Bộ nhận diện thương hiệu của mỗi doanh nghiệp sẽ nói lên được cá tính, ước nguyện của doanh nghiệp đó, cũng như giúp mọi người xung quanh có thể nhận ra thương hiệu đó. Và sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt về hình ảnh của công ty.
Mỗi doanh nghiệp, thương hiệu, từ các trang website nhỏ nhất, từ những chương trình khởi nghiệp cho đến các công ty khổng lồ mà bất kỳ ai chỉ cần nhìn thấy cũng biết đến như Nike hay McDonald, đều cần một quá trình lên ý tưởng để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu..
Bộ nhận diện thương hiệu của mỗi doanh nghiệp sẽ nói lên được cá tính, ước nguyện của doanh nghiệp đó, cũng như giúp mọi người xung quanh có thể nhận ra thương hiệu đó. Và nó sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt về hình ảnh của công ty.
Bộ nhận diện thương hiệu chính là một cơ sở quyết định cho tất cả các tương tác của công ty như về thông tin cá nhân, các phương tiện truyền thông, quảng cáo và thiết kế. Trong bài viết này, 123job.vn sẽ bật mí cho những cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu truyền thông cho doanh nghiệp.
I. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là một bộ tài liệu hướng dẫn nhằm thiết lập riêng biệt về tất cả các khía cạnh thương hiệu truyền thông của công ty. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả mọi thứ từ việc thiết kế một logo và làm thế nào để nó có thể được dùng được cả trên bao thư, tối ưu giao diện web, thông tin cá nhân,...
Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp cho các nhân viên sử dụng thương hiệu một cách thật đúng đắn và dễ dàng truyền tải hết thông điệp của thương hiệu. Nó còn thể hiện mục tiêu cho thương hiệu và triết lý của công ty. Hơn thế nữa nó còn trả lời một số câu hỏi quan trọng như: Những sản phẩm có liên quan đến thương hiệu là gì? Cách đặt và sử dụng logo của công ty như vậy có được không? Chiến thuật tiếp thị được yêu thích là gì? Những chiến thuật tiếp thị nào không nên được sử dụng là gì?
Đó cũng là những câu hỏi hướng dẫn cho các nhà thiết kế xây dựngbộ nhận diện thương hiệu. Một bộ nhận diện thương hiệu thành công sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
II. Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
1. Cách sử dụng logo
Bộ nhận diện thương hiệu từ logo
Yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là thiết kế và sử dụng logo. Vì một khi bạn có một logo hoàn hảo, điều quan trọng nhất là duy trì được tính thống nhất của nó về mọi mặt của bộ nhận diện thương hiệu. Điều này sẽ bao gồm việc logo được sử dụng từ vị trí đến những thay đổi được chấp nhận như thế nào.
Sách hướng dẫn về sử dụng bộ nhận diện thương hiệu của Adobe 2010 đã làm rất tuyệt vời công việc này. Nó đã nhận định chính xác logo được dùng như thế nào, và phác thảo vị trí, kích thước, khoảng trắng xung quanh hợp lý.
Hãy luôn nhớ rằng, logo là điều đơn giản nhất nhưng nó lại mang đến hiệu quả lớn trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và truyền thông. Qua logo mà mọi người sẽ nhanh chóng xác định được thương hiệu của bạn và hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng hình ảnh đó một cách hợp lý.
2. Cách sử dụng chữ
Cần có một quy định về phong cách sử dụng cho từng loại ấn phẩm và cho ứng dụng kỹ thuật số khi sử dụng bộ nhận diện thương hiệu. Các quy tắc về cách sử dụng của kiểu chữ phải rõ ràng và có sự khác biệt nhất định. Sau khi lựa chọn được những kiểu chữ phù hợp cho thương hiệu, bạn còn đưa ra các hướng dẫn cho những kiểu thiết kế khác, kích thước cũng như cách sử dụng màu sắc.
Bạn cần chọn ra một số kiểu chữ sẽ được sử dụng trước khi đưa vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Điều này sẽ có thể bao gồm các quy tắc nhất định cho dự án in và cho các ứng dụng kỹ thuật số riêng. Nhưng chắc chắn các kiểu chữ ấy phải có một số liên kết chung nào đó.
Ví dụ như các nhân viên thiết kế web thích sử dụng kiểu chữ sans serif trong phần body text thay cho việc sử dụng một phong cách serif cơ bản cho in ấn. Hầu hết các bộ nhận diện thương hiệu hiện nay đều sử dụng một trong hai kiểu chữ chính. Ví dụ trên sách thương hiệu của trường đại học nằm phía Bắc bang Carolina đã sử dụng bộ font Univers, 2 phong cách đó là regular và condensed. Sau đó chọn thêm một kiểu chữ thay thế, chú ý thương hiệu không nên có quá năm kiểu chữ và cách dùng của nó.
3. Cách sử dụng màu sắc
Bộ nhận diện thương hiệu theo màu sắc
Một bảng màu của thương hiệu được xác định là một trong những khía cạnh quan trọng nhất góp phần làm nên thành công của bộ nhận diện thương hiệu. Xem xét Golden Arches và màu sắc đại diện cho McDonald's. Bạn sẽ khó nhận ra công ty này nếu như chữ M là một màu khác?
Bộ nhận diện thương hiệu nên nên có quy định phác thảo màu sắc và sử dụng màu như thế nào. Bao gồm việc màu nào mà chỉ xuất hiện trong logo đến màu sắc được sử dụng cho phần nền, văn bản và các yếu tố trong thiết kế khác. Lưu ý số lượng màu sắc nên giữ ở mức tối thiểu nhất có thể.
Khi muốn thêm tài liệu thông tin cần xác định rõ mỗi màu theo tên và giá trị của chúng cho từng dự án. Xác định màu chính, màu phụ và màu sắc thay thế cho các bảng màu sẽ có giá trị cho việc in ấn (CMYK) cũng như các dự án kỹ thuật số (RGB , HEX).
4. Cách sử dụng hình ảnh
Những quy tắc đối với các sử dụng hình ảnh sẽ dựa vào những hình ảnh bạn có từ việc chụp hình hay từ các thiết kế khác nhau. Bộ nhận diện thương hiệu sẽ quy định cách sử dụng viết chi tiết, chỉnh sửa hình ảnh như thế nào cho phù hợp.
Ví dụ như thương hiệu Nike, sử dụng những hình ảnh tin cậy tương phản, để kết nối thương hiệu đến khách hàng. Các chiến dịch của I Love NY cũng sử dụng hình ảnh chụp từ các địa điểm khác nhau và thiết kế lại nhằm để nắm bắt sự chú ý và tạo ra cảm giác thích thú cho người xem.
Những hướng dẫn về sử dụng hình ảnh cũng cần xác định nó sẽ được sử dụng như thế nào và khi nào. Doanh nghiệp sẽ sử dụng ảnh chụp hay ảnh minh họa hay cả hai? Hình ảnh nghệ thuật có nên được sử dụng không? Hình ảnh sẽ chỉnh như thế nào? Sẽ dùng hình màu gì? Tất cả những câu hỏi này cần được trả lời trong việc sử dụng hình ảnh cho thương hiệu.
6. Sử dụng phong cách viết văn và giọng văn
Cuối cùng, bạn phải chắc chắn rằng những điều gì bạn nói phù hợp với hình ảnh của bộ nhận diện thương hiệu. Điều này sẽ áp dụng cho tất cả các phương tiện truyền thông từ các tiêu đề trong quảng cáo, thông cáo báo chí, đến cấu trúc của bài blog.
Bạn cần phác thảo các kiểu ngôn ngữ được chấp nhận để đưa vào sử dụng. Bài viết có dài dòng, hay ngắn gọn? Giọng văn cần trang trọng, hay mang ý đàm thoại nhiều hơn? Khán giả của bạn là ai? Bạn cần có kế hoạch gì để nhắm mục tiêu? Hãy trả lời hết những câu hỏi đó.
Easy.com đã định nghĩa bộ nhận diện thương hiệu lingo của mình bằng việc sử dụng thuật ngữ đơn giản và phong cách truyền bá thông thương hiệu qua truyền thông. Bởi đối với mỗi thương hiệu, sự đơn giản chính là chìa khóa. Thương hiệu Skype cũng đã đi theo triết lý này.
Sử dụng từ ngữ đồng nhất và khác biệt sẽ giúp đối tác và khách hàng của bạn xác định được thương hiệu và tạo ra một sự kết hợp với những gì mà thương hiệu có được. Khi tạo ra bản hướng dẫn chi tiết cho văn bản, nên suy nghĩ về nhưng mát mẻ, đáng tin cậy, hiệu quả, hàng đầu.
III. Những bộ phận cấu thành của bộ nhận diện thương hiệu
Kỹ thuật xây dựng bộ nhện diện thương hiệu
Dưới đây là một danh sách những bộ phận sẽ cấu thành nên bộ nhận diện thương hiệu. Nó bao gồm:
- Bản tài liệu nói tổng quan về thương hiệu của bạn bao gồm về lịch sử, về tầm nhìn của công ty
- Các thông số về kỹ thuật của logo và cách sử dụng nó trong bộ nhận diện thương hiệu.
Ngoài ra còn phải có các thông số về kỹ thuật sử dụng hình ảnh và cả phong cách chụp ảnh, cách thiết kế giấy viết thư và namecard của thương hiệu
Cách bố trí các thiết kế cho in ấn và các dự án web, các thông số kỹ thuật cho các biển báo và banner quảng cáo ngoài trời. Và tài liệu hướng dẫn phương tiện truyền thông đa phương tiện
IV. TOP 10 bộ nhận diện thương hiệu tiêu biểu nhất hiện nay
10 bộ nhận diện thương hiệu nổi tiếng
Nike, Inc. là tập đoàn đa quốc gia ở Mỹ. Hiện đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng bá cũng như kinh doanh về các mặt hàng như giày dép, quần áo, trang thiết bị và các dịch vụ liên quan đến thể thao. Nike là nhà cung cấp các mặt hàng thể thao lớn nhất trên thế giới.Thương hiệu của tập đoàn cũng được định giá là 29,6 tỷ USD vào năm 2017. Nó trở thành bộ nhận diện thương hiệu có giá trị nhất trong ngành kinh doanh hàng thể thao.
2. I love NY
I Love NY là một loại tín chương quảng bá du lịch cho bang New York được đăng ký bản quyền. Bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế năm 1977 bởi Milton Glaser, nó đã trở thành một biểu tượng của nền văn hóa cho thành phố New York và của Hoa Kỳ nói chung. Logo I ♥ NY được in trên nhiều mặt hàng bày bán trên toàn thế giới.
3. Adobe
Thương hiệu này xuất phát từ Adobe Creek ở Los Altos, California, chạy phía sau nhà của Warnock. Logo của bộ nhận diện thương hiệu của công ty có chữ "A" được thiết kế bởi Marva Warnock, là vợ của John Warnock.
4. Skype
Skype là một trang mạng điện thoại Internet ngang hàng được thành lập bởi Niklas Zennström và Janus Friis. Thương hiệu mạng xã hội được khá nhiều người biết đến.
5. Easy.com
Thương hiệu được thành lập vào năm 1998, đây là công ty cổ phần kiểm soát gia đình thương hiệu Easy
Công ty được sáng lập để mở rộng thương hiệu sau sự ra mắt thành công của EasyJet vào năm 1995. Công ty đã quan tâm đến việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Nó thể hiện công ty liên tục cải tiến tên thương hiệu cho phù hợp và dễdàng trong truyền thông.
6. Heineken
Vào năm 1873 công ty HBM (Heineken's Bierbrouwerij Maatschappij) được thành lập, và bia thương hiệu Heineken đầu tiên được sản xuất.
Nhớ xây dựng tốt bộ nhận diện thương hiệu nên năm 1875, Heineken đã giành được Huy chương vàng tại Triển lãm Hàng hải Quốc tế tại Paris. cũng kể từ đó bia bắt đầu được chuyển đến Paris thường xuyên, và dần họ trở thành nhà xuất khẩu bia lớn nhất sang Pháp.
7. Good Technology
Good Technology là thuộc sở hữu của BlackBerry Limited và là nhà cung cấp bảo mật di động có trụ sở tại Sunnyvale, California , Hoa Kỳ.
Công ty đang phục vụ hơn 5.000 tổ chức trên toàn thế giới trong các ngành như dịch vụ tài chính, y tế, sản xuất, năng lượng và tiện ích, pháp lý, chính phủ và công nghệ. Bên cạnh đó, nhờ việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thu hút đã giúp công ty gặt hái được nhiều thành công.
8. University of Cambridge
University of Cambridge còn gọi là Đại học Cambridge, là một viện đại học nghiên cứu liên hợp vô cùng danh giá tại Cambridge, Vương Quốc Anh.
Cambridge là viện đại học lâu đời trong thế giới nói tiếng Anh, và là viện đại học lâu đời đứng thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động. Với bộ nhận diện thương hiệu đặc biệt càng khiến ngôi trường này trở nên danh giá.
9. Burma & Shave
Burma-Shave được biết đến là một thương hiệu kem cạo râu không chổi than của Mỹ. Thương hiệu nổi tiếng với mẹo quảng cáo là đăng những bài thơ có vần điệu hài hước trên các biển báo trên đường cao tốc nối tiếp nhau.
Kết quả là bộ nhận diện thương hiệu kem cạo râu không chổi than Burma-Shave và chương trình quảng cáo hỗ trợ đã giúp doanh số công ty tăng. Vào thời đỉnh cao, Burma-Shave là loại kem cạo râu bán chạy thứ hai ở Mỹ.
10. Intel
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập năm 1968. Intel là công ty sản xuất các sản phẩm như vi xử lý cho máy tính, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác.
Nhờ sử dụng tốt bộ nhận diện thương hiệu để truyền thông, Intel Corporation đã vươn lên trở thành công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn hàng đầu thế giới. Và được mọi người nhớ đến là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86.
V. Kết luận
Vấn đề xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu truyền thông luôn khiến các doanh nghiệp đau đầu. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm ý tưởng sáng tạo giúp cho công ty đưa thương hiệu đến với mọi người nhanh hơn.
Sử dụng bộ nhận diện thương hiệu làm nền tảng xung quanh nó và cho phép các nhà designer tự do sáng thương hiệu trong các dự án.