong công việc và trong cuộc sống. Vài người thì cho rằng cái đích của sự thành công có thể là tiền bạc, có thể là sự giàu có và có thể trở thành nhân vật đặc biệt. 

Đối với những người cầu toàn, hành công chỉ được xem như là một bước đệm để có thể tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả to hơn nữa. Ngay cả khi người cầu toàn đã làm rất tốt nhưng họ và sẽ không bao giờ thỏa mãn và muốn tìm kiếm và trải nghiệm đạt được những điều lớn lao hơn. Thành công đối với họ không phải là kết thúc mà là nền tảng, là bước đệm để có thể tiếp tục duy trì và bước những bước tiếp theo.

3. Luôn sợ hãi trước mọi thất bại 

Những người cầu toàn sẽ rất khó để có thể chấp nhận được sự thất bại và luôn luôn lo lắng rằng liệu họ có làm sai điều gì hay không, công việc của họ có thực sự đang được diễn ra theo đúng như kỳ vọng hay không. Họ luôn luôn có cảm giác bất lực trước mọi việc khi mà họ không thể hoàn thành được mục tiêu mà mình đặt ra. Họ sợ cảm giác đó và sợ khi không thể có được một hình ảnh tốt đẹp trong mắt của người khác. Thậm chí cách người khác nhìn nhận và đánh giá họ cũng sẽ tạo ra những trở lại với vấn đề tâm lý khiến họ cảm thấy bị áp lực.

4. Luôn luôn cân nhắc và rất thận trọng mọi việc 

Chính bởi vì tâm lý lo sợ thất bại Nên những người cầu toàn sẽ luôn luôn suy nghĩ và thận trọng khi đưa ra bất kỳ quyết định gì đó. Họ mất rất nhiều thời gian để có thể đưa ra lựa chọn, đưa ra những giải pháp và cách xử lý phù hợp để có thể mang lại kết quả tốt nhất. Đặc biệt là đối với các trường hợp mà họ phải đưa ra sự lựa chọn “Nên hay không nên làm gì” bởi quá nhiều rủi ro ở phía trước. Người cầu toàn sẽ phải suy nghĩ rất lâu và đắn đo thận trọng thì mới đưa ra quyết định nhằm đảm bảo sự an toàn cho công việc và sự hoàn hảo của bản thân trong mắt mọi người.

5. Luôn luôn tập trung, quan tâm vào kết quả cuối cùng 

Những người cầu toàn thường rất ít khi quan tâm về quá trình. Họ luôn luôn chú trọng và kết quả cuối cùng. Họ tập trung làm việc hết sức mình để có thể đưa ra được những sản phẩm, thành quả hoàn hảo. Họ sẽ thường thường lựa chọn cách làm việc tập trung cao độ để có thể đạt được năng suất công việc cao. Họ cũng sẽ phải rất nhiều áp lực lớn bởi vì khi họ tập trung quá mức, họ thường bị cuốn theo công việc và thường thờ ơ không quan tâm đến mọi thứ ở xung quanh mình. Điều đó dẫn đến việc họ không thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống và làm những điều thú vị khác trong quá trình làm việc.

6. Quan điểm làm việc của người cầu toàn là chậm mà chắc

Thực tế có thể nhận thấy rằng những người cầu toàn thường sẽ không làm việc một cách quá nhanh chóng. Châm ngôn của họ chính là “chậm mà chắc”. Họ dành rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất và hoàn hảo nhất ngay cả khi công việc thậm chí đã được hoàn thành thì người cầu toàn vẫn có thể để có động lực gì đó để học tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, kiểm tra thực sự kỹ càng những gì mà họ vừa làm xong.

Xem thêm: Cuốn sách Quẳng gánh lo đi và vui sống - Nhìn tích cực sống tích cực 

V. Người cầu toàn có thể dễ dàng đạt được thành công hay không

Sau khi đã hiểu rõ về những dấu hiệu của cầu toàn là gì thì rất nhiều người đã đặt ra một câu hỏi vậy. Với những những dấu hiệu có xu hướng khá tốt như trên khi liệu người cầu toàn có thể có thành công được hay không? Chúng tôi sẽ giải đáp ngay bây giờ về thắc mắc đó của các bạn.

1. Bạn có dấu hiệu quá ám ảnh về sai lầm và thất bại

Những người sống theo chủ nghĩa cầu toàn thường luôn luôn khao khát nhận được sự kỳ vọng của mọi người và thể hiện bản thân mình là một người có năng lực. Họ cũng sẽ rất nhạy cảm và có nỗi sợ cực độ đối với những đánh giá có phần tiêu cực của người khác. Bất kỳ khi nào có vấn đề gì không hay xảy ra trong cuộc sống những người cầu toàn thường sẽ bị ám ảnh nặng nề hơn rất nhiều so với những người bình thường. Do vậy họ rất dễ bị stress và liên tục nghiêm trọng hóa lỗi lầm của bản thân mình.

Hiểu rõ cầu toàn là gì? Chủ nghĩa cầu toàn là tốt hay xấu?

Người cầu toàn có dễ dàng đạt được thành công hay không

2. Người cầu toàn đặt ra những kỳ vọng ko thực tế

Kỳ vọng cao là điều hoàn toàn rất tốt Tuy nhiên thì người cầu toàn sẽ đặt ra những kỳ vọng thậm chí không bao giờ có thể thực hiện được, có phần rất khắt khe và quá sức đối với năng lực hiện tại. Họ luôn luôn tạo ra nhiều áp lực để bản thân mình có thể hoàn thành mọi thứ tốt nhất. Đây vừa có thể là ưu điểm nhưng cũng là khuyết điểm rất lớn đối với người cầu toàn. Bởi vì nếu như họ luôn luôn ở trong trạng thái liên tục căng thẳng họ sẽ rất dễ dàng để có thể mắc các chứng bệnh như là rối loạn cảm xúc thậm chí là trầm cảm.

3. Luôn luôn đặt ra kế hoạch trước lúc bắt đầu

Những người cầu toàn luôn luôn biết cách quản lý công việc và vạch ra được cho họ một lộ trình cụ thể trước khi họ tiến tới bất kỳ điều gì. Bởi vì họ luôn luôn bám theo kế hoạch của bản thân nên khi có sự thay đổi nào đó bất ngờ họ rất dễ dàng rơi vào trạng thái thụ động và khó thể có thể hòa nhập với mọi người xung quanh. Do vậy thì những người theo chủ nghĩa cầu toàn nên bỏ qua những chi tiết không đáng có và bên cạnh đó, hãy cố gắng học cách phản ứng nhanh trong mọi tình huống để có thể làm việc linh động hơn.

4. Bạn thường xuyên trì hoãn công việc

Nghe có vẻ thì rất lạ đối với người cầu toàn. Tuy nhiên thì đó là sự thật đang tồn tại cầu toàn và sự trì hoãn luôn luôn song hành với nhau. Thói quen chần chừ thì thường chủ yếu đến từ sự dự đoán kết quả giữa suy nghĩ quá nhiều về việc là kết quả xảy ra sẽ không như ước muốn của người cầu toàn. Do vậy thì họ sẽ thường mất rất nhiều thời gian để có thể kiểm soát và suy nghĩ xem xem kết quả mà họ đạt được có thực sự hoàn hảo không. Bởi vì sự tham vọng quá lớn về hoàn hảo nên họ rất dễ trì hoãn và làm mọi việc không được quyết đoán và nhanh chóng.

5. Cảm thấy cần làm rất nhiều việc để có thể đạt được sự hoàn hảo

Khi giải quyết bất kỳ vấn đề nào của bản thân, người cầu toàn thường chọn cách là họ sẽ làm tất cả các trường hợp sau đó mới chọn ra phương án tối ưu nhất. Họ chỉ quan tâm tới kết quả mà không quan tâm đến việc bản thân họ phải bỏ ra nhiều thời gian hay công sức. Để có thể hoàn thành mong ước hoàn hảo, họ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái khó chịu nếu như họ thấy đồng nghiệp hoặc bất kỳ ai xung quanh làm việc không hoàn hảo. Do vậy thì người cầu toàn thường không được lòng của mọi người khi xung quanh.

6. Người cầu toàn rất dễ bị tác động bới các yếu tố bên ngoài

Những người theo chủ nghĩa cầu toàn thường không thực sự tin vào bản thân mình và vì họ luôn luôn Tham Vọng và bản thân họ trở nên hoàn hảo. Sự tự tin của họ hoàn toàn phụ thuộc vào những người khi những gì họ đã đạt được và những những phản ứng đánh giá của người khác. Đối với thành quả đó. Người cầu toàn phấn đấu để thành công nhưng thực sự chỉ tin vào thành công nếu như mà mọi người xung quanh xác nhận.

Xem thêm: Đọc và cảm nhận cuốn sách “Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi”

VI. Kết luận

Người cầu toàn có thể có được thành công ngoài hay không? Câu trả lời này sẽ tùy thuộc vào quan điểm và suy nghĩ mỗi nguời Tuy nhiên thì dù là có thành công hay không thì người cầu toàn nên biết cách dừng lại ở một mức độ thích hợp. Bởi vì khi kỳ vọng quá cao thì mức độ thất vọng cũng càng lớn. Bạn nên biết cách khiến cho bản thân mình cảm nhận được sự vui vẻ và tự tin tưởng vào bản thân chứ không nên quá phụ thuộc vào cái nhìn của người khác.