Khởi nghiệp kinh doanh không phải điều dễ dàng cho mọi người. Đó là hành trình được ví như đi trên lớp băng mỏng và rất dễ nứt vỡ bất cứ khi nào. Cùng 123job tìm hiểu những nguyên nhân khởi nghiệp thất bại phổ biến nhất nhé

Cùng làm khởi nghiệp kinh doanh, bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi: Tại sao họ thành công còn mình thất bại hay chưa? Câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh không bao giờ là một hành trình dễ dàng, nhất là đối với các bạn trẻ. Số doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh có thể là vô vàn với các ngành nghề đa dạng nhưng để sống sót và tồn tại được thường là số hiếm đếm trên đầu ngón tay. Thất bại đến từ nhiều nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh khác nhau, trong đó có 10 nguyên nhân phổ biến.

khởi nghiệp kinh doanh

10 nguyên nhân phổ biến khiến khởi nghiệp kinh doanh thất bại

I. Không có kế hoạch kinh doanh cụ thể

Khi bạn làm thuê cho bất cứ công ty nào, muốn thành công bạn đã phải lập kế hoạch công việc. Trong khởi nghiệp kinh doanh, lập kế hoạch không chỉ là bước bạn có đạt được thành công hay không mà quyết định sự sống còn của cả công ty.

Trong bản kế hoạch, bạn cần xác định rõ ràng bạn khởi nghiệp kinh doanh về cái gì, đối tượng hướng đến là gì và cách đi đến thành công như thế nào. Bản kế hoạch phải xây dựng dựa trên những thông tin chính xác về thực tế thị trường ở thời điểm hiện tại và dự đoán những xu hướng trong tương lai.

Bạn cần lập nên bản kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất có thể về định mức chi phí, nguồn thu, dòng tiền,... Ngoài những kế hoạch đó, người khởi nghiệp kinh doanh nên tính toán cả các rủi ro phát sinh để tránh rơi vào trạng thái bất ngờ, ứng phó không kịp. Là một người đang có tham vọng khởi nghiệp, bạn chưa có vốn hay kinh nghiệm dồi dào cũng có thể tiến hành thực hiện kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tương lai.

II. Chọn sai địa điểm kinh doanh

Địa điểm khởi nghiệp kinh doanh là một yếu tố quan trọng không kém trong việc thành bại trên con đường bắt đầu mở công ty. Một vị trí thuận lợi không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khởi nghiệp kinh doanh mà còn xúc tiến quá trình phát triển lâu dài và khả năng mở rộng quy mô.

Để chọn được một vị trí đắc địa không hề đơn giản, bạn xác định được đối tượng khách hàng, khả năng tài chính chi trả cho hạng mục này rơi vào mức chi phí nào. Hơn nữa, bạn nên chú ý đến một số những yếu tố khác: vị trí dễ tìm, dễ thu hút khách hàng; giao thông tiện lợi; mật độ dân cư; an ninh khu vực;...

III. “Nôn nóng một cách kiên nhẫn”

“Nôn nóng một cách kiên nhẫn” nghe có vẻ phi lý, không thể xảy ra nhưng nó lại là sự cân bằng giữa trạng thái cảm xúc và lý trí trong kinh doanh. Khi khởi nghiệp kinh doanh, con người thường đánh mất cán cân giữa tham vọng và kiên nhẫn, khát khao và bằng lòng. Cán cân bị nghiêng về một bên khiến họ quá chú tâm vào mục đích nào đó mà dễ dàng xảy ra hấp tấp, nóng vội trong quyết định.

Bạn phải nhận thức được rằng không có một nhà khởi nghiệp doanh nghiệp nào thắng đậm trong lần ra trận đầu tiên. Muốn chạm tới đích, bạn cần chấp nhận đi một hành trình dài, đầy gian khổ với lượng thời gian tương xứng. Biết tiến đúng lúc, lùi đúng thời điểm mới là người khôn ngoan: không bao giờ hài lòng với thực tại, bạn cần nôn nóng, thúc đẩy phát triển lớn mạnh; kiên nhẫn chờ đợi thời gian “chín muồi” để có quyết định tỉnh táo nhất.

khởi nghiệp kinh doanh

Những nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh thất bại

IV. Startup theo đuổi những gì phổ biến, thay vì tập trung vào cái mà họ giỏi

Vào thời kì nào, trong lĩnh vực nào đi chăng nữa luôn có những xu hướng dẫn đầu thị trường. Xu hướng luôn là một miếng mồi ngon mà nhiều người lầm tưởng dễ dàng chinh phục nó. Thực tế, nó khó “ăn” hơn bạn tưởng, bạn không thể nào đối chọi được với những doanh nghiệp lớn có nền tảng cũng có tham vọng xâm nhập xu hướng ấy và bạn lấy gì để đảm bảo xu hướng đó đủ lâu dài để bạn khởi nghiệp kinh doanh thành công và kiếm lời.

Là một người khởi nghiệp kinh doanh thông minh, bạn nên gạt bỏ câu hỏi “Mọi người thích gì?”, “Xu hướng mới nổi đang là gì?”. Điều mà bạn chú trọng lúc ấy là bạn có điểm gì nổi bật hơn người khác và thị trường đang cần gì. Một người khởi nghiệp kinh doanh thành công là phải biết tận dụng lợi thế bản thân để trở thành làn sóng dẫn đầu xu hướng.

V. Không có bạn đồng hành

Một doanh nghiệp thành công, họ không bao giờ không có bạn đồng hành khi khởi nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành công, không bao giờ dựa trên ý kiến và quan điểm chủ quan của một người. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều xây dựng dựa trên những ý kiến và đóng góp của cả một tập thể. Bạn hãy nhớ rằng: đi một mình có thể đi nhanh nhưng không thể trụ vững bền vững được. Không có bạn đồng hành đóng góp không nhỏ cho quá trình công ty sụp đổ và là một nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh thất bại phổ biến.

Những người đứng đầu trong công cuộc khởi nghiệp kinh doanh thường chần chừ và ngại chia sẻ với người khác. Dù là khối lượng công việc, mạng lưới quan hệ xã hội hay thậm chí là cổ phần, họ đều muốn ôm đồm hết mọi thứ. Đó không phải là điều khó hiểu, bởi họ muốn vị thế của mình trong doanh nghiệp cao hơn người để dễ dàng trong việc kiểm soát mọi thứ, được tôn trọng và có tiếng nói lớn nhất.

Điều này như con dao hai lưỡi, nó có thể nâng tầm vị thế của bạn nhưng có thể hạ gục cả doanh nghiệp của bạn bất kỳ lúc nào. Đối với một doanh nghiệp nhỏ, vừa mới khởi nghiệp kinh doanh thì càng dễ dàng đốn ngã nó. Chính vì thế, nếu bạn là người đứng đầu khởi nghiệp một doanh nghiệp nào đó thì hãy cân nhắc đến việc này thật cẩn thận.

Thành thật mà nói, một mình không thể nào có thể đảm đương hết mọi việc. Dù bạn có kiến thức chuyên môn cao hay nắm giữ giá trị đầu tư lớn nhất trong doanh nghiệp thì bạn vẫn cần sự hỗ trợ từ người khác. Bạn cần ai đó san sẻ gánh nặng công việc, góp  ý cho những bước đi sai và xây dựng hướng đi đúng. Đừng bao giờ đối xử với người khác hay cấp dưới như “hàng hóa”, người làm thuê thay vì tôn trọng như một đối tác hay người bạn đồng hành, bạn cũng dễ đưa mình đến bờ vực của sự thất bại, thậm chí trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

Người đồng hành như một công cụ vạn năng xúc tiến doanh nghiệp của bạn. Nhiều người khởi nghiệp trẻ, họ tìm đến các nhà đầu tư lớn đã có nền tảng, nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh. Họ có thể mất đi nhiều những thứ đang sở hữu nhưng đó được coi là giải pháp học hỏi và tìm ra con đường đúng đắn.

Người khởi nghiệp kinh doanh giỏi còn biết cách mở rộng mối quan hệ xã hội rộng rãi. Bạn đừng lầm tưởng: bạn làm trong ngành xây dựng thì bạn chỉ cần làm quen và giao thiệp với những người trong ngành đó. Một mối quan hệ rộng không giới hạn trong một lĩnh vực mà còn thiết lập đa dạng các ngành nghề.

VI. Đặt mình ở tư thế “kẻ bề trên”

Bạn là người đứng đầu trong công cuộc khởi nghiệp kinh doanh, ắt hẳn bạn sẽ nảy sinh ra cảm giác cho rằng mình như “kẻ bề trên” trong công ty. Những người có những đặc điểm nổi bật hơn người khác hay giá trị sở hữu doanh nghiệp lớn nhất, thường được bầu làm người đứng đầu.

Bạn quá quen với việc chỉ đạo, kiểm soát mọi thứ khiến bạn mất đi sự kiên nhẫn lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của ai đó. Bạn nên nhớ rằng: không phải chỉ có những người khác mới cần lắng nghe và tiếp thu; bản thân bạn là người đứng đầu càng phải có kỹ năng ấy. Khi bạn đánh mất kĩ năng đó là lúc bạn ngừng học hỏi, nhận thức của bạn đang đi đến hồi kết thúc và bạn bắt đầu nghe theo lý trí, cảm xúc của chính mình.

Người đứng đầu phải luôn tỉnh táo trong mọi việc, vì thế đừng để điều này lấn át. Nếu bạn có đang trong tư thế “kể bề trên” thì cũng đừng lo sợ, bởi mọi việc chưa bao giờ muộn khi bạn biết thay đổi nó. Sẽ rất khó biến bản thân ngay lập tức có kỹ năng lắng nghe và tiếp thu giỏi. Hãy bắt đầu với việc khiêm tốn, suy nghĩ nhiều hơn, không đưa ra những quyết định vội vàng, tập hợp ý kiến mọi người trước khi kết luận. Đó sẽ là cách tối ưu giúp bạn học nhanh và khắc phục nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh thất bại này.

VII. Tham vọng mở rộng phát triển quá nhanh

Tham vọng mở rộng phát triển quá nhanh là một trong những nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh thất bại. Học cách dừng lại và tồn tại bền vững trong giới hạn quy mô, vị thế,... cũng là một kỹ năng.

Mỗi một bước tiến phát triển, bạn cần có thời gian cho doanh nghiệp thích nghi và làm chủ nó. Nó có thể mất thời gian hay không đột phá giá trị gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp nhưng lại là điều giúp công ty của bạn trụ vững.

Đôi khi tiến hành tham vọng mở rộng còn đơn giản hơn là việc tồn tại bền vững. Đối với một thứ mới mẻ luôn khiến cho mọi người thích thú, ngay chính cả bản thân bạn cũng vậy. Nhưng phải cẩn thận với những thứ mới lạ, liệu bản có đủ tự tin nắm giữ dây cương của nó xoay chuyển theo ý mình muốn.

Nhà khởi nghiệp kinh doanh nên lưu ý những nguyên nhân thất bại phổ biến

VIII. Họ không thể đảm đương trách nhiệm

Con người hiển nhiên ai ai cũng muốn có vị thế cao trong mắt người khác. Hiển nhiên, bạn chắc chắn thích công việc của giám đốc điều hành, nhà sáng lập và nói cách cao cấp là nhà khởi nghiệp hơn nhân viên làm thuê nhỏ nhoi, ngày ngày, lặp đi lặp lại những công việc nhàm chán. Có lẽ vì vậy, đối với một số người, khởi nghiệp là hứng thú muốn làm chủ, muốn thực hiện ý tưởng khởi nghiệp cá nhân, không muốn gò bó trong những quy tắc, từ đó hình thành nên một nguyên nhân khởi nghiệp thất bại hay mắc trong kinh doanh.

Công việc của nhà khởi nghiệp kinh doanh không phải là hành trình mấy ai có thể theo đuổi. Họ không phải chỉ có tiền mà còn mang trách nhiệm nặng nề, to lớn nhất so với người khác. Bạn mong nhân viên hoàn thành tốt công việc thì nhân việc cũng trông cậy bạn chăm lo cho họ.

Đứng trên cương vị của một người đứng đầu, bạn có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhân viên, thậm chí là thỏa mãn. Công việc luôn trong tình trạng chào đón bạn giải quyết và tiến hành thực hiện khi bạn mở mắt. Mỗi quyết định của bạn là yếu tố quan trọng cho sự thành bại của doanh nghiệp. Muốn trở thành nhà khởi nghiệp kinh doanh, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ điều này – nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh thất bại.

IX. Phương pháp quản lý không hiệu quả

Phương pháp quản lý không hiệu quả không phải nguyên nhân khởi nghiệp thất bại của một cá nhân mà là điều mỗi người kinh doanh nên học hỏi. Những người mới bắt đầu thường vấp phải lỗi sai và thiếu hụt kinh nghiệm trong quản lý nhân lực, tài chính, tuyển dụng, sản xuất và phát triển.

Để khắc phục nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh thất bại này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tự bổ sung, trang bị cho mình những kỹ năng còn thiếu sót. Điều này gây nên một tranh cãi lớn: người trẻ chưa có kinh nghiệm đi làm có nên khởi nghiệp và người có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ khởi nghiệp thành công.

Ngày nay, một số nhà lãnh đạo đã có nhiều biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng này như: chiêu mộ nhân viên có kinh nghiệm hay tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực quản lý kinh doanh để đem đến thành quả tốt nhất cho công việc.

X. Nguồn vốn chuẩn bị không đủ chi tiêu

Nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh thất bại này không lạ lẫm gì đối với một công ty đang trên con đường bắt đầu. Mỗi nhà khởi nghiệp kinh doanh luôn mong muốn sử dụng số tiền họ đang có vào những thứ cần thiết cho việc thúc đẩy công ty. Mấy ai trong số đó thực hiện tốt được điều đó.

Nhiều người khởi nghiệp kinh doanh quá chú tâm vào nâng cao sản phẩm/ dịch vụ mà quên mất dành chi phí cho việc quảng bá. Và có rất nhiều doanh nghiệp chi quá tay cho công tác truyền thông mà sản phẩm/ dịch vụ hay xảy ra lỗi và không thỏa mãn được sự kỳ vọng của khách hàng.

Khi khởi nghiệp, bạn nên biết cách kiểm soát giới hạn chi tiêu phù hợp với ngân sách đang có. Thiết lập bảng chỉ tiêu cũng cần bạn bỏ ra công sức tỉ mẩn và thậm chí còn cẩn thận hơn so với việc lập kế hoạch kinh doanh. Bài toán về những con số chưa bao giờ là cửa ải dễ dàng thu phục đối với mỗi doanh nghiệp và còn việc khó hơn đối với những người khởi nghiệp kinh doanh.

Bạn nên chú ý cân bằng giữa việc phát triển sản phẩm/ dịch vụ và việc đưa nó đến gần hơn với khách hàng. Mới bắt đầu thành lập công ty, bạn nên dành một khoản cho các tình huống bất trắc bất ngờ xảy ra, không thể lường trước được nó, và cũng nên để một khoản cho quá trình tái sản xuất, thay đổi chiến lược nhằm phát triển công ty một cách hiệu quả nhất. Nếu không xây dựng một kế hoạch cụ thể cho các chi phí, bạn sẽ không nắm bắt được tình trạng ngân sách còn lại và dễ quá tay hơn mức cần thiết mà không còn đủ cho các hoạt động khác trong tương lai, thậm chí trở thành nguyên nhân khởi nghiệp kinh doanh gây ra thất bại.