Biên bản bàn giao là thủ tục bắt buộc đối với người lao động trước khi nghỉ việc, gồm có biên bản bàn giao tài sản, tài liệu, hóa đơn, tiền mặt… Trong bài viết này, 123job sẽ gửi tới bạn 15 mẫu biên bản bàn giao đầy đủ nhất và những chú ý cần nhớ!
Mẫu biên bản bàn giao là văn bản được sử dụng nhiều trong việc bàn giao công việc, bàn giao tài sản, giao nhận hàng hóa,... nhằm tránh những rủi ro hay các tranh chấp không đáng có trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên là không phải ai cũng có thể nắm được lúc nào thì nên sử dụng mẫu biên bản bàn giao, cách viết biên bản bàn giao tốt nhất và chuẩn xác nhất!
I. Tại sao phải có các mẫu biên bản bàn giao
Tại sao phải có các mẫu biên bản bàn giao?
1. Thể hiện trách nhiệm với công việc
Mặc dù các mẫu biên bản bàn giao đối với nhiều công ty là một thủ tục bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chuyển công tác nhưng điều này cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công việc của bạn.
Việc thể hiện bản thân là một người có ý thức trong công việc chung của công ty và làm việc nhiệt tình cho đến ngày cuối cùng sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc với cấp trên cũng như các đồng nghiệp của mình.
2. Thực hiện theo đúng quy trình của hợp đồng lao động
Trong quy trình của hợp đồng lao động chắc chắn sẽ có một thủ tục bắt buộc là quy trình bàn giao công việc khi người lao động muốn nghỉ việc hoặc chuyển công tác sang đơn vị khác. Trong đó, quy trình bàn giao công việc cần được tiến hành một cách kỹ lưỡng, cẩn trọng và có sự tham gia của các bên liên quan, có thể bao gồm cả người lập biên bản giao nhận cũng như người tiếp nhận lại công việc trong tương lai.
Đối với những nhân viên mới sẽ đảm nhiệm vị trí của bạn mà chưa quen với công việc trước đây bạn từng quản lý thì ngoài việc bàn giao theo các mẫu biên bản giao nhận công việc, bạn cũng cần dành thời gian để hướng dẫn cho họ về công việc đó nhằm đảm bảo không bị gián đoạn. Việc hướng dẫn cho nhân viên mới có thể đảm nhiệm được công việc mà bạn để lại không chỉ thể hiện được tinh thần trách nhiệm của bạn mà nó còn là yêu cầu cần thực hiện trước khi nghỉ việc trong các hợp đồng công việc đã có.
Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng công việc cụ thể mà bạn có thể áp dụng rất nhiều mẫu biên bản bàn giao hiện nay, có thể kể đến như:
- Mẫu biên bản bàn giao công việc
- Mẫu biên bản bàn giao tài sản
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa
- Mẫu biên bản bàn giao tài liệu
- Mẫu biên bản bàn giao thiết bị
- Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ
- Mẫu biên bản bàn giao tiền
- Mẫu biên bản bàn giao vật tư
- Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng
- Mẫu biên bản bàn giao nhà cho thuê
- Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định
- Mẫu biên bản bàn giao hóa đơn
- Mẫu biên bản bàn giao công việc kế toán
- Mẫu biên bản bàn giao công trình
- Mẫu biên bản bàn giao xe ô tô
- Mẫu biên bản bàn giao tiếng anh
- Mẫu biên bản bàn giao nhà
- Mẫu biên bản bàn giao đất
- Mẫu biên bản bàn giao chức vụ
- Mẫu biên bản bàn giao sản phẩm
- Mẫu biên bản bàn giao con dấu
- Mẫu biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội
- Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ thiết kế
3. Không gây khó khăn cho người khác
Nếu không có các mẫu biên bản bàn giao kể trên, người kế nhiệm vị trí của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian ban đầu, không những gây ảnh hưởng tiêu cực tới tiến độ công việc của cả nhóm mà thậm chí còn ảnh hưởng tới cả công ty nếu vị trí đó thực sự quan trọng. Do vậy, dù là bạn nghỉ việc với lý do gì thì cũng không nên để sự ích kỷ của bản thân hay bất đồng cá nhân mà gây ảnh hưởng tới người khác.
Trong các mẫu biên bản bàn giao công việc, bạn cần thống kê một cách thực sự chi tiết và đầy đủ tất cả các khoản mục công việc theo một trình tự rõ ràng thì người tiếp nhận mới dễ dàng có được hình dung cụ thể nhất trong quá trình thực hiện các công việc sau này.
Bên cạnh đó, đối với những khoản mục công việc có tính chất nghề nghiệp rất đặc thù nhưkế toán thì các mẫu biên bản bàn giao công việc kế toán còn phải đi kèm với các chứng từ, sổ sách và các biểu mẫu kế toán hiện tại để chuyển giao cho người kế nhiệm quản lý.
Xem thêm: Top 3 mẫu biên bản giao nhận hàng hóa chính xác nhất 2021
II. Những lưu ý khi viết các mẫu biên bản bàn giao
Những lưu ý khi viết các mẫu biên bản bàn giao
Để viết biên bản bàn giao một cách đầy đủ và chính xác nhất, bạn có thể tham khảo các mẫu biên bản giao nhậncô ng việc trong phần tiếp theo của chúng tôi. Bên cạnh đó, bạn còn cần lưu ý những điểm sau:
Quá trình tiến hành bàn giao công việc cho người kế nhiệm cần phải được diễn ra một cách công khai và minh bạch. Theo đó, mọi công việc và chức năng cần phải được liệt kê rõ ràng, bởi nếu có xảy ra những sai sót ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện công việc bàn giao thì biên bản bàn giao công việc được lập chính là căn cứ truy cứu trách nhiệm của các bên có liên quan. Vì vậy, khi lập biên bản giao nhận công việc, bạn cần ghi chi tiết và đầy đủ thông tin người được bàn giao và cả người bàn giao, kèm theo đó là nội dung công việc cụ thể và thời gian bàn giao… để có được căn cứ chính xác quy kết trách nhiệm khi có xảy ra sai sót.
Đối với các mẫu biên bản bàn giao tiền quỹ phải ghi chính xác thông tin của bên giao và thông tin của bên nhận. Về họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, chỗ ở hiện tại…Người viết văn bản cần phải chú ý đến những thông tin này để ghi chính xác, đầy đủ và kịp thời sửa chữa nếu như có sai sót. Kèm theo đó là số tiền bàn giao được ghi bằng cả chữ và số; mục đích sử dụng tiền và các điều khoản đi kèm.
Biên bản bàn giao phải có dấu xác nhận hoặc chữ ký của các bên liên quan để đảm bảo tính pháp lý và là căn cứ khi có vấn đề.
Với những mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định có giá trị lớn, cần có ít nhất một người thứ ba làm chứng. Mục đích là giúp hai bên có thể xác minh và chứng thực thông tin một cách chính xác và đáng tin cậy nhất. Tài chính là một vấn đề rất nhạy cảm nhưng cũng đồng thời rất cần tới sự minh bạch và rõ ràng, nếu như không có bên thứ ba làm chứng thì ngay cả những chữ ký hoặc con dấu cũng có thể giả mạo được và hoàn toàn không đáng tin với sự chính xác và độ an toàn về thông tin không hề cao. Và người làm chứng cũng cần ghi rõ chữ ký xác nhậnvà cam kết những thông tin được ghi trong biên bản là đúng sự thật. Khi có tranh chấp xảy ra, người làm chứng sẽ phải làm nhân chứng xác minh sự việc. Bất kì sự thông đồng hoặc xuyên tạc sự thật giữa các bên đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và công ty.
Xem thêm: Biên bản giao nhận hàng hóa là gì? Những thông tin bổ ích dành cho kế toán viên
III. Các mẫu biên bản bàn giao chuẩn nhất hiện nay
1. Mẫu biên bản bàn giao công việc
Mẫu biên bản giao nhận công việc là một loại văn bản cần thiết mà người lao động cần phải hoàn thành trước khi nghỉ việc, nghỉ thai sản hay là chuyển công tác,… để mọi việc có thể diễn ra một cách nhanh chóng mà không gặp khó khăn nào trong quá trình bàn giao.
Bằng mẫu biên bản bàn giao công việc, người bàn giao có thể thống kê được toàn bộ những tài liệu, thiết bị làm việc cũng như những công việc mà mình đã làm, đang làm dở hoặc đã lên kế hoạch thực hiện cho người nhận bàn giao. Người nhận bàn giao sẽ là người tiếp tục chịu trách nhiệm về công việc cũng như các hồ sơ, tài liệu, tài sản khi được nhận bàn giao.
Mẫu biên bản bàn giao công việc
Tải mẫu biên bản bàn giao công việc
2. Mẫu biên bản bàn giao tài sản
Mẫu biên bản bàn giao tài sản là mẫu biên bản dùng cho việc chuyển giao tài sản giữa các cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức này cho các cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức khác. Thông qua mẫu biên bản bàn giao tài sản, hai phía sẽ thống kê tất cả tài sản, thiết bị, công cụ, dụng cụ giúp cho quá trình bàn giao tài sản được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Khi thực hiện bàn giao hoàn tất thì người nhận sẽ chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản theo quy định. Mẫu biên bản bàn giao tài sản có vai trò như là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên nếu có tranh chấp.
3. Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa
4. Mẫu biên bản bàn giao tài liệu
5. Mẫu biên bản bàn giao thiết bị
6. Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ
7. Mẫu biên bản bàn giao tiền
8. Mẫu biên bản bàn giao vật tư
9. Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng
10. Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt
11. Mẫu biên bản bàn giao nhà cho thuê
12. Mẫu biên bản bàn giao công cụ dụng cụ
13. Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định
14. Mẫu biên bản bàn giao hóa đơn
15. Mẫu biên bản bàn giao công việc kế toán
IV. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về các mẫu biên bản bàn giao chuẩn và đầy đủ nhất hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích cho bạn trong công việc. Rất cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi và hãy tiếp tục đồng hành cùng 123job ở những tin tức tiếp theo nhé!