Phúc lợi là một trong những quyền lợi của người được pháp luật bảo hộ. Có rất nhiều nơi trên khắp thế giới xây dựng chế độ phúc lợi tuyệt vời như cách để thu hút nhân tài. Hãy cùng 123job tìm hiểu 5 hình thức phúc lợi nổi bật nhất qua bài viết sau.
Các nhà quản lý có xu hướng hiểu rằng các phúc lợi lao động chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân các nhân viên. Tuy nhiên, việc điều chỉnh hợp lý chế độ phúc lợi của doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động của nhân viên, là vũ khí để thu hút đồng thời giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Để có được ba tiêu chí năng suất, tuyển dụng và giữ chân lao động thì các doanh nghiệp cần có chính sách phúc lợi hấp dẫn hơn cả so với các đối thủ khác.
Theo khảo sát trong năm 2019, 34% những công ty sở hữu các yếu tố phúc lợi nổi bật khẳng định lợi nhuận của họ tăng trưởng liên tục trong 12 tháng trước đó. Vậy bạn đã biết các xu hướng phúc lợi đang mang lại hiệu quả nhất là gì chưa? Đã đến lúc bạn cần xem xét lại chế độ phúc lợi cho doanh nghiệp của mình dưới góc độ là một nhà quản trị nhân sự. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
I. Tạo cơ hội cho nhân viên làm việc từ xa khi có việc bận
Trong thời buổi 4.0, khi mà công nghệ và mạng Internet đang dần khiến cho các cuộc gặp gỡ từ xa trở nên dễ dàng và có phần thú vị thì chính sách phúc lợi sẽ càng trở nên phổ biến và cần thiết hơn.
Theo Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM), thế hệ nhân công hiện đại đang có nhu cầu được làm việc từ xa cao hơn bao giờ hết. Kết quả khảo sát năm 2014 cho thấy chỉ 54% số nhân viên tỏ ra quan tâm tới phúc lợi này. Nhưng cho đến nay, số nhân viên hứng thú với làm việc từ xa đã là 70%, một con số đặt ra vấn đề không nhỏ cho bài toán giữ chân nhân sự.
Chính sách phúc lợi là gì và có sức hút gì đối với đội ngũ nhân lực? Đó chính là chính sách đãi ngộ nhân viên bằng sự tiện lợi và linh hoạt trong công việc mà các nhân viên sẽ có được. Tạo điều kiện cho nhân viên làm việc từ xa đồng thời là sự tăng hiệu suất khi họ có thể làm việc trong không gian riêng tư và có nhiều thời gian để trau chuốt tinh thần hơn, đó chính là xu hướng quản trị quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Lấy ví dụ tiêu biểu như American Express, một công ty dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ. Amex cho phép các nhân viên trực tổng đài của họ lựa chọn có thể làm việc từ xa thay vì phải xuất hiện ở văn phòng. Sau 9 tháng, chính ban lãnh đạo Amex đã rất ngạc nhiên khi những nhân viên làm việc tại nhà hoàn thành nhiều hơn 13,5% số lượng cuộc gọi so với những người làm việc tại văn phòng.
Hơn thế nữa, nghiên cứu còn chỉ ra rằng khi tạo cơ hội cho nhân viên làm việc từ xa sẽ tạo khoảng không gian riêng để làm việc hiệu quả và cân đối giữa cuộc sống cá nhân với công việc. Những nhân viên làm việc từ xa ba đến bốn ngày/tuần có xu hướng gắn kết với công việc và doanh nghiệp hơn số còn lại phải “đi làm” cả tuần. Đây chính là chế độ phúc lợi mà cả hai phía doanh nghiệp và nhân viên đều có lợi.
Khi nhân viên của bạn bận việc cá nhân, gặp trục trặc đột xuất… họ có nhu cầu được làm việc từ xa hay đơn giản họ đang stress, là một nhà quản lý tài ba hãy đừng quá khắt khe trong vấn đề cho họ vắng mặt ở văn phòng vài buổi và làm việc ở nhà. Không biết chừng, chính sự khắt khe của bạn đang đẩy những nhân viên chăm chỉ ra khỏi doanh nghiệp của mình.
Chính sách phúc lợi ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết hơn trong mỗi doanh nghiệp
II. Luôn đảm bảo sức khỏe cho nhân viên qua các chương trình chăm sóc toàn diện
Con người chính là cốt lõi của doanh nghiệp, khi sức khỏe của nhân viên bị ảnh hưởng tức là ảnh hưởng đến “thể lực” doanh nghiệp. Trong xã hội ngày nay, luôn có những hình thức công việc mới xuất hiện và một nhân viên luôn phải làm khối lượng công việc lớn. Điều này khiến họ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Vấn đề này đặt cho những doanh nghiệp hàng đầu sự cần thiết áp dụng những chương trình đảm bảo sức khỏe toàn diện cho nhân viên của mình.
Cung cấp các gói bảo hiểm y tế là phúc lợi tối thiểu. Những hoạt động thể chất toàn diện hay dịch vụ tư vấn tâm lý hiệu quả còn giúp nhân viên giảm stress ngay tại nơi làm việc.
IBM một tập đoàn công nghệ máy tính tại Mỹ cho phép nhân viên của họ sử dụng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và tinh thần bằng yoga hay thiền định. Mỗi nhân viên Google thậm chí hoàn toàn có thể sử dụng những tiện ích ngay trong công ty như hồ bơi hay phòng spa thư giãn mỗi khi họ cảm thấy stress trong công việc.
Mặc dù hiện nay, chỉ 12% trên tổng số các doanh nghiệp đang triển khai dạng chương trình này và đa phần đó là các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn sẵn sàng chi trả để làm hài lòng nhân viên. Tác động của hình thức phúc lợi này lên đội ngũ nhân sự là không hề nhỏ. Theo nghiên cứu của Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, 65% số nhân viên công sở cảm thấy sức khỏe cải thiện sau khi tham gia những hoạt động phúc lợi dạng này! Đồng thời, chính vì vậy mà họ cũng tỏ ra tin tưởng và gắn kết hơn với doanh nghiệp của mình.
Theo thống kê, mỗi năm các doanh nghiệp đang lãng phí tới 300 tỷ USD vì nhân viên gặp vấn đề về sức khỏe. Hội đồng sức khỏe Hoa Kỳ cho biết, hình thức phúc lợi này làm giảm khoản chi phí bảo hiểm đó đồng thời giúp cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên.
III. Thoải mái trong các quy định về trang phục trong nội quy công ty
Xóa bỏ những quy định về trang phục trong môi trường làm việc là một trong những xu hướng phúc lợi đang được nhiều công ty áp dụng nhất hiện nay do việc này dễ thực hiện và mang lại những lợi ích “mềm” không nhỏ. Không kể đến ngành công nghiệp dịch vụ vốn vô cùng khắt khe trong yếu tố ngoại hình và lịch sự thì hiện nay có đến hơn nửa số các doanh nghiệp trên thị trường cho phép nhân viên của mình ăn vận theo ý muốn, thậm chí các công ty ngành thiết kế khuyến khích nhân viên mặc sáng tạo nhất có thể.
Việc mặc trang phục theo ý muốn sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái, không gò bó và đôi khi mang lại ý tưởng cho công việc. Ngoài ra, những trang phục công sở cũng có giá cả đắt đỏ hơn trang phục thông thường vì vậy giúp các nhân viên tiết kiệm được tài khoản cá nhân.
Bên cạnh đó, thông qua hình thức phúc lợi này doanh nghiệp cho thấy rằng họ quan tâm và tôn trọng cá tính và sở thích của nhân viên từ đó nhận được sự tôn trọng và gắn bó ngược lại từ đội ngũ lao động của họ. Mỗi cá nhân đều có quyền tự do tối ưu phương thức làm việc sao cho phù hợp nhất.
IV. Tổ chức và khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện
Kết quả khảo nghiên cứu của SHRM: vào năm 2014, chỉ khoảng 16% số doanh nghiệp “trả công” để khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện. Đến hiện tại, con số này là khoảng 25%, cho thấy xu hướng phúc lợi này đang dần được áp dụng.
Tại tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), chính sách phúc lợi này đã được khởi xướng từ năm 1995. Họ dành ra 1 tháng để các nhân viên Samsung tất cả các cơ sở toàn cầu tham gia và trải nghiệm những hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, đóng góp và làm đẹp cho xã hội. Ví dụ như hoạt động của các nhân viên Samsung dạy nghề tại Việt Nam như những tình nguyện viên.
Một nhân viên lâu năm của Samsung Việt Nam khi trả lời phỏng vấn đã bộc bạch rằng chị rất vui khi tham gia các hoạt động cộng đồng nhờ vào phúc lợi xã hội này. Việc nhìn thấy những người dân vùng sâu vùng xa hạnh phúc hơn và làm tình nguyện viên đóng góp cho xã hội làm nhân viên này quên đi những căng thẳng trong công việc .
Theo một khảo sát của Deloitte, việc tham gia các hoạt động cơ tình nguyện thực sự thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Đáng chú ý, 77% số người được hỏi trong khảo sát của Deloitte (công ty kiểm toán và dịch vụ chuyên nghiệp nằm trong số Big Four) khẳng định rằng tham gia hoạt động tình nguyện giúp họ cải thiện sức khỏe về cả thể chất và tinh thần của bản thân.
Ngoài những lợi ích đối với nhân sự, xu hướng phúc lợi này cũng làm gia tăng danh tiếng về văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp trong cộng đồng. Để tuyển dụng nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp bạn hãy đưa ra phúc lợi hấp dẫn này cho ứng viên nhé!
Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng tổ chức và khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện
V. Mở canteen phục vụ các loại đồ ăn thức uống cho văn phòng
Đời sống công việc hiện nay, đặc biệt là đối với dân văn phòng, ngày càng hối hả, bận rộn. Nhân viên thậm chí không có thời gian ra ngoài ăn uống đúng giờ nếu phải tăng ca hoặc làm cố công việc. Các doanh nghiệp lớn đảm bảo nhu cầu cơ bản của nhân viên luôn được đáp ứng ngay lập tức bằng cách phục vụ đồ ăn và thức uống miễn phí tại nơi làm việc cho nhân viên văn phòng. Theo báo cáo của SHRM, trong năm 2014, chỉ có 20% doanh nghiệp có phúc lợi này, còn hiện nay là 32% số doanh nghiệp.
Gã khổng lồ Google chắc chắn “chiều” nhân viên nhất khi tại mỗi trụ sở làm việc của họ đều có những canteen với list dài các món ăn miễn phí. Một nhân viên Google thậm chí cho biết rằng làm việc tại trụ sở của Google, bạn sẽ không phải lo nghĩ về đồ ăn trưa khi đồ ăn trong canteen cũng sắp xếp theo kiểu, món gì tốt cho sức khỏe thì sẽ được đặt ở vị trí tiện lợi nhất. Đây là phúc lợi khiến ai cũng muốn làm nhân viên của Google!
Yếu tố phúc lợi bên lề này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện doanh nghiệp. Ngoài đảm bảo thể chất và tinh thần của nhân viên, một canteen miễn phí cũng gián tiếp tạo ra “môi trường” trao đổi và kết nối cho các nhân viên từ đó dần xây dựng được sự hòa đồng và cộng tác giữa họ. Đội ngũ nhân viên cũng tỏ ra vô cùng hứng thú và yêu thích với phúc lợi này vì họ nghĩ được cung cấp đồ ăn miễn phí như một điều xa xỉ.
VI. Kết luận
Các yếu tố phúc lợi mang lại nhiều ích lợi to lớn hơn tưởng tưởng vì chúng tác động trực tiếp đến đội ngũ nhân sự - cốt lõi của doanh nghiệp. Trong bối cảnh ngày nay, khi mà đa số nhân viên có trình độ cao, thì việc tạo các phúc lợi hấp dẫn để giữ chân họ và tạo lợi thế cạnh tranh lại ngày càng cấp thiết đối với doanh nghiệp. Là một nhà quản trị nhân sự, bạn nên chú tâm hơn vào việc đảm bảo mối gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp mình bằng các hình thức phúc lợi mới ngay bây giờ, đặc biệt là 5 xu hướng trên là điều bạn nên cân nhắc đến.