Account Manager là một trong những công việc mà bạn không thể nào bỏ qua bởi chế độ đãi ngộ hấp dẫn cùng như môi trường làm việc tuyệt vời? Account Manager sẽ làm những công việc gì, cơ hội thăng tiến như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

I. Account Manager là gì?

Account Manager (AM) được biết đến là người giữ vị trí quản lý bộ phận Account trong công ty đồng thời duy trì các mối quan hệ trong công việc để đem lợi nhuận về cho công ty. Bên cạnh đó, Account Manager cần phải quản lý nhân viên cấp dưới như Account Executive đồng thời nhận báo cáo từ họ và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Mọi trách nhiệm khi xảy ra bất kỳ sự cố nào trong quá trình tìm kiếm và đàm phán ký hợp đồng với khách hàng đều quy về cho Account Manager.

II. Công việc của Account Manager là gì?

Các công việc mà một Account Manager sẽ phải làm như duy trì và phát mối quan hệ với những khách hàng lâu năm, tạo ra một hình ảnh đẹp về vị trí AM của bạn cũng như công ty bạn trong mắt các nhà quản lý kinh doanh quan trọng và các bên liên quan, hay viết báo cáo cho cấp trên về doanh thu bán hàng. 
 
Khi tuyển chọn các ứng viên cho vị trí Account Manager, một điều mà bạn cần chú ý khi đánh giá họ chính là khả năng tạo dựng và quản lý các mối quan hệ quan trọng đối với doanh nghiệp. Còn với vai trò là một ứng viên thì bạn phải thể hiện cho người phỏng vấn mình là một người biết cách gây ấn tượng với mọi khách hàng. Vì vậy đối với Account Manager, điều quan trọng nhất là giữ cho những mối quan hệ này ổn định, đồng thời tìm kiếm và xác định được cơ hội cho các dịch vụ hoặc sản phẩm mới có khả năng phát triển phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trong tương lai.

III.   Kỹ năng để trở thành một Account Manager giỏi

1. Nắm rõ tất cả “những mối quan tâm” của mình

Mặc dù việc phục vụ client là việc vô cùng quan trọng nhưng một Account Manager hàng đầu sẽ biết rằng client cũng chỉ là một trong những mối quan tâm bình thường như các mối quan tâm khác. Dù vậy thì client vẫn đứng hàng đầu trong danh sách ưu tiên của một Account Manager. Ngoài ra việc phải đáp ứng được mong đợi của ban lãnh đạo agency cũng là mối quan tâm hết sức cần thiết của một AM giỏi. 
Hãy tưởng tượng nếu tập trung vào client thì ban giám đốc (của agency) và những đồng nghiệp sẽ giống như những cái chân tạo nên một chiếc ghế hoàn chỉnh. Nếu có một cái chân ghế nào khác thường. 
AM như một cán cân mà trên đó là sự thăng bằng của rất nhiều vấn đề: rất nhiều người, nhiều mong đợi và nhiều yêu cầu. Cũng vì lý do đó mà kỹ năng quản lý các mối quan tâm là được đặt ở đầu tiên. Một AM giỏi sẽ là người cân bằng được những điều quan tâm một cách hợp lý nhất.

Tại sao điều này quan trọng?
Hãy tưởng tượng và tập trung về client, ban giám đốc (của agency) và những đồng nghiệp như là những cái chân của một chiếc ghế. Nếu có một cái chân ghế nào khác thường hoặc bị mất một trong 4 chân ghế thì sự thăng bằng của cả doanh nghiệp sẽ mất đi.

2. Giao tiếp hiệu quả

Chia sẻ và lắng nghe là 2 yếu tố cơ bản để hình thành nên giao tiếp. Một Account Manager giỏi sẽ nhanh chóng thích nghi và thống nhất trong việc chia sẻ những thông tin quan trọng, dù cho đó là công việc khó khăn hay dễ dàng nhất: cập nhật thông tin chiến dịch cho client,  tình hình của client cho các đồng nghiệp để sử dụng trong dự án, báo cáo tình hình của các client lớn cho ban giám đốc.
Hơn thế nữa, Account Manager là người lắng nghe nhiều hơn và chỉ đặt câu hỏi khi thực sự cần một lời giải đáp. Và dường như họ chỉ cần ngồi một chỗ thì mọi người sẽ đến và chia sẻ chứ không cần chờ đợi ai cả. Account Manager giỏi sẽ quan tâm đặc biệt đến thành công của mọi người, luôn chủ động chia nhỏ những vấn đề để giải quyết và khiến cho người khác muốn chia sẻ với họ.

Tại sao điều này lại quan trọng?
Giao tiếp hiệu quả nghĩa là làm cho sự mong đợi, ưu tiên và mục tiêu phải luôn rõ ràng với tất cả mọi người vì ai cũng luôn muốn những điều bình thường đến với mình thay vì những điều bất thường.

3. Cách nhìn nhận “1 bức tranh”

Đó là cách nhìn nhận vừa tổng quát mà vẫn hiểu rõ từng chi tiết nhỏ cụ thể nhất. Account manager phải hiểu thế mạnh của từng agency là gì? Thế mạnh của creator là gì? Hay những biến động đã và đang xảy ra trên thị trường mà bạn đang làm việc là gì? Những động thái mới nhất của đối thủ? Điều đó có ảnh hưởng tới dự án bạn đang làm không?
Bạn phải hiểu được nhãn hàng mình đang làm gì và đang đứng ở đâu? Sau chiến dịch này cần phải đạt được những mục tiêu gì? Từ đó bạn mới biết được mình cần hỗ trợ những mặt nào cho client. Chứng minh giá trị mà agency của bạn mang lại là hoàn toàn hữu ích.

Tại sao điều này lại quan trọng?
Mọi thông tin bao giờ cũng có tính 2 mặt, nó giống một “ con dao 2 lưỡi”. Vì thế mà một Account Manager giỏi sẽ biết cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau, để truyền tải thông điệp tới khách hàng một cách chính xác nhất. Từ đó client sẽ có những phản ứng kịp lúc trước khi có sự cố xảy ra. Nếu bạn không biết cách truyền đạt hoặc nhìn nhận vấn đề không đúng, sẽ làm thông tin sẽ đi theo một hướng khác khi truyền đạt lại cho client.

4. Không ngại khó và luôn lăn xả

Để trở thành Account Manager giỏi nhất thì họ đã trải qua nhiều năm “lăn lộn” trên “mặt trận marketing” để hình thành khả năng tư duy độc lập và thực thi chiến dịch marketing. Nhờ vậy họ sở hữu trong tay những bảng thành tích đã đem lại cho họ sự uy tín và kính nể.
Tinh thần lăn xả của họ luôn được giữ vững bằng cách cập nhật những xu hướng marketing mới nhất và các ngành hàng của client. Để hiểu được agency đang làm việc như thế nào và thử thách đang ở đâu họ luôn phải bắt kịp những xu hướng đó.

Tại sao điều này lại quan trọng?
Account Manager sẽ khó có thể khiến client nghe và làm theo những gì họ nói nếu không có kinh nghiệm hay sự từng trải nào. Bất kỳ Account Manager nào muốn được tôn trọng phải có tinh thần lăn xả vào công việc thực tế chứ không phải chỉ dựa trên các mối quan hệ đã có sẵn.

5. Không tư duy theo lối mòn

Một chiến dịch mới không thể áp dụng theo lối tư duy cũ. Một Account Manager giỏi phải biết dành thời gian để nghiên cứu, làm khảo sát về client, ngành hàng, đối tượng mục tiêu, thông điệp…. Từ đó những ý tưởng mới lạ được ra đời cho client giúp họ đạt được mục tiêu cuối cùng.
Và bởi vì thế giới marketing là nơi luôn luôn thay đổi và không bao giờ giống nhau. Nếu bản thân bạn không có ý thức học hỏi , trau dồi mỗi ngày mà cứ sống mãi trong hào quang quá khứ thì bạn sẽ sớm bị “out” ra khỏi cuộc chơi. Vì thế  Account Manager phải luôn bật radar để định vị Agency của mình thật tốt, cũng như kịp thời đưa ra giải pháp sáng tạo giúp cho client nổi bật trên thị trường.

Tại sao điều này lại quan trọng?
Vì bạn không làm việc một mình mà bạn là đại diện cho 1 Agency nên một Account Manager giỏi cần thể hiện cho Client thấy phong cách làm việc chuyên nghiệp của Agency mình làm, chuyên môn ngày một nâng cao, và không ngừng sáng tạo.

6. Có được sự tôn trọng

Nếu bạn muốn nhận được sự tôn trọng của mọi người thì trước hết bạn phải thể hiện được năng lực cũng như khả năng, sự chính trực cho mọi người công nhận .
Một Account Manager giỏi sẽ biết cách xây dựng, duy trì các mối quan hệ với mọi người cho dù là với Client hay team nội bộ.

Tại sao điều này lại quan trọng ?
Khi mà bạn nắm trong tay một quan hệ rộng cùng sự tin tưởng từ đối tác thì việc cho client thấy những cơ hội mà agency mang lại cho họ là không hề khó. Ngược lại, Client có thể chi nhiều ngân sách hơn cho những dự án mà bạn đảm nhiệm.

Kỹ năng để trở thành một Account Manager giỏi

Kỹ năng để trở thành một Account Manager giỏi

IV. Các nhiệm vụ của một Account Manager

1. Tăng doanh thu cho Agency

Account Manager là cầu nối công việc giữa agency và client, luôn phải làm việc và tương tác với cả 2 bên. Nhưng Agency mới là nơi trả lương cho họ nên Account Manager phải tìm kiếm và mở rộng nhiều khách hàng mới thì mới mong được tăng lương. Và chính những khách hàng mà Account Manager làm việc chính là nguồn doanh số đem về cho Agency.
Có một câu nói nổi tiếng của Campbell nói về Account Manager như sau:“Chúng ta làm việc cho Agency và chúng ta làm với Client, nhưng chúng ta không làm cho Client”.
Account Manager còn đưa ra dự báo những xu hướng của ngành để đưa ra chiến lược marketing cho client và nắm bắt tình hình hoạt động của client để phòng ngừa rủi ro.

2. Hợp tác với phòng ban khác để triển khai dự án

Khi Account Manager nhận được brief từ khách hàng thì họ có nhiệm vụ chia sẻ mọi thông tin cần thiết cho các phòng ban để thực thi dự án, nhất là phòng Marketing. Sau đó, Account Manager sẽ làm việc với các team trong công ty như team plan, event, creative …. và các công ty thuê ngoài để thực hiện dự án.Cuối cùng,  Account Manager sẽ làm việc quần quật như vậy tới khi kết thúc dự án.

3. Kiểm soát việc phát sinh chi phí

Campbell nói: “Chúng ta làm việc cho Agency và chúng ta làm với Client, nhưng chúng ta không làm cho Client”. Cho nên bạn phải đảm bảo rằng dự án sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty. Để làm được điều này Account Manager phải kiểm soát được thu chi trong quá trình thực thi dự án, tránh trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện. Đôi khi việc phát sinh không phải do các phòng ban gây ra mà là từ phía client. Vì thế bạn phải bảo vệ quan điểm, ý tưởng của cả team khỏi “sơ” yêu cầu của client.

4. Làm vui lòng client

Không nói quá khi nói làm Account Manager là “ làm dâu trăm họ” . Vì Account Manager vừa phải làm hài lòng client vừa phải biết mềm mỏng với agency của mình. Ví dụ như: Bạn bị trễ deadline, hoặc dự án xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn sẽ giải thích như thế nào với client? Bạn sẽ đổ lỗi cho các team khác? Điều đó là hoàn toàn không nên bởi nếu bạn làm như thế, ngay lập tức bạn sẽ trở thành kẻ thù của chính agency của mình. Không chỉ vậy, năng lực làm việc của bạn sẽ bị client sẽ đánh giá thấp, và khả năng sau này agency của bạn không được gọi đi nhận brief là rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang làm mất đi một nguồn tiền cho công ty.
Bạn nên tạo dựng lòng tin vững chắc cho client ngay từ đầu, và chứng minh cho họ thấy rằng mọi người trong agency đã và đang nỗ lực hết mình dù họ có giao cho bạn bất cứ dự án nào. Bạn nên biết cách mềm mỏng đúng lúc, để có thể thỏa hiệp với khách hàng.

V. Câu hỏi phỏng vấn Account Manager

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp trong quá trình phỏng vấn khi  đánh giá chuyên môn
 

  • Anh (chị) hãy tự đánh giá bản thân ở vị trí Account Manager trên thang điểm từ 1 đến 10. 

  • Anh (chị) có thể giúp cho công ty chúng tôi những gì? (Mà người khác không thể làm được?) 

  • Theo anh (chị), đối với việc thiết lập một mối quan hệ lâu dài với khách hàng, điều gì là quan trọng? 

  • Giả sử anh (chị) được phân công phụ trách một portfolio, và tôi chính là khách hàng của tệp portfolio ấy. Anh (chị) sẽ làm thế nào để bán hàng theo chiến lược gia tăng sản phẩm hoặc chiến lược bán chéo sản phẩm? 

  • Giả sử tôi là khách hàng và anh (chị) là một Account Manager mới được tuyển dụng. Nếu như tôi phản ánh với anh (chị) rằng: "Dịch vụ của các bạn quá đắt", "Tôi thấy ok với cách làm việc hiện tại của mình, không có vấn đề gì cả", hoặc "Tôi đang bận. 6 tháng nữa bạn liên hệ lại với tôi nhé", khi đó, anh (chị) sẽ làm thế nào để thuyết phục tôi sử dụng dịch vụ của công ty? 

  • Hãy mô tả lại một lần anh (chị) thành công trong việc xử lý tình huống khách hàng không hài lòng với sản phẩm của công ty? 

  • Hãy kể lại những thành tích của (anh) chị trong việc đạt chỉ tiêu doanh thu và tỷ lệ hài lòng của khách hàng? 

  • Nếu có thể thay đổi một thứ về tính cách của mình, anh (chị) muốn thay đổi điều gì? Tại sao? 

  • Hãy kể lại về dự án lớn nhất hoặc quan trọng nhất mà anh (chị) đã từng đảm nhiệm và mô tả lại cách anh (chị) quản lý dự án đó từ đầu đến cuối? 

  • Hãy kể về một vài đam mê của anh (chị).

VI. Mức lương của một Account Manager

Lương của Account Manager

Mức lương của Account Manager

Vị trí: Account Manager                                                                                    

  • Lương thấp nhất:7 Tr
  • Lương bậc thấp:19,1 Tr
  • Lương trung bình:23,5 Tr
  • Lương bậc cao:28Tr
  • Lương cao nhất:67,5 Tr

VI. Học ngành nào để trở thành Account Manager?

Hầu như các bạn sinh viên hỏi câu này nhiều nhất trong các buổi hội thảo. Bạn đang tìm kiếm một cơ hội để phát triển bản thân? Bạn đang tìm việc làm? Công việc mà bạn vừa có thể thỏa mãn đam mê, sở thích của mình, vừa có thể sử dụng những kiến thức mà bạn tích lũy trong suốt 4 năm đại học.

Nếu bạn có được định hướng từ đầu, thì những ai học về marketing, quản trị kinh doanh chắc chắn sẽ có ưu thế hơn. Vì thời gian bạn tích lũy đủ để tìm hiểu kĩ về nó cũng như tìm hiểu bản thân mình phù hợp với cái gì. Thực tế, bạn có thể bắt đầu làm Account từ tất cả ngành nghề từ Y Dược đến Bách Khoa. Ví dụ như anh Nguyễn Việt Dũng (đồng sáng lập We Create) xuất thân là một sinh viên bách khoa, sau đó đi làm ngân hàng nhưng đến nay anh đã có hơn 10 làm trong ngành quảng cáo. Quay lại với vấn đề ngành nào là phù hợp. Suy nghĩ một cách tích cực hơn. Bạn sẽ thấy khuyết điểm đôi khi là ưu điểm, bạn sẽ dễ dàng nhận được brief của những client bên mảng kỹ thuật. Vì với kiến thức 4 năm học về thông số, kỹ thuật… bạn sẽ biết được.

Học gì để làm AM

Học gì để trở thành AM

VII. Cơ hội thăng tiến của Account Manager 

Sau khoảng thời gian từ 2-3 năm (tùy vào năng lực và agency) làm việc và tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức về công việc thì người Account executive sẽ trở thành Account Manager. Xếp về mức độ cho từng đầu việc thì tỉ lệ thời gian là xấp xỉ như nhau, mỗi đầu việc chiếm khoảng 1/3 thời gian công việc của người Account Manager.Đây là giai đoạn mà người Account Manager hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức cần có để hiểu bao quát về Account management và trở thành một Account Director.

Sau thời gian khoảng 5-6 năm nữa (tùy vào năng lực và agency) khi đã đạt đến “thời cơ chín muồi” thì người Account manager sẽ trở thành Account Director (AD). Công việc của người AD sẽ ngược với người AE, AD chủ yếu sẽ ra quyết định về chiến lược cho khách hàng và quản lý bao quát những cấp thấp hơn (AE, AM) Thường khi ở cấp bậc này, người Account sẽ quản lý bộ phận Account của agency và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nếu có sự cố gì xảy ra thì người AD sẽ là người phải giải quyết và chịu trách nhiệm toàn bộ.

Ở một vài agency lớn của nước ngoài sẽ có những cấp bậc cao hơn như Group Account Director (Leo Burnett, Ogilvy…) Client Service Director… thì công việc của họ sẽ chuyên môn hóa hơn tập chung vào quản lý và đưa ra các quyết định về chiến lược. Ở các cấp bậc này yêu cầu sự thấu hiểu sâu, cụ thể về công việc cũng như các khách hàng là rất cao.

Nếu như ở trên là bao quát về những công việc cũng như các cấp bậc mà một người làm Account chắc chắn sẽ phải đi qua khi làm nghề Account management. Qua một số định hướng ở trên, có thể thấy để Account Manager muốn phát triển sự nghiệp lên các chức vụ cao hơn trong nghề thì cần phải đầu tư thời gian cũng như công sức và  nghiên cứu nhiều về marketing để tầm nhìn và cách suy nghĩ về chiến lược được phát triển để có thể tư vấn chiến lược cho khách hàng –  những điều mà bất cứ khách hàng nào cũng cần từ phía agency.