Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả là gì? 5 tính cách thường gặp khi làm việc nhóm là gì? Trong bài viết này 123job sẽ giúp bạn làm sáng rõ 2 vấn đề này và để nhận ra bản thân mình là ai trong số đó. Cùng tìm hiểu ngày nào.
Những bài học kỹ năng sống và những kinh nghiệm rút ra rằng khi bất cứ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả nào đều có bao gồm 5 kiểu người cơ bản tạo nên bởi trình độ và khả năng. Bạn sẽ có thể nhận ra bản thân mình trong số đó và nhận thấy rằng chỗ thích hợp cho mình trong bất cứ hoạt động nào của làm việc đều phụ thuộc vào quá trình làm việc nhóm đó. Trong quá trình cố gắng để thiết lập hoạt động mạng và cùng nhau đẩy mạnh được công việc kinh doanh cần phải nhận thức rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của cá nhân xung quanh mình và biết được vị trí của mình trong quá trình hoạt động đó.
Ngay từ ngày đầu khi con người xuất hiện, con người chúng ta đã có gắn liền với nhau, rồi sống thành nhóm người, sau khi xã hội phát triển hơn, chúng ta luôn cần các kỹ năng làm việc nhóm cơ bản như gia đình, trường học và rồi sau này khi đi làm chúng ta có đồng nghiệp, tất cả đó đều được gọi là nhóm. Vậy kỹ năng làm việc nhóm là gì? 5 tính cách thường gặp khi làm việc nhóm là gì? Cùng 123job giúp bạn hiểu sâu hơn về kỹ năng làm việc nhóm.
I. Kỹ năng làm việc nhóm là gì?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì?
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ có rất nhiều cách hiểu.Chưa có một định nghĩa nào cụ thể những chúng ta có thể hiểu theo cách đơn giản rằng đây là việc mà mọi người cùng nhau kết hợp lại với nhau, cùng nhau làm việc để cùng phát triển ưu điểm của từng thành viên, giúp đỡ nhau cùng đi đến được mục đích cuối cùng, làm việc nhóm sẽ giúp các cá nhân bổ sung vào những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện tốt bản thân của mình hơn. Để đạt được kết quả công việc với hiệu quả cao nhất. Nhưng để có được kết quả cao đó bạn cần phải làm tốt về các kỹ năng làm việc nhóm.
II. Lý thuyết cơ bản về kỹ năng làm việc nhóm
Lý thuyết cơ bản về kỹ năng làm việc nhóm
Con người là một sinh vật xã hội, có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc mà chỉ có một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được gắn với một nhóm cơ bản nhất đó là :Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo nên các nhóm bạn.
Bản thân chúng ta vốn có với năng lực và tính cách sẽ có ảnh hưởng lên kinh nghiệm làm việc nhóm, đồng thời cũng chịu được những tác động của bạn bè về điều tốt và lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta có thể vừa phát triển được những kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng làm việc cá nhân, thu nạp được những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời sẽ góp phần vào các hoạt động và đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng đó. Ngay từ xưa, ông bà ta nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói về kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
1. Thế nào là một Nhóm làm việc
Lợi ích của làm việc nhóm là gì? Nhóm không đơn giản đó chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng với nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý nào đó. Nhóm là một tập hợp gồm những cá nhân có các kỹ năng làm việc nhóm bổ sung cho nhau và sẽ cùng cam kết chịu trách nhiệm và thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm đó cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm đó cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
2. Hình thành và phát triển nhóm
Tùy theo vào nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực và kỹ năng làm việc nhóm của các thành viên trong nhóm, mà các nhóm được hình thành và phát triển theo những hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung hầu như đều trải qua 4 bước cơ bản :
Bước 1: Tạo dựng: Khi được mời gọi hay được đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ được nhu cầu cũng như năng lực cá nhân.Một điều không thể thiếu đó là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có nhóm nào sẽ có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Bước 2: Công phá: Đây có lẽ sẽ là giai đoạn khó nhất của kỹ năng làm việc nhóm. Các thành viên trong nhóm thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với những việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có được kinh nghiệm làm việc với một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về các công việc được giao vì khi phải đối mặt với những điều trước đây mà họ chưa bao giờ nghĩ tới và sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” đó của họ dành để chĩa vào những thành viên khác, thay vì để tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3: Ổn định: Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm sẽ quen dần và điều hòa những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách trước đó và ý kiến giảm dần và tính hợp tác dần tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung được nhiều hơn cho công việc và sẽ bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả của 1 công việc.
Bước 4: Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên trong nhóm đã hiểu và thích nghi được với những điểm mạnh và yếu của từng thành viên trong nhóm mình và biết được những vai trò của họ là gì. Mọi người đã cởi mở cũng như tin tưởng nhau hơn, và rất nhiều ý kiến hay được nêu ra để thảo luận vì họ không còn cảm thấy e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt và sử dụng quyết định của mình như là một công cụ để hiện thực hóa các ý tưởng, ưu tiên về nhiệm vụ cần thiết và giải quyết các vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc đã được hoàn thiện và sự gắn bó giữa thành viên trong nhóm sẽ là rất cao.
3. Kỹ năng tổ chức công việc
Tổ chức công việc trong kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là những cá nhân tập hợp lại và hình thành nên một đơn vị làm việc và hoạt động cùng nhau, vì thế từng thành viên trong nhóm đều phải biết về kỹ năng tổ chức để gắn kết và áp dụng tốt các kỹ năng làm việc nhóm này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng làm việc nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức và kỹ năng giao tiếp giữa thành viên ở trong nhóm.
4. Khi bắt đầu bất kỳ vấn đề gì mới, các thành viên trong nhóm phải trả lời được những câu hỏi:
- Kế hoạch hay chương trình ấy dùng để làm gì ( What )
- Kế hoạch đó được xuất phát từ đâu, ở đâu ra ( Where )
- Khi nào thì có thể bắt đầu tiến hành ( When )
- Ai sẽ là người trực tiếp thực hiện hay phụ trách công việc này ( Who )
- Tại sao phải tiến hành những hoạt động này ( Why )
- Chúng ta sẽ thực hiện công việc đó như thế nào ( How )
5. Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân
Để thực hiện được những hoạt động chung, thì mỗi thành viên trong nhóm đều cần phải có những kỹ năng sau đây để có đồng nhất chung về quan điểm và mục đích của cả nhóm:
- Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong kỹ năng làm việc nhóm. Các thành viên ở trong nhóm phải biết lắng nghe mọi ý kiến của nhau.
- Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng làm việc nhóm thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế đây là một kỹ năng khá khó mà bất kỳ ai cũng đều cần phải rèn luyện.
- Thuyết phục: Các thành viên trong nhóm phải trao đổi, suy xét các ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ đều cần biết tự bảo vệ cũng như thuyết phục người khác đồng tình với các ý kiến của mình.
- Tôn trọng: Mỗi thành viên ở trong nhóm phải tôn trọng mọi ý kiến của người khác thể hiện qua hành động như việc động viên, hỗ trợ nhau và nỗ lực biến mục tiêu thành hiện thực.
- Trợ giúp: Các thành viên trong nhóm phải biết giúp đỡ nhau, có người sẽ mạnh về lĩnh vực này, nhưng người khác sẽ lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, các vấn đề mà nhóm đang phải đề giải quyết cần kiến thức ở các lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi những kỹ năng làm việc nhóm khác nhau.
- Chia sẻ: Các thành viên phải đưa ra ý kiến và chia sẻ về kinh nghiệm của mình khi gặp những tình huống tương tự trước đó. Và khi mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được về tầm quan trọng của công việc được chia sẻ, không khí và kỹ năng làm việc nhóm sẽ trở nên cởi mở và tích cực hơn.
- Chung sức: Mỗi thành viên trong nhóm đều phải đóng góp trí lực và cùng nhau thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm đều cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm đã đề ra và có cùng hoàn thành nó.
6. Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động nhóm:
Tổ chức các hoạt động là một điều không hề dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách quan cho đến chủ quan có thể đưa đến những sự thất bại, thậm chí là làm tan rã nhóm. Ngoài những tác động từ bên ngoài, còn có các yếu tố chủ quan mà chúng ta thường xuyên gặp phải khi tổ chức hoạt động cho nhóm, mà trong đó 4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là: Quá nể nang các mối quan hệ, thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, không chú ý đến công việc của nhóm
III. 5 tính cách thường gặp khi làm việc nhóm
5 tính cách thường gặp khi làm việc nhóm
1. Người lập kế hoạch và người đưa ra ý tưởng
Lợi ích của làm việc nhómđối với họ là gì? Họ là người luôn cố gắng để tìm ra “một cái gì đó” ở nơi mà mọi người cho là “không có gì cả”. Thường có các ý tưởng “đặc biệt” mặc dù nó chưa có bất kì cơ sở nào để có thể thực hiện nhưng họ chắc chắn nó trở nên khả thi. Đây là người có một tầm nhìn xa và có thể thấy được viễn cảnh tương lai đằng sau những sự khó khăn ban đầu.
2. Người đi đầu (hay còn gọi là người tiên phong)
Lợi ích của làm việc nhóm đối với họ là gì? Họ có tư tưởng cởi mở, luôn sẵn sàng đưa ra và thực hiện những ý tưởng mới trong quá trình thực hiện và làm việc nhóm. Tiên phong trong việc đưa ra những phương pháp khả thi cho kế hoạch và việc thực hiện những nhiệm vụ, thích tiến hành mọi công việc một cách nhanh chóng, hơi mạo hiểm.
3. Người phân tích (hay còn gọi là người thẩm định)
Lợi ích của làm việc nhóm đối với họ là gì? Họ là người xem xét mọi khía cạnh dù là nhỏ nhất. Từ đó phân tích, thách thức và xem xét, nên họ được coi là người “dội một gáo nước lạnh’’ vào các ý tưởng. Họ sẽ không phản ứng vội vàng, đôi khi họ lại quá bảo thủ nhưng có lúc họ sẽ khiến nhóm làm việc phải thực sự xem xét lại ý tưởng.
4. Người tiến hành
Lợi ích của làm việc nhóm đối với họ là gì? Họ là người biến kế hoạch thành biện pháp khả thi nhất. Họ muốn ai đó sẽ lập kế hoạch hành động để tiến hành. Họ là người có năng lực và phương pháp, không quan tâm tới những ý kiến xung quanh. Công bằng mà nói thì họ là những “chú ong chăm chỉ’’ và là người xúc tiến đồng thời tiến hành công việc trong những kỹ năng làm việc nhóm.
5. Trợ lý
Lợi ích của làm việc nhóm đối với họ là gì? Trợ lý là người nắm rõ nhiệm vụ của một dự án tổng thể và mục tiêu lâu dài của cả công ty, là người giữ vai trò liên lạc và chịu trách nhiệm tiến hành các kế hoạch đồng thời giảm thiểu các xung đột, bất đồng, Họ cần phải hiểu rõ vai trò của các nhân tố trong các kế hoạch hoạt động và có khả năng dẫn dắt và chỉ đạo nhóm làm việc hoạt động hiệu quả.
IV. Kết luận
Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết mà mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi và phát triển của bản thân. Bởi đây là yếu tố đem lại sự thành công cho cuộc sống của chúng ta. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có cho mình được những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nhóm giúp mang lại kết quả tốt trong quá trình làm việc. 123job chúc bạn thành công.