Hủy bỏ hợp đồng không phải là một khái niệm quá xa lạ đối với mỗi người. Tuy nhiên hiểu thế nào cho đúng và đầy đủ nhất về hủy bỏ hợp đồng, các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng và các mẫu biên bản hủy hợp đồng mới nhất năm 2020... Cùng tìm hiểu nhé.

Trong kinh doanh, có rất nhiều trường hợp khi 2 bên đã làm việc với nhau, đã ký hợp đồng kinh doanh nhưng vì những lý do khác nhau mà không thể thực hiện được. Vậy làm sao để hủy hợp đồng đã ký theo đúng luật pháp? Cùng tìm hiểu cách lập biên bản thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng dưới đây nhé!

I. Hủy bỏ hợp đồng là gì?

Hợp đồng là một cam kết với sự có mặt của hai hoặc nhiều bên pháp nhân về một giao dịch hoặc thỏa thuận nào đó được tuân thủ theo các quy định và điều luật của Pháp luật. Hợp đồng được thực hiện với 2 hình thức là bằng văn bản hay bằng lời nói với sự chứng kiến của bên thứ 3 là người làm chứng.

Như vậy thì hủy bỏ hợp đồng chính là việc hai bên (A và B) thực hiện hành động để chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận/giao dịch trước đó. Hủy bỏ hợp đồng được đề cập rất rõ theo điều 423 của Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra các tình huống dưới đây:

  • Một bên (bên A hoặc bên B) đã vi phạm hợp đồng bằng cách không theo một trong các thỏa thuận ban đầu mà hai bên đã đặt ra.
  • Một bên (bên A hoặc bên B) đã không làm tròn nghĩa vụ của mình khiến cho bên kia không đạt được mục đích ban đầu của việc hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Khi đó, bên bị thiệt hại do hợp đồng không được thực hiện đúng các thỏa thuận như dự kiến sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên còn lại phải bồi thường thiệt hại. 

Biên bản hủy hợp đồng: Hủy bỏ hợp đồng là gì? 

Biên bản hủy hợp đồng: Hủy bỏ hợp đồng là gì? 

Xem thêm: Tổng hợp mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất năm 2021

II. Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng 

Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng được đề cập rất rõ trong bộ luật Dân sự 2015 từ điều 424 đến điều 426. 

Về bộ luật Dân sự 2015:

Đây là bộ luật được ban hành vào ngày 24 tháng 11 năm 2015, bộ luật có nhiều nội dung đề cập tới các vấn đề khác nhau như xác lập, bảo vệ các quyền dân sự, thể hiện và bày tỏ năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân, pháp nhân trong các mối quan hệ với nguyên tắc bình đẳng, tự do ý chí. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các điều luật trong bộ luật dân sự liên quan tới các trường hợp hủy bỏ hợp đồng Tại đây (từ điều 424 đến điều 426).

Như vậy theo bộ luật Dân sự 2015, có 3 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng, bao gồm:

a. Hủy bỏ hợp đồng khi một trong hai bên chậm thực hiện nghĩa vụ (điều 424/ Luật Dân sự 2015)

Chúng ta hiểu rằng việc chậm thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là việc một bên không chịu thực hiện hoặc chậm chạp trong việc thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trước trong hợp đồng với thời gian quy định rõ ràng. Và khi điều này xảy ra bên còn lại hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng ký kết giữa hai bên.

b. Hủy bỏ hợp đồng do ít nhất một trong các bên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ (điều 425/Luật dân sự 2015)

Khi một trong hai bên vì điều kiện và một số lý do nào đó không thể thực hiện được một phần hoặc là toàn bộ các nội dung và điều khoản trong hợp đồng khiến hợp đồng không đạt được mục đích và gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên còn lại hoàn toàn có khả năng yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường.

c. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng. (điều 426/Luật dân sự 2015)

Một trong hai bên, chẳng hạn bên A đã làm mất hoặc gây hư hỏng về tài sản - đối tượng hợp đồng của cả hai bên thì bên B hoàn toàn có quyền yêu cầu bên A hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại của đối tượng hợp đồng với khoản tiền ngang bằng với giá trị của tài sản đã mất/hư hỏng hoặc theo thỏa thuận mà hai bên đều đồng ý. 

Xem thêm: [Tiết lộ] Top 7 mẫu hợp đồng nguyên tắc phổ biến nhất 2021

III. Mẫu biên bản hủy hợp đồng mới nhất

Khi bạn phát hiện ra bên A (bên ký kết hợp đồng với bên bạn) đã vi phạm vào một trong ba trường hợp có thể hủy bỏ hợp đồng và bạn cảm thấy hợp đồng giữa hai bên đang bị đe dọa cũng như một số thiệt hại sắp xảy đến với bên bạn. Bạn quyết định sẽ thực hiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Và dưới đây, tôi sẽ cung cấp một số mẫu biên bản hủy hợp đồng để bạn tham khảo, trong số đó sẽ bao gồm những mẫu biên bản hủy hợp đồng phổ biến hay gặp trong thực tế như: biên bản hủy hợp đồng mua bán, biên bản hủy hợp đồng kinh tế, biên bản hủy hợp đồng xây dựng… 

1. Mẫu biên bản huỷ hợp đồng 

Dưới đây là một mẫu biên bản hủy hợp đồng mới nhất năm 2019 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỦY HỢP ĐỒNG

Hôm nay, ngày 19 tháng 08 năm 2019, tại trụ sở 15 Phòng công chứng thành phố Hà Nội, phía chúng tôi gồm có:
Bên A:...
Bên B:...

Nội dung hai bên đã thỏa thuận: Hai bên đã tự nguyện thỏa thuận và ký kết hợp đồng XXX và đã được sự chứng nhận của phòng công chứng thành phố Hà Nội ghi nhận vào sổ Y với số Z - SCC/HĐGD ngày…
Lý do cho biên bản hủy hợp đồng: 

  • Khi hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng số XXX có hiệu lực thì bên B sẽ có trách nhiệm giao lại cho bên A các giấy tờ liên quan tới việc…
  • Cả hai bên A và B đều đồng ý sẽ trao trả và giao lại cho bên còn lại những gì hai bên đã nhận của nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Hai bên cam kết chưa sử dụng hợp đồng XXX đã ký kết để giao dịch.
  • Việc hủy bỏ hợp đồng đều được sự tự nguyện bàn bạc thỏa thuận và chứng nhận bởi sự đồng ý ký tên vào hợp đồng này.
  • Hợp đồng này được lập thành T bản có giá trị pháp lý ngang nhau và mỗi bên đều giữ 1 bản, còn 1 bản giữ tại Phòng công chứng TP. Hà Nội

 

                    Bên A                                                                                                              Bên B
            (ký, ghi rõ họ tên)                                                                                          (ký, ghi rõ họ tên)
                                                                           

LỜI CHỨNG THỰC CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Tôi là.... công chứng viên tại phòng công chứng số… thành phố Hà Nội
Ngày… tại trụ sở phòng công chứng thuộc thành phố Hà Nội

CHỨNG NHẬN

Hủy bỏ hợp đồng… giữa hai bên A và B với các điều khoản rõ ràng sau đây:

  • Hai bên A và B đã tự nguyện thỏa thuận giao kết hợp đồng.
  • Tại thời điểm công chứng hợp đồng, hai bên đều đã giao kết hợp đồng và tuân thủ các hành vi dân sự phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tại thời điểm công chứng hợp đồng, hai bên A và B cam đoan chịu trách nhiệm pháp luật về các vấn đề liên quan tới chính chính xác, hợp pháp của các tài sản liên quan tới việc công chứng là có thật.
  • Cả hai bên đều đã đọc lại hợp đồng này và đồng ý với nội dung của hợp đồng cũng như ký dưới sự chứng kiến của tôi… 
  • Hợp đồng gồm T bản chính (mỗi bản gồm…) trong đó: bên A: 1 bản chính và bên B: 1 bản chính

Lưu bản chính vào sổ… phòng công chứng TP. Hà Nội
Phí công chứng:...
Quyển số… SCC/HĐGD


                                                                                                                    CÔNG CHỨNG VIÊN
                                                                                                                              (Ký tên)  

2. Mẫu đơn đề nghị được hủy hợp đồng 

Khi một bên vi phạm vào một trong các trường hợp hủy hợp đồng như tôi đã nêu ra ở phía trên thì bên còn lại sẽ đề nghị được hủy hợp đồng hoặc vì một vài lý do phát sinh mà cả hai bên muốn hủy hợp đồng đã ký. Một trong những dạng của biên bản hủy hợp đồng đó là đơn đề nghị hủy hợp đồng. Dưới đây là một mẫu đơn đề nghị được hủy hợp đồng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
BIÊN BẢN HỦY HỢP ĐỒNG
………………..

Kính gửi:....
Chúng tôi gồm có:
BÊN A:...
…………………………………………………….
BÊN B:...
……………………………………………………..
Chúng tôi bên A và bên B có ký với nhau hợp đồng… (tên) số X vào ngày 15 tháng 07 năm 2019, quyển số… Tại Văn phòng công chứng thành phố Hà Nội để nhằm mục đích…
Hiện nay, do nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía nên cả hai bên không còn nhu cầu thỏa thuận về hợp đồng chúng tôi đã ký. Vậy nên chúng tôi đã thống nhất và cùng đi đến kết luận chấm dứt hợp đồng… (tên) bằng “Văn bản thỏa thuận hủy hợp đồng…” này.

Chúng tôi xin cam đoan: từ khi cả hai ký hợp đồng… (tên) số X được lập và công chứng tại Văn phòng công chứng thành phố Hà Nội vào ngày…, cả hai bên A và B đều chưa thực hiện bất cứ một giao dịch nào.
Nếu sau ngày ký biên bản huỷn hợp đồng này mà phát sinh nghĩa vụ tới bên A có liên quan tới… thì bên A xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. 

Chúng tôi xin cam đoan những gì đã nêu ra là sự thật và nếu sai chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường cũng như cam kết không có khiếu nại gì với Công chứng viên ký biên bản này.
Kính đề nghị phòng công chứng số… thành phố Hà Nội cho phép chúng tôi được thực hiện biên bản hủy hợp đồng giữa hai bên theo quy định. 

                                                                                                                                    …, Ngày… Tháng… Năm…
                                                                                                                                            Người làm đơn


3. Mẫu biên bản hủy hợp đồng mua bán

Dưới đây là một mẫu biên bản hủy hợp đồng mua bán:

Mẫu biên bản hủy hợp đồng mua bán - trang 01

Mẫu biên bản hủy hợp đồng mua bán - trang 01

Mẫu biên bản hủy hợp đồng mua bán - trang 02

Mẫu biên bản hủy hợp đồng mua bán - trang 02

4. Mẫu đơn hủy hợp đồng thi công xây dựng

Chắc hẳn cụm từthi công xây dựngkhông còn trở nên quá xa lạ đối với các bạn phải không nhỉ? Mọi người vẫn thường hiểu đó đơn giản là việc xây nên một ngôi nhà hay một cây cầu, thậm chí là những công trình quốc gia mang tầm cỡ lớn. Hiện nay tại Việt Nam và các quốc gia khác có rất nhiều dự án đang được thi công và cả những dự án sẽ được khởi công. Vậy nên có thể nói các vấn đề liên quan tới thi công xây dựng vô cùng phổ biến. Đặc biệt là các vấn đề liên quan tới hợp đồng thỏa thuận giữa các bên và có sự bảo hộ của pháp luật. Do đó, khi một trong hai hoặc thậm chí cả hai bên có mong muốn được hủy hợp đồng thì các mẫu biên bản hủy hợp đồng là điều cần thiết và cụ thể chính là các mẫu biên bản hủy hợp đồng thi công xây dựng. Dưới đây tôi sẽ cung cấp một mẫu biên bản hủy hợp đồng thi công xây dựng, các bạn có thể download mẫu biên bản hủy hợp đồng này trên website.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN HỦY HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG

Tại Ủy ban nhân dân… thành phố Hà Nội.
(hoặc tại phòng công chứng số… thành phố Hà Nội), chúng tôi gồm:
Bên A: Bên thuê thi công xây dựng:
Ông/Bà:... 
Sinh ngày:... 
Tuổi:
Số chứng minh thư nhân dân:
Tại phòng công chứng số.. thành phố Hà Nội.
Hộ khẩu thường trú (nếu không có thì ghi đăng ký tạm trú):... 

Chủ thể bên A cũng có thể chọn một trong các trường hợp bên dưới đây:
1. Chủ thể: vợ/chồng
Ông: Nguyễn Văn A
Sinh ngày:...
Tại Ủy ban quận… thành phố Hà Nội (hoặc tại phòng công chứng… thành phố Hà Nội)
Có vợ là bà:
Ngày sinh:
Tại Ủy ban quận… thành phố Hà Nội (hoặc tại phòng công chứng… thành phố Hà Nội)
Hộ khẩu thường trú:...

2. Chủ thể là hộ gia đình
Họ tên của chủ hộ gia đình:...
Ngày sinh:
Tại Ủy ban quận… thành phố Hà Nội (hoặc tại phòng công chứng… thành phố Hà Nội)
Hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú):
Các thành viên của gia đình, bao gồm:
Vợ/chồng:
Sinh ngày:
Con gái/con trai: 

3. Chủ thể là tổ chức:
Tên tổ chức: Công ty TNHH X
Có trụ sở tại Quận… Thành phố Hà Nội
Thành lập số… ngày… tháng… năm… được cấp bởi…
Với giấy CN đăng ký kinh doanh số… ngày/tháng/năm:... 
Số Fax là:...  SĐT Công ty/tổ chức:
Người đại diện là:...
Chức vụ người đại diện:...
Ngày sinh:...
Tại Ủy ban quận… thành phố Hà Nội (hoặc tại phòng công chứng… thành phố Hà Nội)

Bên B: bên được thuê thi công xây dựng:
(Chọn 1 trong các chủ thể được nêu giống như ở phía bên trên)
Trước đây bên A và bên B có ký Hợp đồng thi công xây dựng tên… được…. chứng nhận vào ngày/tháng/năm:... Theo hợp đồng này, bên B được bên A thuê thi công xây dựng. Nay cả hai bên A và B đều nhất trí hủy bỏ hợp đồng đã lập… với các thỏa thuận cụ thể như bên dưới:

Điều 1: Thỏa thuận hợp đồng với nội dung:
Hai bên ghi rõ nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng hai bên đã ký liên quan đến biên bản hủy hợp đồng như lý do hủy hợp đồng và trách nhiệm về bồi thường thiệt hại của cả hai bên.
Điều 2: Lệ phí hợp đồng:
Lệ phí chứng thực Hợp đồng này do bên A (bên B) chịu trách nhiệm nộp và sẽ nộp vào ngày…
Điều 3: Cách thức hai bên giải quyết tranh chấp:
Nếu trong khi thực hiện hợp đồng hai bên đã ký có tranh chấp, xung đột xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng cách cùng nhau ngồi lại để thương lượng với việc tôn trọng quyền lợi của các bên; trong trường hợp không thể thương lượng được hoặc việc thương lượng là không có kết quả, thì bên A hoặc bên B có quyền khởi kiện trước tòa án có thẩm quyền giải quyết theo đúng các quy luật hiện hành.
Điều 4: Cam kết của hai bên:

  • Hai bên chịu trách nhiệm với các cam kết sau:
  • Hợp đồng này được lập do hoàn toàn tự nguyện của hai phía
  • Thực hiện đúng các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
  • Các cam kết khác như:...

Điều 5: Điều khoản cuối:
1. Cả hai bên A và B đều hiểu rõ về quyền, trách nhiệm cũng như lợi ích của hai bên trong hợp đồng này.
2. Hai bên đã đọc, hiểu và đồng ý với các điều khoản của hợp đồng và ký vào hợp đồng với sự chứng thực của người có thẩm quyền là ...
3. Hợp đồng này sẽ có hiệu lực từ ngày/tháng/năm...


                Bên A                                                                                                                  Bên B
       (Ký và ghi rõ họ tên)                                                                                          (Ký và ghi rõ họ tên)

Xem thêm: Những mẫu phụ lục hợp đồng không thể thiếu mà bạn nên biết

IV. Những nội dung có trong biên bản hủy hợp đồng 

Để có thể hoàn thiện một cách chỉn chu nhất về biên bản hủy hợp đồng thì việc tìm hiểu những nội dung của mẫu biên bản này là điều cần thiết. Vậy, trong một biên bản hủy hợp đồng sẽ có những nội dung chính gì?

Các nội dung có trong biên bản hủy hợp đồng được kể đến như sau:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ: Đây là phần không bao giờ thiếu trong các mẫu biên bản theo quy định của pháp luật.

- Tên của mẫu biên bản: Đây là biên bản hủy hợp đồng. Vì thế, bạn cần viết in hoa tên mẫu biên bản này.

- Thông tin về hai bên tham gia hợp đồng: Bạn cần ghi rõ thông tin của hai bên. Bao gồm tên công ty, địa chỉ, người đại diện,...

- Thông tin về bản hợp đồng: Bản hợp đồng số bao nhiêu, ký kết vào thời gian nào, được công chứng ở đâu và mục đích của hợp đồng ra sao.

- Thông tin về lý do hủy hợp đồng: Lý do hủy hợp đồng cũng là lý do mà biên bản này được tạo ra. Bạn cần ghi một cách chính xác về lý do hủy hợp đồng cũng như thông tin liên quan tới việc hủy hợp đồng này. 

- Chữ ký xác nhận của hai bên.

Sau khi bạn đã hoàn thiện được biên bản hủy hợp đồng thì bạn cần đi công chứng. Điều này nhằm xác nhận rằng việc hủy hợp đồng đã được pháp luật công nhận và bắt đầu có hiệu lực thực thi. Nếu không thực hiện việc công chứng, xác nhận thì biên bản hủy hợp đồng sẽ khó để có thể thực hiện.

Xem thêm: Tổng hợp các biên bản cấn trừ công nợ mà kế toán nên biết

V.Cách phân biệt giữa hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu

Nhìn chung cả 2 hình thức này đều liên quan đến biên bản hủy hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế thì cả 2 hình thức hủy hợp đồng này đều có những điểm khác nhau. Cụ thể như:

1.Biên bản hủy hợp đồng

Điều kiện để hủy căn cứ vào điều 423 của Bộ luật dân sự 2015. Đó là vi phạm điều kiện mà các bên đã thỏa thuận; Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc các vi phạm khác do pháp luật quy định. Về tính chất thì các hợp đồng không được công nhận tại thời điểm phát sinh các yếu tố phải hủy hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của của việc làm biên bản hủy hợp đồng như đã kể trên. Bên vi phạm có thể phải bồi thường hậu quả, tùy theo tính chất vi phạm nghiêm trọng hoặc theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền quyết định xử lý sau khi ký biên bản hủy hợp đồng là một trong các bên tham gia. Nếu là biên bản hủy hợp đồng kinh tế thì sẽ được tòa án hoặc trọng tài quyết định phân xử.

2. Trường hợp hợp đồng vô hiệu

Là vi phạm do hành vi giả tạo, vi phạm các điều cấm của pháp luật, do nhầm lẫn, do bị lừa dối – đe dọa… Vô hiệu khi người lập hợp đồng chưa đủ tuổi thành niên, người chưa nhận thức và không làm chủ được hành vi. Ngoài ra những người bị hạn chế về năng lực dân sự hoặc không tuân thủ được về hình thức.

3. Hậu quả của những hợp đồng vô hiệu

Những hợp đồng vô hiệu chưa bao giờ xảy ra các phát sinh về nghĩa vụ hoặc quyền của những bên đã ký hợp đồng. Hậu quả thường dẫn đến là các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, bên có lỗi sẽ phải bồi thường. Đồng thời, các bên sẽ phải hoàn trả lại những lợi ích/tài sản đã nhận.Thẩm quyền quyết định đối với những hợp đồng vô hiệu là trọng tài hoặc là tòa án. Việc phân biệt rõ hai tình huống trên sẽ giúp các bên đảm bảo được quyền lợi của mình khi tham gia ký hợp đồng.

Xem thêm: Biên bản đối chiếu công nợ là gì? Cách lập và những sai sót cần tránh

VI. Kết luận

Như vậy tôi đã cùng các bạn tìm hiểu về biên bản hủy hợp đồng và cũng như một số mẫu biên bản hủy hợp đồng mới nhất 2019. Tôi tin rằng chắc hẳn các bạn sẽ không còn bối rối khi đề cập tới những vấn đề có liên quan tới biên bản hủy hợp đồng hay hủy bỏ hợp đồng.