Tính cách của con người được chia thành hai xu hướng cơ bản người hướng nội và người hướng ngoại. Hướng ngoại được mọi người dễ nhận biết và nhận định là thành công trong cuộc sống mà quên đi vai trò quan trọng của người hướng nội.
Ngày nay, con người mang tính cách hướng nội và hướng ngoài đã vô tình hình thành tiêu chí đánh giá sự thành bại trong suy nghĩ của nhiều người. Chính cách nghĩ này dẫn đến việc người hướng nội bị “cộp mác” bởi những định kiến vô cùng lệch lạc và phi lý. Nhận thức được vấn đề, bài viết dưới đây sẽ đưa các bạn khám phá ra những điều thú vị không thể nào tưởng tượng nổi về người hướng nội. Hơn nữa, nó còn giúp cảm nhận sâu trong tâm hồn bạn và người khác có phải mang tính cách hướng nội hay không với 20 dấu hiệu nhận biết.
Người hướng nội
I. Người hướng nội là gì?
Nhắc đến người hướng nội, mọi người thường mường tượng ra hình ảnh một chàng trai hay cô gái nào đó khó gần, không giao du với tất cả mọi người; thích cô lập, ru rú trong một góc riêng và cách ly bản thân với thế giới bên ngoài nhiều ngày liên tục. Đây là suy nghĩ sai lầm của mọi người khi đã áp đặt một hình tượng chung lên người hướng nội.
Vậy hướng nội là gì? Hướng nội là tính cách của những người ưu thích môi trường dễ chịu, có ít những tác động kích thích từ bên ngoài. Người hướng nội có xu hướng lấy năng lượng từ thế giới nội tâm bên trong. Họ là người hướng đến chủ nghĩa cá nhân hơn là quan tâm và chú trọng những yếu tố không cần thiết bên ngoài. Con người họ không thể hiện quá nhiều, ít nói và kín đáo trước đám đông.
Tính cách của con người được chia thành hướng nội và hướng ngoại. Nhưng nghiên cứu và xem xét kỹ hơn, dù là trong đời thực hay văn chương, thì dường như ranh giới giữa hướng nội và hướng ngoại trở nên vô cùng mờ nhạt. Thực tế còn xuất hiện cả thuật ngữ cho người vừa có xu hướng hướng nội và hướng ngoại. Ngay cả đối với một người hướng nội đôi khi cũng có những tính cách giống người hướng ngoại và ngược lại.
II. 20 dấu hiệu nhận biết đối phương là người hướng nội
20 dấu hiệu nhận biết đối phương là người hướng nội
1. Cảm thấy căng thẳng khi ở trong đám đông
Dù là người hướng nội hay người hướng ngoại đều có thể xuất hiện ở đám đông và tự tin cười nói, giải quyết nhiều vấn đề trước nhiều người. Việc họ chọn lựa dành thời gian cho bản thân nhiều hơn không phải vì họ nhút nhát. Đơn giản bởi vì người hướng nội không tìm thấy sự thích thú nào và năng lượng hấp thu không ở mức cao nhất trong “cuộc chơi” đó. Căng thẳng, áp lực là điều họ cảm thấy rõ bên trong mình. Dù mọi người có thể thấy họ vô tư vui đùa và hoạt náo vô cùng sôi động, thật chất đối với người hướng nội đó chỉ là cái vẻ ngoài “đội lốt” hoàn hảo.
Khi tiếp xúc với đám đông, người hướng nội thường gặp rất nhiều vấn đề đấu tranh trong nội tâm. Ví dụ như mỗi lần ứng xử hay giao tiếp sẽ khiến họ đặt ra câu hỏi: làm thế có đúng không?; và những thắc mắc mang tính đánh giá bản thân ra sao, ngay cả đối với mọi người cũng vậy.
2. Cảm thấy khó khăn khi gặp gỡ những người bạn mới
Người hướng nội thường gặp khó khăn trong việc làm quen và tiếp xúc với những người xa lạ. Họ không biết cách mở đầu câu chuyện hay tìm ra đề tài nào chung để người khác cùng thảo luận về nó. Thay vì tốn sức để hòa nhập với người mới, họ sẽ lẩn tránh nó và tìm ra thú vui nào khác xung quanh đó giết thời gian chẳng hạn.
3. Tỏa sáng nhưng khó hòa nhập
Trong một buổi trình diễn, người hướng nội hoàn toàn có thể tỏa sáng theo cách riêng của họ mà không hề gặp sự e dè hay nhút nhát nào cả. Một bữa tiệc liên hoan là một điều tất yếu cho mỗi sự thành công nhưng người hướng nội lại chẳng cần điều đó.
Thành thật mà nói người hướng nội có xu hướng thích “nạp” năng lượng và tìm lại cân bằng cho bản thân sau những giờ làm việc hơn là tham gia vào những bữa tiệc, xã giao ngoài xã hội. Một vài lý do bận việc luôn là điều hữu hiệu giúp họ thoát khỏi mọi “lời mời mọc” và không làm mất lòng người khác. Tuy nhiên, điều đó không thể hiện rằng họ có vấn đề nào với cuộc sống hay muốn cách ly mình với mọi người cả.
4. Là người hướng nội nhưng có rất nhiều bạn bè hướng ngoại
Đây có thể là quy luật bù trừ để cân bằng mối quan hệ trong cuộc sống. Người hướng ngoại là người có thể sẵn sàng chia sẻ những ý kiến của mình ngay lập tức và “thao thao bất tuyệt” về nó như một lẽ tự nhiên. Ngay lúc này, người hướng ngoại cần một người để lắng nghe họ nói và người hướng nội sẽ là người bạn tuyệt vời dần cho họ.
5. Luôn là một người bạn tốt và trung thành
Người hướng nội luôn là người đồng đội đáng tin cậy trong mối quan hệ mật thiết mang tên tình bạn. Sự tốt bụng, chân thành giúp họ tấn công mọi hàng rào phong bị từ trái tim và nhận lại được niềm tin yêu từ người khác. Người hướng nội có một cách quan tâm đặc biệt đến mọi người mà ít ai có.
6. Suy nghĩ nhiều trước khi nói hay tranh luận
Suy nghĩ nhiều trước khi nói hay tranh luận là điều thuộc bản chất tính cách của người hướng nội. Đây là một trong những tiêu chí “nòng cốt” giúp mọi người nhận biết mình có phải người hướng nội hay không.
Nói liền suy nghĩ trong đầu ra là một điều khó khăn đối với người hướng nội. Bởi họ cảm thấy chưa chắc chắn với điều đó. Họ cần thời gian suy nghĩ, chuẩn bị, nghiên cứu để đảm bảo độ chắc chắn trong quan điểm của mình, khi đó họ mới muốn phát biểu điều đó ra.
7. Không dễ dàng tin một ai đó
Việc tin một ai đó cũng giúp như cách họ suy nghĩ nhiều trước khi nói hay tranh luận vậy. Người hướng nội cần thời gian quan sát, giao tiếp và đánh giá nhiều mặt mới có thể đạt được sự tin tưởng của họ. Điều này có lẽ xuất phát nhiều từ chính nội tâm đầy phức tạp với tính cách không thích hòa nhập với đám đông hay gặp gỡ với người lạ khiến họ e dè và gặp trở ngại.
8. Thích viết ra suy nghĩ hơn là nói
Người hướng nội không thể nào bộc phát ra những điều mình suy nghĩ ngay. Họ cần thời gian để thấm về cuộc hội thoại đang diễn ra và về câu chuyện mà người khác đang kể để tránh những câu trả lời sáo rỗng và không ăn nhập với hoàn cảnh. Chính vì vậy, người hướng nội thấy thích nhắn tin hơn là gọi điện hay đối thoại trực tiếp.
9. Tinh tế và lịch sự đến quy củ
Người hướng nội có xu hướng quan sát nhiều thứ nên họ thường phát hiện ra những điều nhỏ nhặt mà ít ai để ý tới. Điều này giúp ít cho họ rất nhiều, đặc biệt là giảm thiểu độ rủi ro trong công việc. Họ muốn mọi việc mà họ làm trở nên hoàn hảo nhất. Sự tinh tế và lịch sự này, đôi khi, khiến mọi người cảm thấy phiền toái và bực bội bởi sự phức tạp hóa của người hướng nội.
10. Thích lên kế hoạch cho tất cả mọi thứ dù nhỏ nhất
Thiết lập những điều cần làm và dự định trong tương lai là một cách để người hướng nội cảm thấy an toàn và chắc chắn. Sắp xếp những điều cần làm theo một cách khoa học giúp định hướng của họ luôn được duy trì và không bị xao nhãng.
11. Suy nghĩ già trước tuổi
Suy nghĩ là điều người hướng nội tốn nhiều thời gian nhất. Họ hay chiêm nghiệm và có sự trải nghiệm nhiều hơn bằng nhiều cách như đọc sách, đi nhiều hay quan sát mọi người. Lượng thông tin mà họ cần điều chỉnh, sắp xếp trong suy nghĩ ngày càng được “cơ nới” lớn hơn khiến họ lúc nào trông cũng đăm chiêu, mất đi vẻ vô tư so với tuổi thật, mau già hơn người khác.
12. Hiểu bản thân hơn bất cứ ai
Người hướng nội hiểu bản thân mình hơn bất cứ ai bởi họ dành thời gian tự suy nghĩ. Suy nghĩ giúp người hướng nội khám phá ra thật tâm họ muốn làm gì, trở thành ai và biết rõ mình như thế nào. Sự thấu đáo và sâu sắc trong lối suy nghĩ ấy là cách họ có độc lập trong chính kiến cá nhân.
13. Không làm mất thời gian của những người xung quanh
Những người xung quanh thường không mất nhiều thời gian cho người hướng nội, nó bắt nguồn từ nhiều thứ với những tình cảnh khác nhau, khó có thể giải thích được. Một vài ví dụ thực tế sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, chẳng hạn, khi có người theo đuổi mà họ không thích, họ sẽ thẳng thắn từ chối; người hướng nội có điều muốn nhờ bạn giúp đỡ nhưng thấy bạn bận thì họ sẽ tự làm việc đó, không cần giúp đỡ.
14. Cực kỳ giỏi quan sát và lưu tâm đến những người xung quanh
Khi người hướng nội tìm hiểu người khác không phải là cách trò chuyện hay tiếp xúc trực tiếp thật nhiều mà là cách quan sát và lưu tâm. Người hướng nội có xu hướng ưu tiên chọn lựa những vị trí đứng từ xa “thưởng thức” hơn là “tham gia” vào những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc xung quanh, bởi đó là cách họ tận hưởng niềm vui của họ.
15. Giữ cân bằng tốt trong cuộc sống
Giữ cân bằng trong cuộc sống là kỹ năng người hướng nội thực hiện rất tốt và đáng được học theo. Khi cán cân cuộc sống đang bị nghiêng về một phía, họ sẽ nhanh chóng nhận tín hiệu và điều chỉnh nó một cách hữu hiệu nhất.
Nếu có quá nhiều công việc, họ sẽ tránh những cuộc tụ tập và dành nhiều thời gian cho bản thân mình hơn sau khi kết thúc nó. Bởi họ cần “sạc” đầy lại năng lượng đã mất và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho công việc mới. Khi khoảng thời gian rảnh rỗi của họ quá nhiều, họ sẽ lên kế hoạch cho bản thân và không làm thời gian trôi lãng phí.
16. Đôi lúc thích bóng tối hơn ánh sáng
Bóng tối mang đến cho người hướng nội bầu không khí yên tĩnh, có ít kích thích và tác động xung quanh. Trong bóng tối, họ có thể trở “thống trị” nó và tập trung hơn vào những công việc họ làm. Điều đó không có nghĩa người hướng nội không thích nghi được với ánh sáng, đơn giản họ thấy thoải mái hơn ở trong sự tĩnh lặng của bóng tối.
17. Làm việc độc lập tốt hơn làm việc nhóm
Làm việc độc lập là một ưu thế đối với người hướng nội. Họ thích tự mài mò, thu thập và khám phá mọi thứ hơn là bày tỏ ý kiến và tranh cãi với một nhóm người. Các nhóm hay đọi chẳng thể giúp ích gì cho họ nhiều, nếu có thì họ sẽ làm theo cách của mình thôi.
18. Cách giải quyết chuyện buồn tốt nhất là ngủ
Nghe điều này hơi buồn cười nhưng mà thật và đúng. Bạn biết đấy người hướng nội dành nhiều thời gian để suy nghĩ vậy chỉ có ngủ mới có thể “dập tắt” được tất cả mọi thứ.
19. Thích chụp cảnh hơn là chụp chính mình
Người hướng nội không thích “trưng bày” cho người khác xem quá nhiều thứ về mình. Không có gì là lạ khi họ đi du lịch chỉ “chăm chăm” chụp cảnh vật và không có bất cứ bức ảnh nào dành cho mình.
20. Khi thật sự sẵn sàng mới gọi điện hay trả lời tin nhắn
Những người hướng nội không phải là những người giỏi “nấu cháo” điện thoại và cũng không hứng thú buôn chuyện với ai đó. Bởi vậy nên khi có cuộc gọi đến hay tin nhắn, họ ít khi trả lời ngay vì họ đang bận suy nghĩ nên nói gì tiếp theo mà thôi.
III. Lý do 70% người hướng nội đều thành công trong công việc
Lý do 70% người hướng nội đều thành công
1. Biết cách lắng nghe và đồng cảm với người khác
Cuộc sống sẽ thật buồn nếu tất cả đều im lặng và không chịu giãi bày những điều thầm kín. Nhưng cuộc sống sẽ càng buồn hơn nếu không có ai chịu lắng nghe người nói.
Mỗi người bình thường đều chỉ có một cái miệng mà có tới hai cái tai. Chung quy lại là để nói với chúng ta nên bớt nói lại và lắng nghe nhiều hơn. Người hướng nội là sự lựa chọn lý tưởng cho mọi tâm sự muộn phiền và đầy trắc trở của bạn.
Người hướng nội không thích giao tiếp quá nhiều nhưng lại biết cách lắng nghe và đồng cảm với người khác. Họ mang đến cho người khác cảm giác yên tĩnh và thoải mái. Họ có thể dành thời gian nghe bạn chia sẻ những vấn đề khó giải quyết, thỉnh thoảng là cần một số lời khuyên chân thành từ họ.
2. Người hướng nội rất chuyên tâm và có chiều sâu
“Sống chậm” là cách người hướng nội tận hưởng và duy trì những thú vui trong cuộc sống. Lối sống này giúp họ quan sát và lưu tâm đến cả những thứ thực sự nhỏ bé và dễ nhận ra những điều người khác bỏ sót. Khi hoạt động trong một tập thể, họ biết cách khai thác điểm mạnh của từng người và gắn kết mọi người trở nên vững mạnh. Khi làm việc, họ thường bỏ ra rất nhiều “dụng tâm” nên kiến thức công việc được họ áp dụng thực tế rất tốt. Do vậy, người hướng nội có khả năng trở thành người lãnh đạo tốt cao, chẳng hạn như Einstein, Bill Gates, Warren Buffett, Steven A. Spielberg, Murakami Haruki…
3. Nghĩ kĩ trước khi nói, những điều nói ra đều có minh chứng
Hướng ngoại giúp con người nhanh chóng nắm bắt mọi thứ và đưa ra ý kiến ngay lập tức, đôi khi chính điều này khiến họ va vấp vào những sai lầm.
Nghĩ kĩ trước khi nói là một vũ khí của người hướng nội nhưng nó thường bị hiểu là nhút nhát và sợ sệt. Họ phản ứng chậm vì muốn có nhiều thời gian suy nghĩ chín chắn, tránh đưa ra lời thừa thãi gây hoang mang hay tổn thương cho người khác. Trong công việc, khi phải thuyết trình trước người khác, người hướng nội luôn có sự chuẩn bị kĩ càng để đạt hiệu quả tốt.
4. Là người đáng tin cậy
Người hướng nội không thích tán gẫu tùy tiện chuyện của người khác, cũng không có thói quen “mồm mép tép nhảy”. Bạn dễ dàng nói những bí mật cho họ biết với sự đáng tin cậy vô cùng.
5. Biết cách tiết kiệm nhưng không hề bạc đãi bản thân
Mọi người thường thấy người hướng nội khóa bản thân nhiều trong không gian riêng của chính họ. Không tiếp xúc, giao du với thế giới bên ngoài không phải là họ bị tự kỉ hay kỹ năng giao tiếp xa hội kém mà là họ chỉ thấy việc đó đôi khi không cần thiết.
Tụ tập và lang thang bên ngoài nhiều dẫn đến việc họ phải tiêu xài nhiều thứ với lý do không chính đáng và nằm ngoài kế hoạch của họ. Người hướng nội có thể không quá trau chuốt vẻ bề ngoài với những tấm hình trạng thái xa hoa nhưng họ lại rất biết cách đối đãi và chăm sóc cho bản thân một cách tốt nhất.
6. Khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc
Khả năng sáng tạo của người hướng nội sẽ khiến người khác phải ghen tỵ, muốn có mà không được. Thế giới nội tâm của họ rất phong phú và đa dạng khiến họ thấu hiểu, cảm nhận cuộc sống nhiều hơn là nói. Bằng cách này họ dễ dàng có những ý tưởng đột phá và cho ra đời những tác phẩm ấn tượng như những người nghệ sĩ, nhà hội họa, triết học gia vĩ đại.
7. Rất ít bạn bè, nhưng ai nấy đều chất lượng
Người hướng nội khó làm quen với người lạ và hòa nhập với đám động nhưng không phải là không thiết lập mối quan hệ mật thiết nào. Họ vẫn thích có những giây phút ở bên cạnh bạn bè và sẵn sàng tạo ra “cuộc vui” thú vị.
Trong các mối quan hệ xã hội, họ đề cao “chất lượng hơn số lượng”. Họ cần những người bạn đáng tin cậy và ở bên cạnh họ ngay cả những lúc khó khăn.
IV. Kết luận
Hướng nội không phải một “lời nguyền” rào cản bạn gặt hái những thành công hay xây dựng mối quan hệ xã hội bền vững. Thế giới này có thể có quá nhiều ưu đãi cho người hướng ngoại nhưng không có nghĩa mang tính cách hướng nội là thất bại. Đừng có cố thay đổi bản chất của mình mà phải biến hướng nội trở thành món quà vi diệu theo cái “chất” riêng của bạn.
Xem thêm:
Làm bạn với người hướng nội - một tình bạn trên mong đợi