Là một người có niềm đam mê với Marketing, bạn đang cố gắng để tìm kiếm công việc liên quan đến Business Analyst. Vậy chìa khóa để có một công việc BA là gì? Một mẫu CV nhân viên BA chính là là vũ khí đắc lực!
Business Analyst là một trong những thuật ngữ chữ nghề nghiệp được rất nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm là người sẽ giải quyết rất nhiều các vấn đề cho các yêu cầu của khách hàng bởi vì không phải lúc nào các phần mềm công nghệ thông tin cũng sẽ xử lý được yêu cầu của khách hàng đó. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Business analyst và business system analyst là gì? Cách chúng ta có thể viết mẫu CV nhân viên BA là gì?
I. BA là gì?
Business analyst là công việc mà bạn cần phải làm việc với khách hàng để có thể nhận được yêu cầu sau đó thì sẽ chuyển yêu cầu của khách hàng cho team nội bộ. Điều thú vị ở đây đó là những người làm việc trong khối ngành BA làm việc với rất nhiều khách hàng còn hơn cả đội ngũ chăm sóc PM và đôi khi thì sẽ là những người vô cùng thân thiết có thể giúp đỡ cho công ty có thêm nhiều khách hàng hơn.
BA là gì?
Trong quá trình làm việc đối với khách hàng có thể BA sẽ nhận ra rằng Khách hàng cần phải có thêm nhiều hệ thống làm việc khác và BA sẽ là người phân tích các ưu nhược điểm của từng hệ thống cho khách hàng của mình để đưa ra yêu cầu và giải pháp cho khách hàng. Từ đó thì BA đã gián tiếp làm những công việc liên quan tới sale và đem lại những dự án công việc cho công ty của mình.
II. Hướng dẫn cách viết mẫu CV nhân viên BA
1. Thông tin cá nhân trong mẫu CV nhân viên BA
a. Phần thông tin cá nhân
Personal information- một trong những thông tin vô cùng quan trọng được để ý đầu tiên trong mẫu CV nhân viên BA. Đối với thông tin của bạn, bạn cần cung cấp đầy đủ dễ dàng để nhà Tuyển dụng nhận biết và phân biệt được bản thân mình đối với các ứng viên khác. Như đã biết thì điều này thì có thể giúp cho nhà Tuyển dụng tránh việc là bạn bị nhầm lẫn đối với những ứng viên khác khi mà bạn ứng tuyển vào cùng một vị trí nhân viên phân tích kinh doanh BA hiện nay. Đối với các thông tin liên quan tới cá nhân bạn nên đề cập và cung cấp trong cv xin việc của mình gồm có là họ và tên ngày tháng năm sinh các thông tin về địa chỉ cư trú và địa chỉ email cùng với đó là số điện thoại, giới tính và cả quê quán của bạn. Đặc biệt đối với phần thông tin này thì bạn cần phải chú trọng đến những yếu tố tên email và ảnh đại diện của mẫu CV nhân viên BA. Bạn hãy lựa chọn những thông tin email sao cho thật nghiêm túc và phù hợp đối với công việc cũng như là lựa chọn một ảnh trong CV rõ mặt đặt chỉnh chu không Photoshop quá đà để tạo được thiện cảm đối với nhà Tuyển dụng nhé.
Phần thông tin cá nhân trong mẫu CV nhân viên BA
Bên cạnh đó đó thì bạn cũng cần phải chú ý tới các thông tin như là chữ viết in hoa và việc dùng các chữ cỡ to hơn để có thể làm nổi bật thông tin này ở trong mẫu CV nhân viên BA của mình.
b. Điểm mạnh, điểm yếu
Điểm mạnh và điểm yếu là một trong những thông tin rất quan trọng trong tất cả các loại cv xin việc không chỉ riêng gì khi mẫu CV nhân viên BA (business system analyst). Mục này sẽ cho nhà Tuyển dụng biết được rằng ứng viên của họ có những gì và có thực sự phù hợp với vị trí này hay không.
Đối với điểm mạnh trong cv xin việc Business analyst các bạn cần ghi những điểm mạnh liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển. Một số các điểm mạnh liên quan đến công việc BA như là có kỹ năng giao tiếp tốt, có trí nhớ tốt về các thông tin thông số sản phẩm, có nền tảng liên quan tới Chăm sóc khách hàng như là làm telesale hoặc đã từng làm sale,..
Còn đối với những yếu tố liên quan tới điểm yếu, đây một trong những thứ mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay cảm thấy khó khăn khi viết mẫu CV nhân viên BA của mình. Bởi vì nếu như không viết điểm yếu một cách khôn khéo thì có thể gây mất điểm đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên thì cũng không nên cố gắng để che giấu điểm yếu đó. Bạn hãy thành thật về những điểm yếu của bản thân mình và hãy đưa ra được phương hướng giải quyết cách để sửa chữa điểm yếu đó. Điều này thì sẽ làm cho nhà Tuyển dụng tin tưởng vào bạn hơn và từ đó thì sẽ có ấn tượng tốt đối với cv xin việc business system analyst của bạn.
Xem thêm: Tổng hợp tài liệu học tự học Business Analyst hiệu quả nhất từ A tới Z
2. Mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV nhân viên BA
Mục tiêu nghề nghiệp luôn là một phần được đánh giá là thể hiện hiện cá nhân rất tốt. Do vậy bạn hãy cố gắng để để hoàn thiện phần này sao cho chuẩn nhất. Đây là phần giúp các nhà Tuyển dụng hiểu được rằng định hướng công việc của bạn như thế nào và có được những đánh giá tốt hơn về các tổng thể con người, Mục tiêu của bạn. Nhà Tuyển dụng thường sẽ luôn có một sự ưu ái nhất định đối với những cv xin việc sở hữu Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng cụ thể và Cùng với đó là sự ngắn gọn đầy đủ. Bạn hãy chú ý đến mục tiêu nghề nghiệp có hai loại mục tiêu là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Cách viết của chúng thì sẽ được thể hiện như thế nào? Hãy cùng tham khảo và sử dụng trong mẫu mẫu CV nhân viên BA ở dưới đây:
- Mục tiêu ngắn hạn: Được thể hiện bản thân và làm việc trong một môi trường có sự chuyên nghiệp năng động, từ đó thì có thể trau dồi cho bản thân mình thêm nhiều kiến thức về chăm sóc khách hàng, phân tích hoạt động hành vi khách hàng, được cống hiến công sức của bản thân mình và trong sự phát triển của doanh nghiệp.
- Mục tiêu dài hạn: được trở thành một nhân viên cao cấp sở hữu trình độ chuyên môn cao. Trong vòng từ 3 cho tới 5 năm tiếp theo sẽ trở thành quản lý của đội ngũ business system analyst.
Các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về vị trí công việc của một BA để có thể đưa ra được cho mình mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cũng như là có sức thuyết phục nhất. Trên đây chính là phần Ví dụ của chúng tôi. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể dựa trên những mục tiêu thực sự của bản thân mình để khi được những loại mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sao cho phù hợp đối với công ty và doanh nghiệp đó. Mỗi một người thì đều sẽ mang trong mình mục tiêu công việc khác nhau. Do vậy, Người nào biết đặt mục tiêu cho cuộc sống của mình thì có thể đưa ra được những những kế hoạch làm việc và hoàn thiện kế hoạch để đạt được mục tiêu thành công trong công việc và cuộc sống.
3. Quá trình học vấn trong mẫu CV nhân viên BA
Thông tin về quá trình học vấn nên tảng giáo dục của bạn là một trong những thông tin vô cùng quan trọng mà nhà Tuyển dụng Chú ý tới đặc biệt đối với vị trí BA trong các doanh nghiệp hiện nay. Để có thể trở thành một Business analyst tốt thì bạn cần phải có được lợi thế về quá trình học vấn và Đào tạo của mình ngay từ bậc đại học trở lên. Bạn ghi phần này ở trong mẫu CV nhân viên BA của mình bắt đầu từ Đại trình độ đại học và nếu như bạn có tham gia vào các khóa học là hoặc là các tổ chức có liên quan tới khối ngành này bạn cũng nên ghi vào đấy
Bạn hãy cung cấp các thông tin một cách đầy đủ cả về trường mà bạn học, cấp mà bạn học cũng như là năm học và điểm tốt nghiệp của bạn để có thể chứng minh được cho nhà Tuyển dụng rằng bạn đã có một quá trình học tập như thế nào. Nếu như bạn từng đạt được học bổng và bạn từng tham gia vào những khóa học có chứng chỉ bạn cũng nên ghi đó vào trong mẫu CV nhân viên BA của mình và sau đó thì gửi kèm theo chứng chỉ bản mềm hoặc bản photo công chứng để nhà Tuyển dụng có được cái nhìn toàn diện nhất của về quá trình học vấn của bạn nhé.
4. Kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV nhân viên BA
Kinh nghiệm làm việc là một mục vô cùng quan trọng nó có thể để để cập đến những điều mà bạn đã từng làm trong quá khứ và gây ấn tượng với nhà Tuyển dụng. Bạn hãy đề cập một cách ngắn gọn những thông tin đầy đủ mà bạn đã tham gia được. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh rằng bạn đã tham gia vào những vị trí nào và bạn là một người có kinh nghiệm thích hợp với vị trí BA như thế nào.
Nếu như bạn đã từng làm những công việc ở những vị trí tương đương hoặc là những công việc ở những vị trí có liên quan sẽ là một trong những lợi thế vô cùng lớn cho bạn khi bạn ứng tuyển vào vị trí công việc này. Thông qua những kinh nghiệm mà Bạn đã trải qua và bạn đã cung cấp nó cho nhà Tuyển dụng thì sẽ giúp cho họ có thể có được cái nhìn toàn diện và đánh giá cao về bạn. Từ đó thì bạn sẽ có những lợi thế nổi trội so với những ứng viên khác.
Kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV nhân viên BA
Bạn hãy trình bày những kinh nghiệm làm việc của bản thân bắt đầu với những thông tin là từ tên công ty cũ cũng như là thời gian mà bạn đã từng làm việc ở đó, vị trí bạn nhận được khi làm việc và mô tả một chút ngắn gọn về công việc mà bạn đã thực hiện ở công ty cũ đó như thế nào. Để có thể chứng minh và thể hiện tốt nhất được kinh nghiệm của bản thân mình liên quan tới vị trí BA, bạn hãy cố gắng thể hiện một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ về những kinh nghiệm mà đã tích lũy được là gì, thông qua những dự án thì bạn đã rút ra được bài học như thế nào và bạn đã đạt được những những mục tiêu gì. Đây chính là bàn đạp để bạn có thể vươn lên giúp bạn ứng tuyển vào một môi trường tốt hơn và công ty bạn mong muốn.
Một lưu ý vô cùng quan trọng rằng nếu như mà bạn là một người làm nhiều công việc và nhảy việc khá nhiều thì bạn hãy thực sự ghi ở trong mẫu CV nhân viên BA của mình những công việc có liên quan tới khối ngành BA này, đừng cố gắng lan man và thể hiện với các nhà Tuyển dụng rằng mình đã làm nhiều công việc khác nhau. Bởi vì điều này có thể gây tác dụng ngược lại, nhà Tuyển dụng nghĩ bạn là một người nhanh chán và không có sự tôn trọng nhất định đối với công việc của mình do vậy thì bạn mới nhảy việc nhiều như thế.
5. Kỹ năng trong mẫu CV nhân viên BA
Đối với kỹ năng, đây là một trong những phần cũng khá quan trọng trong mẫu CV nhân viên BA. Theo đó thì những kỹ năng mà bạn nên trong CV cần phải có sự phù hợp nhất định đối với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.Bạn cố gắng tránh đưa ra những kỹ năng chung chung mà hãy đưa ra những kỹ năng thật sự sát về công việc của mình. Đối với khối ngành BA thì một số kỹ năng quan trọng chẳng hạn như là:
Xem thêm: Trả lời mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn ấn tượng nhất
III. Các lưu ý khi viết mẫu CV nhân viên BA
Thông qua những thông tin mà chúng tôi đưa ra về cách viết CV Business system analyst, chắc bạn đã phần nào sự hiểu và biết cách viết được mẫu CV nhân viên BA rồi đúng không nào? Tuy nhiên để mẫu mẫu CV nhân viên BA của mình trở nên hoàn hảo hơn các bạn cũng cần phải có một số những lưu ý quan trọng như chúng tôi chuẩn bị nói dưới đây:
- Chú ý tới những lỗi sai nhỏ nhưng nhưng gây nên sự mất thiện cảm cho nhà Tuyển dụng như là viết sai chính tả viết hoa lung tung
- Bạn tuyệt đối đừng có một sự gian lận hoặc thổi phồng bất kỳ điều gì trong mẫu CV nhân viên BA của mình bởi vì nhà Tuyển dụng hoàn toàn có khả năng sử dụng kinh nghiệm của họ để nhận ra được năng lực và kinh nghiệm thực sự của bạn
- Bạn hãy hoàn thiện trình tự sắp xếp trong mẫu CV nhân viên BA sao cho phù hợp
- Một lưu ý là bạn cần phải chú ý tới màu của doanh nghiệp. Ví dụ như nếu doanh nghiệp có một màu đặc trưng khi bạn hãy chỉnh mẫu CV nhân viên BA của mình mang màu sắc giống với màu của doanh nghiệp. Đây là một tip mà chúng tôi đã đã đúc kết được thông qua rất nhiều CV
- Đối với kinh nghiệm làm việc của bản thân mình, bạn đừng liệt kê chúng một cách khô khan mà hãy nêu ra được bài học thông qua những công việc mà bạn từng làm là gì
IV. Kết luận
Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn các bạn một cách khá chi tiết về cách viết CV xin việc Business analyst. Hy vọng đối với những thông tin về cách viết mẫu CV nhân viên BA chúng tôi chia sẻ ở phía trên đây, các bạn sẽ có thể có được một chiếc mẫu CV nhân viên BA hoàn hảo phù hợp với doanh nghiệp và gây ấn tượng đối với nhà Tuyển dụng để có thể có nhiều công việc mà mình mong ước nhé.