Dù bạn đang theo làm ở lĩnh vực nào, chỉ cần bạn có niềm đam mê với nghề Phân tích nghiệp vụ hay việc làm Business Analyst thì đây là bài viết dành cho bạn. Tìm hiểu ngay những tài liệu tự học để có thể trở thành một Business Analyst xuất sắc nhé.

Business Analyst là người sẽ có rất nhiều những giải pháp cho các nhu cầu của khách hàng, không phải lúc nào các vấn đề cũng được giải quyết bởi những giải pháp phần mềm”. Để có được các giải pháp hiệu quả như thế, người làm Business Analyst cần phải có kiến thức cũng như các kỹ năng vững chắc.

Để giải quyết những yêu cầu, những công việc của Business Analyst, một Business Analyst phải luôn luôn cải thiện cũng như cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình hằng ngày. Vậy Business Analyst là gì? tự học Business Analyst như thế nào? Dưới đây là 1 loạt “kho tài liệu” đáng tin dành cho bạn.

I. Website và Blog học BA 

Business Analyst

Website và blog học Business Analyst

1. Cộng đồng IIBA

Cộng đồng IIBA: Website này cho phép các thành viên tự tạo tài khoản cá nhân, tham gia vào các nhóm để tự học Business Analyst , vào các diễn đàn và đặc biệt là bạn có thể truy cập vào thư viện BA trực tuyến có vô vàn tài liệu hữu ích giúp người làm công việc của Business Analyst phát triển nghề nghiệp của mình

2. Modern Analyst

Modern Analyst: Với 2 mảng quan trọng nổi bật là về nội dung và cộng đồng. Tại trang web tự học Business Analyst này những từ khóa trong tiếng Anh thông dụng mà bạn thường nghĩ đến, chẳng hạn như là “Business Analyst forum” (diễn đàn Business Analyst), “blog” (bài viết), “webinar” (hội thảo), “tool” (công cụ)… là bạn hoàn toàn có thể tìm thấy và tìm hiểu nó tại đây

3. BA Times

BA Times: Là đối tác của IIBA, một blog tự học Business Analyst, BA Times có cả 1 kho tài liệu tiếng Anh phong phú mà bạn có thể tải xuống hoàn toàn miễn phí và tham khảo chúng ở bất kỳ nơi đâu. Không những thế, BA times còn luôn được cập nhật các thông tin các hội thảo sắp diễn ra và hàng loạt bài báo từ nhiều chuyên gia có tiếng trong nghề này.

4. Bridging the Gap

Bridging the Gap: Nếu bạn là một chuyên viên Business Analyst - Phân tích nghiệp vụ vừa chập chững bước vào tìm hiểu công việc của Business Analyst, thì chắc hẳn là bạn nên dừng chân tại trang web này. Với hàng loạt chuỗi các bài viết là những điều thiết thực từ các chuyên gia hàng đầu, đồng thời còn có các tình huống thực tế, tin chắc rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và trưởng thành trong nghề Business Analyst hơn khi tham khảo những bài viết này.

5. Business Analyst

Business Analyst: Bạn sẽ không thường thấy các bài viết về việc làm business analyst được cập nhật thường xuyên ở trên trang này, nhưng với mỗi một bài viết thì chúng lại bắt đầu kích thích suy nghĩ tư duy của bạn, đặc biệt là các bài viết nói về công việc của Business Analyst.

6. BAMentor

BAMentor: Đây là một trang web đào tạo trực tuyến về Business Analyst là gì và cũng là một trong những đối tác của học viện quốc tế IIBA, nếu bạn là một Business Analyst  bước vào nghề đã lâu và đang có ý định lấy chứng chỉ về CCBA hay CBAP,… thì những bài viết hướng dẫn ứng dụng về CCBA hay CBAP trên trang web này sẽ cực kỳ hữu ích và dành cho bạn. Tuy nhiên, các tài liệu tại BAMentor thì hầu hết là không thể tải xuống miễn phí.

7. Adrian Reed’s Blog

Adrian Reed’s Blog: Tuy là blog cá nhân nhưng các bài viết từ Adrian đều khá sâu sắc, thú vị và hấp dẫn. Đa phần là những bài viết của ông sẽ thường nói về Business Analyst là gì? Phân tích nghiệp vụ và các việc quản lý thay đổi (change management)

8. Seilevel Blog

Seilevel: Với các bài viết chia sẻ thực tế từ những việc làm business analyst, họ chia sẻ về công việc và những gì họ học được trong quá trình làm việc, hẳn lời khuyên từ cái bài viết sẽ là nguồn kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể áp dụng ngay vào công việc của mình

9. TECHWELLTM

TECHWELLTM: Khi bạn ghé thăm trang web này, bạn sẽ khá thích thú với phong cách thiết kế và các bài viết được sáng tạo đặc sắc trải rộng trên các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin (Information Technology – IT). Các chuyên gia hàng đầu tại TechWell sẽ góp phần giúp kiến thức của bạn được cập nhật về sự phát triển phần mềm (Development), Kiểm thử (testing), Phân tích nghiệp vụ, Quản lý dự án (Project Management).

10. Practical Analyst 

Practical Analyst: Đây là trang blog cá nhân được làm ra bởi Jonathan Babcock – 1 chuyên gia về Business Analyst và tối ưu hoá quy trình, các giải pháp chuyển giao. Trang blog này sẽ được xem như là một nơi để ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Đó cũng là một phương tiện để ông tương tác nhiều hơn với các chuyên gia về các giải pháp chuyển giao trên toàn cầu.

11. Business Analyst Learnings

 BusinessAnalystLearnings: Đây là Website tổng hợp rất nhiều các tài liệu cho ngành BA, từ các khóa học, sách, trang web cho đến các bài viết có liên quan đến nghề. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều tài nguyên hữu ích cho việc làm business analyst. 

12. Trang thông tin ApexGlobal

Đây là trang tin về nghề của ApexGlobal, nó khá chi tiết và đầy đủ về Business Analyst là gì, vai trò của , các kiến thức hữu ích và các kỹ năng quản lý trong dự án.

13. BACs.vn Blog

BACs.vn Blog: Là đối tác của IIBA và duy nhất tại Việt Nam, BAC có chuỗi các bài viết chuyên sâu về nghề Phân tích nghiệp vụ ở 4 mảng lớn: Kiến thức – Kỹ năng – Nghề nghiệp – Công cụ hỗ trợ lý thuyết và thực tiễn, từ cơ bản cho đến nâng cao, cùng 1 số các bài viết liên quan đến lĩnh vực IT giúp các BAers định hướng về sự phát triển trong nghề.

14. Cộng đồng Business Analyst 

Đây là cộng đồng tập hợp các việc làm business analyst tại Việt Nam, được hoạt động khá sôi nổi. Nhóm thường xây dựng các hoạt động Offline, chia sẻ các kinh nghiệm từ các thành viên. Ngoài ra, các thành viên cũng luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cho những câu hỏi từ Newbie mới.

II. Kênh Youtube học Business Analyst 

Kênh Youtube học Business Analyst 

Kênh Youtube học Business Analyst 

Học Business Analyst qua video youtube là một cách khá hữu hiệu giúp bạn dễ tiếp nhận kiến thức hơn và có được những góc nhìn trực quan hơn. Dưới đây là ba kênh Youtube về Business Analyst được đón nhận nhiều nhất:

1. KnowledgeHut 
2. ZaranTech
3. BACsvn

III. Sách học Business Analyst

Sách học Business Analyst 

Sách học Business Analyst

1. BABOK® Guide v.3:

BABOK® – viết tắt của từ Business Analysis Body of Knowledge®, đây là quyển sách tài liệu “kinh điển” dành cho Business Analyst, do học viện quốc tế IIBA trực tiếp tổng hợp và phát hành. Và với các phiên bản 3.0 được cập nhật mới, tin chắc rằng, những nội dung và kiến thức từ quyển tài liệu này có thể nỏi là “tiêu chuẩn chất lượng của tài liệu Business Analyst ” đã chuyên sâu, nay lại chuyên sâu và dễ hiểu hơn nữa. Cuốn sách bạn đồng hành tốt nhất dành cho các bạn đã và đang tìm hiểu về Business Analyst.

2. Business Analysis For Dummies

Sách học Business Analyst 

Sách học tự học Business Analyst

Đây được xem là một phiên bản thu nhỏ của BABOK® Guide, cuốn sách này phù hợp với mọi cấp độ, nhưng nếu bạn là Business Analyst mới vào nghề thì việc sở hữu một cuốn tài liệu này là một điều rất tuyệt vời bởi mức độ cơ bản và dễ hiểu hơn nhiều so với BABOK® Guide.

Tuy nhiên, dù bạn là người đã có nhiều năm kinh nghiệm với nghề này rồi thì cuốn sách này vẫn có ích cho bạn vì nó sẽ cung cấp cho bạn những công cụ, kỹ thuật hay các thủ thuật trong quản lý dự án Business Analyst đã được nhiều chuyên gia Business Analyst thực hiện thành công. 

3. The Business Analyst’s Handbook

Quyển sách này cung cấp cái nhìn toàn diện về công việc của Business Analyst với các bảng biểu, công cụ và template… để bạn có thể ứng dụng nó dễ dàng vào công việc hằng ngày. Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm 1 chuỗi toolkit dành cho nghề này thì quyển sách này rất phù hợp với bạn đấy!

Ngành Business Analyst là gì? Đây là một ngành rất cần thiết hiện nay nhưng hiện chưa có cuốn sách nào có thể tổng hợp cho bạn được cái nhìn toàn diện về công việc của Business Analyst. Cuốn sách “The Business Analyst’s Handbook” sẽ góp phần giải quyết rắc rối này. Cuốn sách không chỉ mang đến cho bạn kiến thức tổng quan về nghề mà còn tổng hợp cho bạn các công cụ, bảng biểu, checklist, template bạn có thể sử dụng trong các công việc hằng ngày. Dù bạn là Business Analyst mới vào nghề hay đã có kinh nghiệm thì đây vẫn là cuốn cẩm nang rất cần thiết.

Các chủ đề trong sách gồm: Tổng quan về nghề Business Analyst  Hướng dẫn chi tiết về các cuộc họp Business Analyst, Toolkit bao gồm các template, tool, checklist 

4. A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge(r) (Babok(r) Guide)

Sách học Business Analyst 1

Sách học tự học Business Analyst

A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK Guide) Đây là tài liệu tự học Business Analyst  “kinh điển” do IIBA – học viện về ngành lớn trên thế giới trực tiếp tổng hợp và phát hành. 

Cuốn sách này mang đến cho bạn hầu hết những kiến thức quan trọng cần thiết để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp. Các chủ đề quan trọng trong cuốn sách là: Những nguyên tắc chung trong nghề Business Analyst, Quản lý Requirement và cách truyền thông tin,  Phân tích doanh nghiệp, Đánh giá và kiểm định giải pháp, Con Đường Sự Nghiệp IT, Tư Vấn Tìm Việc, Tăng Tốc Nghề Nghiệp Developer Resources.

Nội dung cuốn sách đã được đánh giá cao từ các học viên tại IIBA, các cuộc điều tra của cộng đồng Business Analyst và tham vấn từ các chuyên gia . 

5. REQUIREMENTS GATHERING FOR THE NEW BUSINESS ANALYST: The Simplified Beginners Guide to Business Systems Analysis 

Đây sẽ là tài liệu cho các Business Analyst mới chuyển từ vị trí khác trong team Project chuyển sang. Tài liệu sẽ cung cấp cho bạn những công cụ và kỹ thuật cần thiết mà bạn cần phải sở hữu và sử dụng nó thành thạo để đi từ Newbie đến Super Business Analyst trong một khoảng thời gian ngắn. 

Nội dung cuốn sách gồm có: Vai trò của vị trí này trong một dự án, Hệ thống Phân tích và thiết kế kỹ thuật, Kỹ thuật thu thập và phân tích Requirement, Cách làm các tài liệu phân tích. Bạn sẽ có thể xác định được rõ ràng các nhiệm vụ, vai trò của mình trong nhóm, cách giao tiếp hiệu quả với mọi người, vị trí nào để đạt được mục đích đề ra của dự án, cũng như tạo ra được các tài liệu hữu ích, dễ hiểu phục vụ cho làm việc nhóm.

6. Business Analyst's Mentor Book: With Best Practice Business Analysis Techniques and Software Requirements Management Tips

Tác giả của cuốn sách này là Emrah Yayici. Cuốn sách phù hợp với cả những ai đang mới bắt đầu theo nghề Business Analyst lẫn những ai đã có kinh nghiệm trong nghề. Đặc biệt, cuốn tài liệu dành cho công việc này được viết theo dạng các câu hỏi đáp, với từng case study đều cụ thể và đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tác giả nên rất dễ hiểu.

Nội dung của sách xoay quanh những vấn đề sau: Các kỹ thuật và công cụ cho Business Analyst Agile và Waterfall Quản lý Requirement, khủng hoảng Testing và Automation Testing Thiết kế giao diện người dùng

IV. Kết luận

Có thể nói công việc của Business Analyst đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các bạn trong thời gian qua. Ngành học có tính liên ngành rất cao và cơ hội việc làm luôn rộng mở, nhất là trong thời buổi 4.0 như hiện nay. Vậy hy vọng những kiến thức 123job chia sẻ trên đây đã giúp bạn có những kiến thức và kỹ năng để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp.