Sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Nên chọn kỹ năng nào để ghi vào CV. Làm thế nào để kỹ năng trong CV được nổi bật hơn? Những câu hỏi ấy có lẽ là băn khoăn của nhiều bạn đang chập chững bước vào thị trường lao động.

Vậy nhà tuyển dụng tìm kiếm những kỹ năng gì trong CV của bạn? Các kỹ năng trong CV của sinh viên mới ra trường là gì? Làm thế nào để kỹ năng trong CV của bạn nổi bật hơn? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây của 123job.vn. 

1. Hai nhóm kỹ năng cần có trong công việc 

Kỹ năng (Skill) là khả năng, năng lực của một người trong việc hoàn thành, xử lý những công việc, vấn đề trong công việc và cuộc sống. Kỹ năng được hình thành từ kiến thức, kinh nghiệm và vốn sống của mỗi người. 

Trong công việc, kỹ năng được phân tách thành 2 nhóm chính sau đây: 

  • Kỹ năng chuyên môn: Là kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề cụ thể. Nhóm kỹ năng này có được thông qua học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong môi trường làm việc. 
  • Kỹ năng mềm: Định hình cách bạn tương tác, làm việc với mọi người xung quanh. Nhóm kỹ năng này không liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp. Dù vậy, đây là những trợ thủ đắc lực giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình. 

2. Phân biệt kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm

 Kỹ năng chuyên mônKỹ năng mềm
Sự hình thành Tích lũy qua quá trình học tập, đào tạo, tự rèn luyện Tích lũy qua nếp sống, sinh hoạt, công việc hàng ngày.
Kỹ năng mềm thường được coi là đặc điểm hành vi của mỗi người
Ứngdụng Áp dụng trong xử lí công việc, nhiệm vụ được giaoSử dụng trong mọi tình huống từ trong đời sống, công việc 
Cách thể hiện 

Thể hiện qua hiểu biết, trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp. 

Một số kỹ năng cứng cần phải trải qua những đánh giá, bài kiểm tra, chứng chỉ để được công nhận.

Thể hiện qua cách bạn tương tác, ứng xử với mọi người xung quanh
Tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá bằng cấp, chứng chỉ, bài đánh giá chuyên mônKhó có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng. 
Đánh giá của mỗi người được hình thành qua quá trình quan sát lâu dài. 
Tính chấtMang tính chính xác với sự cập nhật hàng ngày trên nền tảng kiến thức, kỹ năng trước đóLinh động, tùy biến theo từng tình huống, hoàn cảnh khác nhau
Vai tròLà công cụ cốt lõi giúp bạn đảm bảo chất lượng, hiệu suất công việc và phát triển trong sự nghiệp. Giúp bạn thích ứng nhanh hơn trong môi trường tổ chức
Rút ngắn bước phát triển của bản thân, tiến gần hơn tới những vị trí cao hơn, chuyên nghiệp hơn

các kỹ năng trong cv

3. Các kỹ năng trong CV, những kỹ năng cần có đối với sinh viên mới tốt nghiệp 

3.1. Các kỹ năng chuyên môn cần có 

Các kỹ năng chuyên môn

Năng lực áp dụng kiến thức chuyên môn vào công việc cụ thể. Đối với sinh viên mới ra trường, kiến thức chuyên môn là yếu tố cốt lõi giúp bạn vượt qua những bài kiểm tra từ nhà tuyển dụng. Đối với từng ngành nghề, yêu cầu về kỹ năng chuyên môn sẽ khác nhau, như: 

  • Công nghệ thông tin: Kỹ năng code, sử dụng các ngôn ngữ lập trình (Perl, Python, Java và Ruby)... 
  • Kỹ sư, kiến trúc: Kỹ năng vẽ máy, vẽ kỹ thuật; thi công, bảo trì công trình… 
  • Luật: Kỹ năng phân tích tình huống luật; Viết văn bản pháp lý; Kỹ năng tranh luận…
  • Y tế: Kỹ năng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, kỹ năng phẫu thuật…

Kỹ năng thiết kế

Lĩnh vực marketing, quảng cáo, thương hiệu… đòi hỏi nhân sự có kỹ năng thiết kế từ căn bản tới nâng cao tùy thuộc vào vị trí công việc. Nhưng tối thiểu, bạn cần nắm được những nguyên tắc thiết kế cơ bản, có khả năng đánh giá các sản phẩm thiết kế. Kỹ năng thiết kế là tổng hòa từ những yếu tố sau đây: kỹ năng phối màu, typography, dựng hình, kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế…

Kỹ năng viết

Viết là kỹ năng cần thiết trong mọi lĩnh vực, công việc. Việc viết liên quan đến việc truyền đạt ý tưởng, thông tin, thông điệp qua những văn bản, phương tiện khác nhau. Kỹ năng viết được dùng trong soạn nhiều tài liệu khác nhau: đề xuất, kế hoạch, báo cáo, bài đăng trên các phương tiện truyền thông.

Khi trình bày kỹ năng trong CV, hãy nhấn mạnh kỹ năng viết logic, vốn từ phong phú, sử dụng ngữ pháp, dẫn câu chính xác, đa dạng cũng như khả năng viết đa dạng, biến đổi với nhiều mục đích khác nhau. 

Kỹ năng nghiên cứu

Trong mọi lĩnh vực, mọi vai trò: kiến trúc, marketing, giáo dục, công nghệ… nghiên cứu là nền tảng cho mọi bước triển khai kế tiếp. Nghiên cứu bao gồm hoạt động thu thập, phân tích, diễn giải dữ liệu và đưa ra đánh giá phù hợp. 

Đưa nghiên cứu vào mục kỹ năng trong CV, bạn cần làm nổi bật kinh nghiệm trong việc thiết kế và triển khai nội dung nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu. Nhấn mạnh vào khả năng sử dụng nhiều phương pháp, công cụ khác nhau trong việc nghiên cứu. 

Kỹ năng quản lý dự án

Quản lý dự án có liên hệ trực tiếp tới kỹ năng lãnh đạo và khả năng bao quát công việc. Phần lớn nhà tuyển dụng đều mong đợi ứng viên có kỹ năng quản lý dự án tốt. Khi đưa nội dung này vào mục kỹ năng trong CV, bạn cần nhấn mạch cách bạn lên kế hoạch, đặt mục tiêu, cụ thể hóa công việc, phân công nhiệm vụ, tiếp đó thực thực hiển, giám sát. Đừng quên đưa ra minh chứng về kết quả, những kinh nghiệm bạn đã gặt hái được và cách bạn làm việc với các bên liên quan để đảm bảo hiệu quả công việc.

Kỹ năng ngoại ngữ: Nhiều quan điểm cho rằng ngoại ngữ là kỹ năng mềm. Nếu chỉ xét vậy, có thể bạn đang nói tới khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ bản. Tuy nhiên, khi vào công việc, nhiều vị trí đòi hỏi nhân sự có kiến thức tốt về ngoại ngữ chuyên ngành. Vì vậy, khi trình bày kỹ năng trong CV, đừng ngại ngần nhấn mạnh vào khả năng ngôn ngữ của mình, đặc biệt là ngôn ngữ chuyên ngành để CV thêm chất lượng.

các kỹ năng trong cv

3.2. Các kỹ năng mềm trong CV

Kỹ năng làm việc nhóm

Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ứng viên có kỹ năng làm việc nhóm, khả năng cộng tác hiệu quả với đồng nghiệp. Để làm nổi bật kỹ năng trên, hãy chia sẻ cách bạn đóng góp ý và cách bạn xử lý xung đột hoặc bất đồng. Chia sẻ cách bạn tích cực tham gia và đóng góp vào sự thành công vào các hoạt động của nhóm, của câu lạc bộ và các dự án bạn đã tham gia. 

Kỹ năng giao tiếp

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những sinh viên mới tốt nghiệp có kỹ năng giao tiếp tốt. Với kỹ năng này, bạn cần làm nổi bật cách bạn truyền đạt ý tưởng, cách bạn cộng tác với các thành viên trong nhóm hiệu quả ra sao. Ngoài ra, giao tiếp tốt còn thể hiện bạn có thể điều chỉnh phong cách giao tiếp (lời nói, cử chỉ, cách thức truyền đạt) sao cho phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Chia sẻ cách bạn biến những thông tin phức tạp, khó nói, đôi khi là nhạy cảm trở nên dễ hiểu, dễ nghe hơn. 

Kỹ năng đàm phán

Trong quá trình làm việc, bạn thường xuyên phải làm việc với đối tác và khách hàng. Khi ấy, kỹ năng đàm phán luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của nhóm và cá nhân bạn. Thể hiện kỹ năng đàm phán trong CV bằng cách thể hiện bạn xây dựng mục tiêu như thế nào, nghiên cứu đối tượng ra sao, cách bạn đưa ra yêu cầu, trình bày mong muốn và chốt thỏa thuận. Lưu ý, đừng chăm chăm thể hiện mình chốt deal có lợi cho mình ra sao. Hãy thể hiện bạn quan tâm tới lợi ích của cả 2 bên, và coi trọng quan hệ hợp tác lâu dài. 

Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian hiệu quả giúp ích rất nhiều trong quá trình bạn làm việc. Việc quản lý thời gian hiệu quả có thể cho thấy bạn có thể đương đầu với khối lượng công việc lớn và có sự tập trung cao khi làm việc. Đây cũng là kỹ năng được nhiều nhà tuyển dụng coi trọng. 

Để thể hiện kỹ năng trong CV, bạn cần thể hiện khả năng sắp xếp mức độ ưu tiên cho công việc, phân chia thời gian làm việc hợp lý và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc. 

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là kỹ năng mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở những ứng viên mới tốt nghiệp. Bởi đây là kỹ năng cần thiết, thể hiện khả năng tư duy mãnh mẹ, có lối nghĩ riêng và dám thể hiện, đóng góp ý kiến cá nhân cho công việc chung. Khi đưa tư duy phản biện vào CV, bạn cần thể hiện khả năng phân tích tình huống phức tạp, tư duy độc lập, phân tích vấn đề dưới những góc nhìn khác nhau. Từ những đánh giá khách quan đó, bạn phát triển những giải pháp cụ thể, sáng tạo, giúp giải quyết vấn đề mà tổ chức gặp phải. 

các kỹ năng trong cv

4. Cách để làm nổi bật các kỹ năng trong CV của bạn

Để nội dung kỹ năng trong CV có ý nghĩa, giúp bạn sáng giá hơn những ứng viên khác, bạn cần lưu ý cách trình bày các kỹ năng trong CV của mình. Cụ thể: 

  • Có sự chắt lọc: Lựa chọn kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển là bước đầu tiên. Hay đưa những kỹ năng liên quan trực tiếp tới yêu cầu công việc vào trong CV. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng sàng lọc CV thích hợp và bạn dễ dàng lọt vào mắt xanh của HR. 
  • Lựa chọn kỹ năng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp: Ngoài yêu cầu công việc, văn hóa doanh nghiệp khác nhau cũng yêu cầu ứng viên có những kỹ năng khác nhau. Hãy nghiên cứu sâu về đơn vị ứng tuyển để có cách thể hiện CV phù hợp hơn. 
  • Trình bày chi tiết về kỹ năng hơn: Thay vì chỉ liệt kê đầu dòng những kỹ năng bạn có (Tư duy phản biện, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng nghiên cứu…), bạn nên sắp xếp chúng theo phân loại và trình bày chi tiết hơn.  Ví dụ như bạn tư duy phản biện thế nào: Đánh giá tổng quan vấn đề, nhìn nhận sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau, tham khảo ý kiến của các bên liên quan để có đánh giá khách quan….
  • Mọi con chữ trong CV đều là cơ hội để bạn thể hiện kỹ năng của bạn. Kỹ năng không chỉ được trình bày trong mục “Kỹ năng” trong CV. Nó còn được thể hiện qua cách bạn viết CV, trình bày mục tiêu cá nhân, nêu lên kinh nghiệm của bản thân. Đồng thời, kỹ năng cũng được thể hiện qua portfolio (hồ sơ năng lực), email ứng tuyển và cách bạn chủ động liên hệ với HR để gửi CV,... Vì vậy, hãy tận dụng mọi cơ hội, chăm chú tiểu tiết hơn để thể hiện những kỹ năng mình có với nhà tuyển dụng. 

Kết luận

Với sinh viên mới tốt nghiệp, bạn cần chủ động hơn trong việc thể hiện những kỹ năng mà mình có, đặc biệt là những kỹ năng mềm. Điều này cho thấy bạn tinh thần cầu tiến, khả năng tiếp thu và phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp. Trên đây là các kỹ năng trong CV mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở những ứng viên mới ra trường. Hy vọng nội dung bài viết giúp bài đọc xây dựng bộ kỹ năng ấn tượng và tự tin hơn với CV của bản thân mình