Ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng cần thực hiện hoạt động marketing và truyền thông, Startup cũng không ngoại lệ. Với bài viết này, 123job.vn sẽ bật mí 6 cách truyền thông hiệu quả dành cho doanh nghiệp startup. Cùng tìm hiểu nhé!
Truyền thông là gì? Trong tiếng Anh truyền thông chính là Communication, đó là những nỗ lực của doanh nghiệp, tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty, sản phẩm và khẳng định vị thế của mình trên thị trường và trong lòng công chúng. Hiện nay chiến lược truyền thông thường gắn với các chiến lược Marketing tổng thể nhằm giúp doanh nghiệp sớm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Thực tế chỉ ra, các doanh nghiệp startup thường có ngân sách truyền thông hạn chế, thậm chí họ chỉ chú trọng đến các phương tiện truyền thông không mất phí. Nếu doanh nghiệp của bạn đang ở trong tình trạng nguồn kinh phí có hạn thì dưới đây sẽ là 6 cách truyền thông hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua. Cùng 123job.vn tìm hiểu nhé!
I. Gửi thông cáo báo chí
Đặc điểm chung hiện nay của phần lớn các startup là chưa đủ nguồn lực và sự nổi bật để có thể thu hút sự quan tâm của công chúng lẫn giới truyền thông. Chính vì vậy, bạn cần chủ động hơn trong việc đẩy thông tin và lan truyền thông tin đến họ, 123job.vn khuyến khích các startup nên chủ động gửi thông cáo báo chí.
1. Thông cáo báo chí là gì?
Press Releases chính là thuật ngữ tiếng Anh của cụm từ “thông cáo báo chí”. Đây là các tài liệu, văn bản, thư mời được một doanh nghiệp gửi đi nhằm truyền thông các thông tin về một sự kiện nào đó đến giới truyền thông và công chúng nhận tin. Do vậy, thông cáo báo chí cần đầy đủ các nội dung như thông tin sự kiện, thời gian diễn ra, địa điểm và mục đích của sự kiện. Việc gửi thông cáo báo chí được coi là bước quan trọng trong quy trình tổ chức sự kiện.
Thông cáo báo chí là gì?
2. Thời điểm thích hợp cho việc gửi thông cáo báo chí trong truyền thông là khi nào?
Doanh nghiệp Startup có nhiều lý do để gửi thông cáo báo chí. Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng về mục đích và đối tượng lựa chọn để gửi, họ có thể là phóng viên, nhà báo hay những người ảnh hưởng quan tâm đến sự kiện đó. Một số thời điểm tốt cho việc gửi thông cáo báo chí là:
- Thông cáo báo chí nhằm truyền thông cho sự kiện launching một sản phẩm, dịch vụ mới của công ty.
- Tổ chức sự kiện nhằm tôn vinh các thành tựu có ảnh hưởng của doanh nghiệp startup
- Tổ chức sự kiện hướng đến cộng đồng bằng các hoạt động xã hội.
II. Tạo dựng và duy trì mối quan hệ với phóng viên
Hiện nay để có thể đăng bài PR truyền thông về công ty trên các trang báo uy tín thường phải tốn một chi phí khá lớn. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế điều này thông qua khả năng xây dựng và tạo mối quan hệ với các phóng viên, nhà báo, biên tập viên. Khi đó, họ sẽ chủ động quan tâm đến startup của bạn và khi có thông tin đáng giá, họ sẵn sàng viết bài PR mà bạn không cần tốn kinh phí cho điều này.
Một số cách hữu hiệu để xây dựng mối quan hệ với các nhà báo, phóng viên là chủ động gửi email giới thiệu. Tuy nhiên, để thu hút sự quan tâm và được họ phản hồi bạn cần tập trung khẳng định năng lực của mình trước đã. Ngoài ra, bạn cần tỏ thiện ý sẵn sàng giúp đỡ giới phóng viên, nhà báo trong khả năng có thể, đây là việc tạo mối quan hệ tự nhiên nhất.
III. Đừng quên tham gia đầy đủ các sự kiện lớn
Có nhiều người cho rằng, tham gia các sự kiện là việc tốn thời gian và đem lại sự mệt mỏi, đây không phải là quan điểm đúng đắn. Đôi khi chúng ta khó có thể biết trước được những lợi ích mà một sự kiện mang lại, đặc biệt là các sự kiện lớn, đó có thể là các mối quan hệ, đối tác và cả khách hàng. Bên cạnh đó, các sự kiện lớn thường được tổ chức chuyên nghiệp và thu hút nhiều phóng viên nổi tiếng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào khả năng tài chính mà bạn có thể trở thành nhà tài trợ, đơn vị hỗ trợ cho sự kiện đó. Khi đó, tên tuổi của công ty sẽ được xuất hiện trên các ấn phẩm truyền thông, thư mời trong sự kiện… Đây sẽ là một bước đi hiệu quả cho chiến lược truyền thông doanh nghiệp.
IV. Tổ chức sự kiện mới
Để có thể định hướng hoạt động truyền thông hơn, các doanh nghiệp startup thường tiến hành tổ chức sự kiện. Khi đó phần lớn các tiến trình cơ bản sẽ được doanh nghiệp quyết định. Bạn có thể tìm đọc thêm bài viết “Quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp để thăng tiến trong công việc” để tìm hiểu thêm một số kiến thức cần thiết nhé!
Ngày nay, tổ chức các sự kiện mới được coi là chìa khóa cho hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp startup. Tuy nhiên có một số lưu ý bạn cần xác định rõ ràng cho sự kiện:
- Mục đích của sự kiện, mục tiêu của sự kiện: Bạn cần phải xác định rõ ràng vì các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các quy trình sự kiện về sau. Đó có thể là sự kiện nhằm ra mắt một sản phẩm mới hay sự kiện truyền thông nhằm tôn vinh thành tựu của công ty sau 1 năm hoạt động. Tùy vào mỗi loại hình sự kiện mà quy mô, thời gian cũng như địa điểm tổ chức sẽ có đôi chút khác biệt. Chẳng hạn, với các workshop nội bộ của công ty thông thường quy mô thường dưới 100 người, nhưng các sự kiện lớn như launching một sản phẩm mới thì quy mô có thể phụ thuộc vào độ quan tâm của khách hàng mục tiêu.
- Ngân sách sự kiện: Xác định rõ ràng ngân sách sự kiện sẽ giúp các công việc trở nên thực tế từ việc mời khách mời đến chi phí thuê địa điểm, chi phí ấn phẩm truyền thông…
- Số lượng khách mời: Bạn cần lên rõ danh sách khách mời, khách hàng, phóng viên. Việc lên danh sách khách mời giúp các nhân viên tổ chức sự kiện tránh một số tình huống không mong muốn như bỏ lỡ khách mời. Thậm chí sự bất cẩn trong tiến trình lên danh sách khách mời có thể làm sai thông tin và nghề nghiệp của họ, đôi khi gây ra cảm giác không thoải mái và khiến họ sẵn sàng từ chối tham gia sự kiện.
- Đơn vị tổ chức sự kiện là chính công ty hay thuê dịch vụ bên ngoài: Thông thường, các startup không trong lĩnh vực truyền thông sẽ thuê dịch vụ bên ngoài. Khi đó các công việc từ A - Z phần lớn đều được thực hiện hết, tuy nhiên chi phí có thể là vấn đề nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng nhé!
Truyền thông bằng cách tổ chức các sự kiện mới
V. Tham gia tình nguyện
Tham gia các hoạt động tình nguyện và xã hội được coi là bước đi hiệu quả nhằm gây dựng hình ảnh trong lòng công chúng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cam kết, khách hàng mục tiêu, công chúng nhận tin và giá trị cam kết hướng đến mà doanh nghiệp startup lựa chọn sự kiện xã hội phù hợp. Khi đó, không những startup đạt được hiệu quả marketing mà ngày càng thu hút sự quan tâm của giới truyền thông.
Có thể lấy một ví dụ về hoạt động tình nguyện như sau:
Doanh nghiệp A là một startup thành lập được 1 năm và chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường. Các sản phẩm chính của công ty là mỹ phẩm thiên nhiên an toàn với làn da của chị em phụ nữ. Công ty cam kết hướng đến giá trị cộng đồng và đem đến các giải pháp không sử dụng chất kích ứng hay chất hóa học độc hại. Bên cạnh đó, là một thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên, công ty luôn nỗ lực thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường và tuyên truyền với hy vọng chung tay vì một hành tinh xanh. Do đó, chiến lược kinh doanh và marketing của công ty nên tập trung thực hiện các hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường như cho nhân viên công ty tình nguyện tham gia dự án trồng cây xanh, thu gom vỏ nhựa và hạn chế vứt rác bừa bãi với chính sách như đổi vỏ mỹ phẩm thương hiệu sau khi khách hàng đã dùng hết để lấy cây xanh.
Các hoạt động tình nguyện là kênh truyền thông hiệu quả
VI. Hợp tác với các “ông lớn”
Chắc hẳn các bạn còn nhớ về một khái niệm sinh học được học ở những năm cấp 2, đó là thuật ngữ “hợp tác”. Trong sinh học, hợp tác được hiểu là việc các nhóm sinh vật hoạt động và chung sống cùng nhau nhằm đạt được một lợi ích chung nào đó và giúp cả hai bên cùng có lợi. Thuật ngữ này có ứng dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau từ tài chính, kế toán - kiểm toán, ngân hàng đến IT phần mềm, và truyền thông cũng không ngoại lệ, các startup hoàn toàn có thể “hợp tác” với các ông lớn nhằm đạt được lợi ích và mục tiêu của đôi bên. Tuy nhiên, việc bắt tay với các ông lớn không phải là điều dễ dàng. Trước hết bạn cần gây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng giá trị khác biệt để thu hút và khẳng định vị thế.
Ví dụ: Startup ELSA - ứng dụng học tiếng Anh thông qua app mobile của chị Văn Đinh Hồng Vũ đã bắt tay hợp tác với ông lớn SEAC (Southeast Asia Center). SEAC là một doanh nghiệp giáo dục về đào tạo con người và nguồn nhân lực lớn bậc nhất tại thị trường Thái Lan. Việc hợp tác này thể hiện những nỗ lực của startup Việt nhằm hướng tới mở rộng thị trường ra các quốc gia khác. Đây cũng được cho là hướng đi đúng đắn khi ELSA muốn vươn ra biển lớn tại thị trường Đông Nam Á.
VIII. Kết luận
Có nhiều cách khác nhau để thực hiện kế hoạch truyền thông cho các doanh nghiệp startup. Tùy thuộc vào mục tiêu, ngân sách, thời điểm để bạn lựa chọn phương pháp phù hợp. Đó có thể là tổ chức sự kiện, tạo mối quan hệ, thông cáo báo chí… Đôi khi để đạt hiệu quả cần phối hợp nhiều cách khác nhau. Cho dù là gì thì 123job.vn chúc bạn và doanh nghiệp nhanh chóng hướng ra biển lớn!