Ta có thể thấy sự phát triển và lan rộng của các chứng bệnh tâm lý hiện nay. Phổ biến ta có thể kể đến như OCD. Vậy OCD là gì? Có tác động như thế nào và ảnh hưởng thế nào đến đời sống bệnh nhân? Ta sẽ tìm hiểu qua bài viết sau
Gần đây, chúng ta nhận thấy rằng ngày càng có nhiều sự xuất hiện của những căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh do áp lực công việc, cuộc sống hoặc những nguyên nhân khác. Và một trong những căn bệnh phổ biến đó có thể nhắc tới OCD. Vậy, OCD là gì? Tại sao đó lại là một căn bệnh tâm lý và có tác động lên đời sống thế nào?
I. OCD là gì? Tên gọi cụ thể của OCD.
Nhiều người trong chúng ta có lẽ đã từng nghe tới OCD. Vậy OCD là gì? OCD là viết tắt của thuật ngữ Obsessive - Compulsive Disorder. Nói rõ ra câu trả lời của OCD là gì thì nó có nghĩa là rối loạn ám ảnh cưỡng chế - một căn bệnh tâm lý xuất hiện khá nhiều và có những tác động lớn đến đời sống của người mắc phải OCD.
OCD trở thành một căn bệnh tâm lý phổ biến hiện nay
Để hiểu rõ hơn OCD là gì, ta có thể thấy rối loạn ám ảnh cưỡng chế có những dấu hiệu rất dễ để nhận ra thông qua cuộc sống hàng ngày. Những người mắc căn bệnh tâm lý này bị ám ảnh bởi những sự việc thường ngày một cách bất hợp lý và hệ thần kinh sẽ xây dựng một cảm xúc lo âu, khó chịu của bênh nhân về những ám ảnh này. Chứng bệnh OCD này còn khiến họ làm những công việc bị ám ảnh này theo một cách bắt buộc và lặp lại liên tục. Với việc hiểu OCD là gì, người mắc có thể nhận ra và tìm cách để phản kháng hoặc tự trấn an bản thân. Tuy nhiên, việc phản kháng và chống lại chỉ gia tăng một cách vô ích những nỗi lo lắng vô hình này, và cuối cùng họ vẫn phải làm những việc này để tự trấn an bản thân.
II. Triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
1. Ý nghĩ ám ảnh
Với việc hiểu OCD là gì, ta sẽ dễ dàng nhận ra triệu chứng cơ bản nhất của căn bệnh này. Những người mắc OCD thường bị ám ảnh một cách bất hợp lý và liên tục bởi những công việc rất đỗi bình thường. Ta cũng có thể gặp ám ảnh như khi môi trường dịch bệnh và ta lo lắng về sự an toàn của bản thân hay nỗi ám ảnh, sợ hãi về việc có những bóng ma trong bóng tối. Tuy nhiên, đây đều là những nỗi sợ thông thường và thường là một dấu hiệu để bảo đảm an toàn của chính bản thân họ. Tuy nhiên, những người mắc OCD sẽ bị ám ảnh quá mức, lặp lại liên tục và không thể kiểm soát được nỗi ám ảnh này dẫn đến việc tự gây stress cho bản thân mình. Ví dụ như họ bị ám ảnh về việc chưa khóa cửa nhà, dù cho họ có kiểm tra năm lần bảy lượt trước khi đi thì khi xuống xe họ vẫn sẽ cảm thấy lo lắng không ngừng, thở nhanh hoặc tâm trí thôi thúc họ trở lại kiểm tra ổ khóa mặc dù họ có thể chắc chắn rằng họ đã khóa rồi.
Đối với những người hiểu OCD là gì và mắc phải, sự cầu toàn là một trong những nổi ám ảnh phổ biến nhất
Về cơ bản, thường những nổi ám ảnh thường gặp của căn bệnh tâm lý này là:
- Nỗi ám ảnh về sự sạch sẽ.
- Nỗi ám ảnh về sai lầm.
- Nỗi ám ảnh về các nỗi sợ vô hình như ma quye.
- Nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo.
- Nỗi ám ảnh về côn trùng.
2. Hành vi cưỡng chế.
Đây là một triệu chứng dễ nhận biết và đôi khi ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người mắc phải chứng bệnh tâm lý này. Những nhà tâm ý học tìm hiểu OCD là gì vẫn luôn tìm cách xử lý vấn đề này. Những hành vi này được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ và an ủi bệnh nhân về việc hành vi này có thể giúp họ thoát khỏi nỗi ám ảnh luôn ăn sâu vào tiềm thức. Thường bệnh nhân khi hiểu OCD là gì sẽ nhận thức được rằng những hành vi này của họ là không cần thiết nhưng hệ thần kinh vẫn sẽ điều khiển, đồng thời tác động về mặt vật lý như thở nhanh, căng thẳng tinh thần. Họ buộc phải làm những điều này để giải tỏa căng thẳng về mặt tinh thần lẫn thể xác.
Về ví dụ, sau khi ta nói rõ OCD là gì, ta có thể nói đến việc những người bị OCD về chứng sạch sẽ. Họ sẽ phải rửa tay liên tục và liên tục, đồng thời luôn cố tìm cách khử trùng xung quanh bản thân để bảo đảm xung quanh luôn sạch sẽ. Điều này rõ ràng ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của bản thân và mọi người xung quanh trong các chuyến du lịch phải chịu bẩn nhất định.
III. Nguyên nhân gây ra OCD.
Với những người đã hiểu OCD là gì, họ cũng sẽ tự hỏi nguyên nhân gây ra của căn bệnh tâm lý này. Nguyên nhân gây ra OCD là gì? Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có vùng nguyên nhân khá rộng và đa dạng. Đôi khi chỉ cần một vài những ám ảnh nhỏ cũng có thể khiến phát triển thành bệnh. Về cơ bản, ta có thể chia những nguyên nhân gây ra OCD là gì thành các dạng sau đây:
Dạng sinh học: Đây là nói về những thay đổi đột ngột và bất thường trong cơ chế hoạt động của não bộ. Điều này tạo nên những phản xạ có điều kiện liên tục và rồi phát triển thành rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Dạng môi trường: Đây là những hành động liên tục và lâu dài trong một môi trường nhất định. Điều này lại vô tình hình thành một thói quen và vô tình phát triển thành chứng bệnh OCD của người mắc phải,
Yếu tố khác: Đôi khi là do thiếu những chất hóa học như Serotonin cũng dễ khiến người ta dễ bị mắc chứng OCD. Theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ mắc các vi khuẩn có khả năng mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế này cao hơn nhiều so với những đứa trẻ thông thường khác.
Nguyên nhân gây ra OCD khá đa dạng và phổ biến
Tuy nhiên, như đã nói, những nguyên nhân gây ra OCD không chỉ đến từ thể chất mà đôi khi còn đến từ tổn thương và những tác động tinh thần lên người mắc phải. Tuy nhiên, thực sự vẫn chưa có chứng cứ khoa học hay nghiên cứu rõ ràng rằng những điều này có thực sự gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay không. Vậy những nguyên nhân tinh thần gây ra OCD là gì? Về cu thể, ta có thể nhắc đến những vấn đề sau:
Những thương tổn gia đình: Đôi khi một sự mất đi đột ngột một người thân trong gia đình bởi một sự cố hay một tai nạn nào đó thật sự gây một cú shock rất lớn lên người mắc phải, và đôi khi đủ lớn để gây ra căn bệnh OCD. Bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng và sợ, đồng thời tìm cách tránh né những tai nạn và sự cố khiến người thân của họ mất đi.
Những áp lực cuộc sống:Áp lực cuộc sống ở cường độ cao và liên tục, khiến não bộ tự động sản sinh ra những phản xạ nhằm phản ứng tự vệ. Nhưng nếu thật sự nạn nhân đã chịu quá nhiều áp lực, những phản xạ này cũng có thể phát triển thành rối loạn ám ảnh cưỡng chế và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như công việc của bệnh nhân.
IV. Nguy cơ mắc phải OCD (chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế)
1. Những ai thường mắc phải rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
Những người có nguy cơ mắc phải rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có một tinh thần yếu, không thể chịu được những tác động mạnh về mặt tâm lý đến từ phía môi trường và bản thân. Cơ bản có thể kể đến những người trẻ tuổi khoảng 20 đổ lên, những người bắt đầu đi làm hay những người đang chịu những cú shock lớn trong cuộc đời, hay có thể kể đến những con người thu mình lại, không thể giao tiếp nhiều với ai.
2. Những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chứng OCD là gì? Những nguyên nhân này có thể kể đến những mất mát lớn và liên tục khiến thần kinh bệnh nhân yếu dần và chịu những cảm xúc tiêu cực. Hoặc cũng có thể kể đến những người mới chịu áp lực lớn đến từ nhiều phía như những con người 20 tuổi chưa biết mình là gì, mình là ai và chưa có chỗ dựa vững chắc cho bản thân cũng dễ khiến họ rối loạn tinh thần và phát triển đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
OCD có khá nhiều những tác động lên đời sống
Trường hợp hay gặp nhất của nguyên nhân gây ra OCD là gì? Ta có thể kể đến ám ảnh sau sinh của những bà mẹ, khi họ chưa quen với áp lực phải chăm con cũng như phải cẩn thận từng li từng tí vì trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng.
V. Điều trị OCD hiệu quả.
1. Những kĩ thuật nào được dùng để chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Những bác sĩ tâm lý đa số đều có nghiệp vụ phát hiện OCD là gì và nguyên nhân gây ra OCD là gì. Thường thì những chứng bệnh của OCD rất rõ ràng và dễ nhận biết. Những bác sĩ tâm lý thường sẽ chuẩn đoán bệnh của bạn qua những miêu tả cơ bản về mặt tâm lý của bạn của bạn. Họ còn có thể quan sát thông qua ngoại hình, phong thái của bệnh nhân, thậm chí thông qua thăm hỏi và biểu hiện của bệnh nhân để chuẩn đoán bệnh chính xác.
2. Những phương pháp dùng để chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Những phương pháp cơ bản được dùng để chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể kể đến như sử dụng các loại thuốc. Một số loại thuốc cơ bản dùng để chữa trị OCD là gì? Ta có thể nhắc đến những loại thuốc cơ bản và đã được cấp quyền dùng để chữa trị OCD như:
3. Liệu pháp hành vi nhận thức.
Những bác sĩ nghiên cứu OCD là gì và nghiên cứu phương pháp chữa chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Họ sẽ cố làm bạn nghĩ về vấn đề khác, phân tán sự chú ý của bạn về những nổi ám ảnh của bạn, giúp bạn không còn để ý nhiều như trước. Thời gian đầu có thể sẽ khiến bạn khó chịu vô cùng bởi những thôi thúc từ sâu trong não bộ của bạn, cưỡng chế bạn đi làm những việc để xoa dịu nổi ám ảnh ấy. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, bạn sẽ dần nhả được cái sự thôi thúc ấy. Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ ngày càng ít bám lấy bạn hơn, đồng thời bạn sẽ ngày càng kiểm soát được những nỗi ám ảnh của bản thân, dần điều chỉnh nó thành một nỗi sợ bình thường và vừa đủ.
VI. Kết luận
Ta đã hiểu được OCD là gì, hay còn gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế, là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến và có nhiều tác động lên đời sống của người mắc phải cũng như những con người sống xung quanh họ. Ta cũng hiểu rõ hơn những nguyên nhân gây ra OCD là gì. Tuy nhiên, đây cũng là một chứng bệnh tâm lý có thể xử lý và chữa được với sự phát triển ngày càng cao của ngành tâm lý học hiện nay. Nên chúng ta không cần phải quá dè chừng và lo lắng nếu bạn vô tình mắc phải căn bênh này. Những nỗi ám ảnh có thể hiểu là một hành động tự vệ của bản thân để tránh khỏi các nguy hiểm, nhưng hãy học cách kiểm soát nó để nó vừa đủ, có tác động tốt đến cuộc sống của bản thân bạn.