Để thành thạo trong bán hàng cần phải trải qua một quá trình đào tạo. Đào tạo nhân viên bán hàng là gì? Các bước đào tạo nhân viên bán hàng, Các cách đào tạo nhân viên bán hàng... sẽ là nội dung của bài viết dưới đây.
I. Phương thức chiêu mộ được nhân sự tốt
Tìm kiếm nhân sự không khó, thế nhưng tuyển dụng được các nhân viên thực sự tốt, chất lượng lại cần một số cách thức nhất định để làm điều này. Chúng tôi xin đưa ra 3 phương thức chiêu mộ được nhân sự tốt được dùng phố biến sau đây:
1. Dùng chế độ đãi ngộ tốt hơn đối thủ cạnh tranh
Đây là phương pháp đòi hỏi doanh nghiệp phải có lợi thế về thương hiệu, tiềm lực tài chính hoặc những chính sách vượt. Đối thủ cạnh tranh là một doanh nghiệp có “tầm” nên nhân sự đều là những thành phần chất lượng. Việc đề ra các chế độ tốt hơn như tăng mức lương, tăng trợ cấp, hoa hồng… là một trong những cách thu hút những nhân sự tiềm năng này về doanh nghiệp của bạn.
2. Tìm trên những trang thông tin tuyển dụng
Rõ ràng đây là phương pháp rất phổ biến và hiện tại được cách doanh nghiệp triển khai hàng tháng, quý để bổ sung nhân lực cho mình. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần chọn lọc kỹ lưỡng các hồ sơ bởi có vô vàn ứng viên trình độ khác nhau ứng tuyển.
3. Tìm nhân sự thông qua bên thứ ba
Còn gì tuyệt vời hơn nếu như bạn được một chuyên gia đào tạo nhân viên bán hàng tiến cử 1 vài anh chàng/cô nàng phù hợp với công việc bán hàng tại doanh nghiệp của mình. Tuyệt vời hơn nữa nếu đó là nhân sự đã được đào tạo trong một môi trường bài bản của đơn vị chuyên đào tạo kỹ năng bán hàng. Lời giới thiệu của các cá nhân, doanh nghiệp uy tín là điều vô cùng may mắn đối với doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng nhân sự.
II. Đào tạo nhân viên là gì?
Đào tạo nhân viên là gì?
Đào tạo là chuyển các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm, các hành vi và cảm nhận của người này cho người khác thông qua sự hướng dẫn. Như vậy, đào tạo nhân viên là quá trình tập trung vào việc giảng dạy nâng cao kỹ năng, cập nhật thông tin nhân viên và hướng dẫn họ cách hoàn thành công việc. Mục đích của việc đào tạo là để cải thiện hoạt động của nhân viên hoặc để giúp nhân viên đạt được mức độ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đem lại hiệu quả cho công việc.
III. Các bước đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả
Đối với hầu hết các cửa hàng bán lẻ thì việc luân chuyển nhân viên bán hàng diễn ra thường xuyên, việc nhân viên nghỉ việc và tuyển nhân viên mới luôn khiến các chủ cửa hàng đau đầu. Để tiết kiệm thời gian, các chủ cửa hàng nên xây dựng một quy trình đào tạo nhân viên bán hàng phù hợp với cửa hàng mình. Để đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả như quy trình đào tạo nhân viên bán hàng của vinamilk, thông thường sẽ diễn ra các bước sau:
1. Đào tạo về kiến thức sản phẩm
Sau khi tuyển dụng nhân viên bán hàng, chủ cửa hàng cần đào tạo cho nhân viên bán hàng nắm rõ về sản phẩm của cửa hàng mình. Các loại sản phẩm mà cửa hàng cung cấp, công dụng, lợi ích của sản phẩm, đối tượng khách hàng sử dụng phù hợp. Việc nắm rõ về sản phẩm mình bán là vô cùng quan trọng, giúp nhân viên tư vấn tốt và tự tin khi bán hàng.
Ngoài ra, chủ cửa hàng cũng nên cung cấp cho nhân viên kiến thức về các sản phẩm cạnh tranh, lợi thế so sánh giữa sản phẩm của cửa hàng mình so với các đối thủ, điều này giúp nhân viên tư vấn và thuyết phục khách hàng tốt hơn.
2. Đào tạo về văn hóa làm việc cho nhân viên
Việc tạo dựng văn hóa làm việc không những giúp cho việc kinh doanh hiệu quả mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của cửa hàng bạn trong mắt khách hàng. Các văn hóa mà cửa hàng nên hướng tới như văn hóa trung thực, văn hóa hòa đồng, cởi mở, văn hóa giúp đỡ đồng nghiệp...
3. Đào tạo các kỹ năng bán hàng
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đào tạo, một nhân viên bán hàng cần có những kỹ năng cơ bản như:
- Kỹ năng chào: Khi khách hàng bước vào cửa hàng, việc đầu tiên nhân viên bán hàng cần làm là chào với một nụ cười thân thiện, và đừng quên chào khách hàng khi họ ra về, nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy gần gũi và có thiện cảm với bạn.
- Kỹ năng hỏi: Những câu hỏi thông minh, khéo léo giúp nhân viên bán hàng nắm được nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu đó.
- Kỹ năng thuyết phục: Nhân viên bán hàng cần nắm rõ về sản phẩm và lợi ích của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn và tin vào sự lựa chọn đó.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Chủ cửa hàng cần hướng dẫn nhân viên bán hàng cách xử lý những tình huống thường xảy ra khi bán hàng để có thể chủ động như khi khách hàng giận dữ, khách hàng từ chối, khách hàng khiếu nại…
Với các nhân viên mới, chủ cửa hàng nên ghép ca gồm 1 nhân viên mới với một nhân viên có kinh nghiệm để nhân viên mới có thể học hỏi được các kinh nghiệm xử lý tình huống trong thực tế.
4. Hướng dẫn nhân viên sử dụng các công cụ bán hàng
Hướng dẫn nhân viên sử dụng các công cụ bán hàng
Sử dụng các công cụ bán hàng giúp quy trình bán hàng thuận tiện đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu cửa hàng sử dụng phần mềm bán hàng, chủ cửa hàng cần hướng dẫn nhân viên các quy trình và thao tác bán hàng bằng phần mềm để có thể bán hàng nhanh chóng và chính xác.
5. Tạo môi trường để chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên
Chia sẻ các tài liệu, cùng nhân viên tham dự các hội thảo về bán hàng, hay tổ chức các buổi tổng kết để chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên tại cửa hàng không những giúp nhân viên nâng cao kỹ năng mà còn tạo ra sự gắn kết giữa người quản lý với nhân viên và giữa các nhân viên với nhau.
IV. Gợi ý các cách đào tạo nhân viên bán hàng
1. Đào tạo nhân viên bán hàng từ những kỹ năng cơ bản nhất
Nhân viên bán hàng cần chú trọng rất nhiều kỹ năng, nhất là những kỹ năng cơ bản. Khi nhân viên bán hàng thiếu những kỹ năng cơ bản quan trọng, nó sẽ là rào cản để đào tạo nhân viên những kỹ năng cao hơn.
2. Tổ chức các buổi gặp mặt, hội thảo chuyên môn
Các buổi giao lưu này là cơ sở cho sự tiếp thu các quá trình đào tạo. Chính từ những câu chuyện từ những người đi trước, những vấp ngã, thành công mang lại cho họ là động lực cho nhân viên bán hàng rút ra kinh nghiệm cho bản thân, để lại những bài học quý báu mà không phải ở đâu cũng học được.
3. Kết nối tăng cường giao lưu giữa các bộ phận
Đào tạo nhân viên bán hàng cần đào tạo kỹ năng làm việc nhóm, giúp nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng. Quản lý cần phải bố trí không gian làm việc lẫn các công cụ cần thiết, nó giúp các bộ phận đào tạo nhân viên dễ dàng kết nối và tương tác với bộ phận khác. Nhân viên phải được hỗ trợ đầy đủ kiến thức lẫn kỹ năng để phối hợp, giải quyết mọi sự cố với khách hàng online, qua các bộ phận trong công ty.
4. Đào tạo “chéo” cho nhân viên bán hàng
Các quản lý hãy phân công những nhân sự có kinh nghiệm lâu năm, và có khả năng truyền đạt để hướng dẫn người mới. Người mới sẽ được người cũ hỗ trợ để dần dần nắm vững mọi kỹ năng cần thiết, làm quen nhanh chóng với công việc. Những kinh nghiệm thực tế từ đồng nghiệp sẽ là bài học quý giá với mỗi nhân viên mới bước chân vào nghề.
5. Đào tạo nhân viên bán hàng trực tuyến
Với hình thức đào tạo nhân sự trực tuyến, nhân viên có thể ôn đi ôn lại kiến thức hàng ngày, nâng cao kỹ năng tốt dần lên. Với hình thức đào tạo trực tuyến, doanh nghiệp sẽ giảm bớt chi phí đào tạo nhân viên như thuê giảng viên, thuê phòng ốc, sắp xếp thời gian,… Đồng thời, nó còn giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận bài học của nhân viên bán hàng.
V. Tham khảo nội dung một buổi đào tạo nghề
Phần 1: Cái nhìn tổng quan về công việc bán hàng
- Những thú vị của công việc bán hàng
- Tạo hình ảnh đại sứ Thương hiệu cho công ty
- Cơ hội hoàn thiện mình qua việc gặp gỡ khách hàng
- Tự quyết định đến thu nhập cho chính mình
- Nâng cao tinh thần phục vụ mọi người
- Là lộ trình để thăng tiến trình trong sự nghiệp của mình
Phần 2: Rèn luyện tính cách người bán hàng
- Có mục tiêu doanh số bán hàng rõ ràng và cam kết thực hiện kế hoạch đến cùng
- Chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng của mình
- Tự tin vào những giá trị bản thân và những giá trị sản phẩm
- Kiên trì trong việc tư vấn bán sản phẩm
- Luôn tạo năng lượng tích cực cho bản thân mình trong suốt quá trình bán hàng
Phần 3: Các bước trong quá trình bán hàng
- Tìm hiểu những thông tin khách hàng
- Tiếp cận với khách hàng
- Giới thiệu sản phẩm
- Thuyết phục về giá trị, lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng
- Đàm phán và thương lượng về giá cả
- Giải đáp những thắc mắc liên quan đến chính sách chăm sóc khách hàng sao bán hàng
- Chốt lại thương vụ
Phần 4: Kỹ năng tư vấn trong bán hàng
- Thể hiện chữ Tâm xuyên suốt quá trình tư vấn
- Ưu tiên trình bày những điều mà khách đang thực sự cần
- Chỉ nên cung cấp vừa đủ các thông tin cần thiết
- Cho khách thấy sự hiểu biết về chuyên môn, thị trường, xu hướng…
- Tạo được niềm tin cho khách hàng
Phần 5: Giao tiếp với khách hàng
- Sáng tạo trong cách tiếp cận với từng khách hàng
- Tạo ấn tượng ban đầu: nụ cười, hành động trang nhã, cách chào hỏi,…
- Tư thế và tác phong chuyên nghiệp, lịch sự
- Ngôn ngữ cơ thể tích cực: cử chỉ, ánh mắt
- Phong thái tự tin tạo sức hấp dẫn
- Giọng nói khi trình bày sản phẩm, cần có điểm nhấn mạnh để nêu bật những giá trị của sản phẩm
Phần 6: Kỹ năng tâm lý trong bán hàng
- Cách nhận diện tính cách của khách hàng
- Tạo ra sự ảnh hưởng bằng các thái độ, các kiến thức và kỹ năng
- Hiểu rõ được những mong muốn của khách
- Luôn linh hoạt trong các bối cảnh
- Thể hiện sự ý tứ trong việc chia sẻ
Phần 7: Nắm bắt những tín hiệu cho thấy khách hàng muốn mua
- Hỏi kỹ thêm những thông tin sản phẩm
- Thái độ thân thiện và cởi mở
- Muốn biết rõ hơn về các chế độ bảo hành, hậu mãi
- Xem chi tiết kỹ sản phẩm
- Muốn cung cấp thêm các thông tin để tham khảo
- Yêu cầu giảm giá nhiều lần
- Hỏi thăm them về các dịch vụ khác của Công ty
Phần 8: Nghệ thuật chốt bán hàng
- Đi thẳng vào những lợi ích quan trọng nhất
- Cùng đưa ra lựa chọn với khách
- So sánh tính ưu việt của sản phẩm so với với đối thủ
- Tạo ra sự khan hiếm về sản phẩm
- Phân tích những mất mát nếu khách hàng chưa mua ngay lúc này
- Đưa ra các câu hỏi mà khách hàng phải đồng tình với mình
Phần 9: Chăm sóc khách hàng hiệu quả
- Bán hàng chỉ là bước khởi đầu trong quá trình thành công trong bán hàng
- Duy trì quan hệ để khách hàng bạn cảm thấy ấm lòng
- Giải quyết các sự cố một về khiếu nại, làm hài lòng khách hàng nhanh nhất
- Thể hiện theo đúng các chính sách bảo hành đã cam kết
- Cách kiềm chế cảm xúc bản thân khi khách hàng nóng giận
- Làm cho khách hàng giới thiệu thêm khách hàng cho mình
- Tìm những cách chăm sóc khách hàng sáng tạo và khác biệt nhất
VI. Kết luận
Chung quy lại, để trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc cần những người đào tạo xuất sắc, bài viết đã làm nổi bật lên các nội dung về đào tạo nhân viên bán hàng: các bước đào tạo nhân viên bán hàng, chương trình đào tạo nhân viên bán hàng...Trên đây 123job đã giúp bạn hiểu được các bước đào tạo nhân viên bán hàng, các cách đào tạo nhân viên bán hàng... Hy vọng bài viết có thể giúp cho bạn, chúc bạn thành công!