Là một nhà đầu tư thông thái, bạn cần phải biết đến nhiều hình thức đầu tư hiệu quả, lợi nhuận cao và ít rủi ro nhất. Vậy 123job xin giới thiệu với bạn hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) chính là điều mà bạn đang cần tìm kiếm.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là một trong bốn hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư nên cân nhắc vì lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, có mấy người thực sự hiểu hết về hợp đồng hợp tác kinh doanh và có đầy đủ những mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất, thông dụng nhất? Bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi để hiểu biết thêm về hợp đồng BCC nhé.

I. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Dựa theo Luật đầu tư năm 2014, có tất cả bốn hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn đó là:

  • Đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế mới
  • Đầu tư theo các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế có nền tảng sẵn
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BPP
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Trong đó, bài viết hôm nay sẽ nói về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất được viết tắt là BCC. Đây là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư từ nhà đầu tư cá nhân đến nhà đầu tư doanh nghiệp nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận thuần, phân chia sản phẩm sản xuất ra mà không thành lập một tổ chức kinh tế nhất định.

Một cách nói khác, mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên liên quan cùng nhau hợp tác để tiến hành đầu tư kinh doanh tại khu vực Việt Nam, trong hợp đồng có quy định rõ ràng trách nhiệm và kết quả kinh doanh cuối cùng cho mỗi bên mà không thành lập thêm pháp nhân mới.

II. Ý nghĩa của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất luôn có những ý nghĩa quan trọng trong việc thành bại của mỗi thương vụ làm ăn mới. Trong đó những ý nghĩa lớn nhất mà hợp đồng BCC mang lại là:

  • Các bên tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thành lập, duy trì một pháp nhân mới.
  • Nhà đầu tư hoàn toàn độc lập với mọi quyết định của đối tác khi có ý định muốn chuyển nhượng hoặc bán đi cổ phần của mình ở dự án trong một số trường hợp cụ thể.
  • Vấn đề giải thể dự án không phải là gánh nặng của nhà đầu tư
  • Hai bên đều nhận được thỏa thuận sử dụng tài sản đã, đang và sẽ hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để tiến hành thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
  • Nhà đầu tư nước ngoài có quyền thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tiện cho việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh..

III. Những mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất hiện nay

1. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất 

Tải Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất

2. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân

Tải Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân

3. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân - công ty

Tải Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân - công ty

4. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp

Tải Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp

5. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhiều bên tham gia

Tải Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhiều bên tham gia

IV. Quy định khi lập hợp đồng hợp tác kinh doanh

1. Chủ thể của hợp đồng là các nhà đầu tư

Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh là các nhà đầu tư, trong đó bao gồm:

  • Nhà đầu tư trong nước
  • Nhà đầu tư nước ngoài
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Chủ thể của hợp đồng là các nhà đầu tư nước ngoài

Chủ thể của hợp đồng là các nhà đầu tư nước ngoài

Hợp đồng BCC được ký kết bởi sự hợp tác giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng chủ thể hợp đồng không cố định, tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh, vốn và các yếu tố khác. Có mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân, mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cá nhân…

  • Trường hợp nhà đầu tư cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật nước ngoài thì khi ký kết hợp đồng BCC sẽ phải thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo luật của Việt Nam.
  • Trường hợp, các nhà đầu tư trong nước là chủ thể hợp đồng BCC thì sẽ thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành cùng văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Trường hợp chủ thể hợp đồng BCC là nhà đầu tư Việt Nam hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài hoặc là hợp đồng hợp tác kinh doanh của hai nhà đầu tư nước ngoài thì phải tuân thủ theo Điều 37 của Luật Đầu tư năm 2014 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các chủ thể trong hợp đồng này có vị trí bình đẳng với nhau, quyền lợi ngang nhau khi hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực.

Theo nguyên tắc bất cứ nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài nào khi ký kết mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân hoặc doanh nghiệp với nhau trên tinh thần tự nguyện, không vi phạm các điều luật mà nhà nước cấm thì đều sẽ trở thành chủ thể của hợp đồng BCC.

2. Quy định về đối tượng của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, các chủ thể liên quan cùng góp vốn, và điều hành kinh doanh, cũng chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ. Trong quá trình hợp đồng còn hiệu lực thi hành, các bên hợp doanh sẽ nhân danh pháp nhân của mình để tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Các mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân hay doanh nghiệp thì đều tuân theo nguyên tắc này để tồn tại.

Sự liên kết giữa các bên chủ thể hợp đồng không chặt chẽ vì khi hợp tác theo BCC sẽ không tạo ra chủ thể kinh doanh mới. Vậy nên hình thức hợp tác kinh doanh BCC được gợi ý thích hợp với các chủ thể mới gia nhập thị trường, có nhu cầu thăm dò, xâm nhập vào thị trường và nghiên cứu thị trường, đối tác trong một thời gian nhất định.

Bên cạnh việc mẫu hợp đồng hợp tác cá nhân và các hợp đồng BCC khác chỉ phù hợp với các tổ chức mới thì việc hợp tác kinh doanh nhưng không thành lập tổ chức kinh tế mới cũng là điểm yếu của BCC khiến các chủ thể hợp đồng gặp không ít khó khăn khi triển khai hợp đồng. Vì khi các nhà đầu tư là người nước ngoài, có rất nhiều chứng từ mà họ không có quyền lập theo luật pháp Việt Nam.

3. Quy định về nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân và các hợp đồng BCC khác sẽ bao gồm các thỏa thuận về nội dung hợp tác giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Điều 29 Luật Đầu tư năm 2014, mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân và các hợp đồng BCC khác gồm những nội dung chính như sau:

  • Tên tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân là chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc nơi cư trú của cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người có thẩm quyền quyết định của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện ký kết hợp đồng BCC.
  • Mục tiêu, mục đích cụ thể của việc hợp tác kinh doanh và phạm vi hợp tác theo không gian, thời gian của hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh.
  • Con số cụ thể của những đóng góp về vốn như tài sản cố định, tài sản lưu động, tiền mặt… của các chủ thể hợp đồng và với mục đích chung là tối đa hóa lợi nhuận thì việc phân chia phần trăm rõ ràng kết quả đầu tư sản xuất, kinh doanh cuối cùng cho các bên tham gia cũng là điều đáng lưu tâm.
  • Tiến độ thực hiện các giai đoạn của dự án và thời hạn hiệu lực hợp đồng.
  • Các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể hợp đồng được thỏa thuận và quy định rõ ràng trên văn bản để tránh phát sinh tranh chấp.
  • Các nội dung sau khi ký kết hợp đồng như thỏa thuận, thương lượng các trường hợp sửa đổi, chuyển nhượng hoặc chấm dứt hợp đồng cần phải thông qua các bên liên quan. Quy định rõ ràng về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại; phương thức giải quyết những tranh chấp xảy ra khi hợp đồng còn hiệu lực bằng trọng tài thương mại hay Tòa án.

Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Các chủ thể hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản, sản phẩm hình thành từ việc hợp tác kinh doanh trong quá trình hợp đồng còn hiệu lực, để thành lập doanh nghiệp. Thông thường các bên tham gia sẽ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp quy định. Tuy nhiên nếu các bên tham gia có ý định kinh doanh khác cũng có thể thỏa thuận những nội dung kinh doanh với nhau nhưng phải đảm bảo không trái với quy định của pháp luật.

Bên cạnh Luật đầu tư 2014 quy định về nội dung cần có trong mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất thì Bộ luật dân sự 2015 cũng có các quy định như sau:

  • Trường hợp các bên tham gia không có sẵn hoặc có ít vốn đầu tư như tiền mặt, tài sản cố định, tài sản lưu động… để trực tiếp đầu tư thì có thể đóng góp bằng sức lao động như cung cấp nguồn nhân lực giỏi, chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt mà đối tác bên kia không thể có.
  • Nội dung mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất cần bổ sung các điều kiện tham gia và điều kiện rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh của các bên tham gia để tránh phát sinh tranh chấp.

V. Kết luận

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, một trong bốn hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể tìm được những thông tin quan trọng về hợp đồng BCC và thành công ký kết nhiều hợp đồng BCC trong tương lai.