Lỗi #VALUE! thì Excel thông báo: “Đã xảy ra lỗi đối với công thức bạn vừa nhập” hay “Đã xảy ra lỗi với ô mà bạn đang tham chiếu.” Lỗi này báo rất chung và khó để tìm thấy nguyên nhân chính xác. Vậy cách sửa lỗi Value như nào?

Trong bài viết về lỗi value, chúng tôi sẽ trình bày một vài nguyên nhân phổ biến, cùng với những giải pháp để khắc phục cho lỗi #Value. Có thể bạn sẽ cần thử một hay nhiều giải pháp mới có thể khắc phục được lỗi cụ thể của mình. Hãy cùng 123job tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi value qua bài viết dưới đây nhé!

I. Lỗi Value đối với các khoảng trắng trong ô trống

Cách sửa lỗi value trong Êxcel đơn giản và nhanh chóng
Cách sửa lỗi value trong Excel đơn giản và nhanh chóng

Trên thực tế thì chúng ta không thể thấy được các khoảng trắng. Và nhiều khi công thức của bạn có liên quan tới các ô có chứa khoảng trắng đã bị ẩn mà bạn không phát hiện được, bạn có nghĩ đó là ô trống vì vậy sẽ gặp lỗi value.

1. Cách 1: Xử lý các ô trống có chứa dấu cách

  • Bước 1: Tìm kiếm các khoảng trống. Chọn các ô được tham chiếu, sau đó nhấn tổ hợp Ctrl + H để mở hộp thoại thay thế.
  • Bước 2: Loại bỏ các khoảng trống ẩn. Ở trong hộp thoại Find and Replace bạn nhập dấu cách vào trong ô Find what và trong Replace with bạn sẽ không nhập gì. Rồi nhấn Replace All để có thể loại bỏ tất cả các khoảng trắng ẩn.

2. Cách 2: Sử dụng bộ lọc

  • Bước 1: Mở hộp thoại lọc các ký tự ẩn. Trên vùng dữ liệu mà bạn đã chọn các bạn chọn Data -> Filter để mở bộ lọc.
  • Bước 2: Tiến hành lọc. Nhấn chọn biểu tượng lọc ở trên tiêu đề cột và loại bỏ chọn trong ô Select All, sau đó hãy đánh dấu trong hộp kiểm Blanks hay những hộp kiểm không có nội dung gì.
  • Bước 3: Xuất hiện kết quả lọc. Các bạn nhấn chọn các ô trống rồi nhấn phím Delete. Như vậy thì các bạn đã xóa mọi ký tự ẩn trong các ô.
  • Bước 4: Xóa bộ lọc. Xóa bộ lọc bằng cách nhấn chọn vào biểu tượng chọn lọc trên ô tiêu đề sau đó chọn Clear Filter From…

3. Lỗi #VALUE! khi có văn bản hay ký tự đặc biệt

Bạn sử dụng hàm ISTEXT để tìm kiếm ô có chứa văn bản hay ký tự đặc biệt để có thể sửa lỗi #VALUE!

  • Bước 1: Tìm kiếm văn bản hoặc kí tự đặc biệt. Tạo 1 cột ở cạnh cột dữ liệu mà các bạn cần kiểm tra, trong ô đầu tiên của cột hãy nhập công thức hàm =ISTEXT(C6)
  • Bước 2: Sao chép công thức hàm ISTEXT() xuống dưới tất cả các ô còn lại, hàm sẽ trả về các giá trị TRUE nếu ô có chứa văn bản hoặc những ký tự đặc biệt, để trả về FALSE nếu trong ô không chứa văn bản hoặc ký tự đặc biệt.
  • Bước 3: Tiếp theo bạn chọn đến những ô TRUE và xóa văn bản hay các ký tự đặc biệt đó đi thì hàm sẽ không còn lỗi value Cuối cùng, các bạn cũng cần xóa cột mà bạn tạo ở bước 1, và kết quả sẽ không còn báo lỗi value.

II. Cách sửa 8 lỗi thường gặp trên Excel, Google Sheets chi tiết, đơn giản

1. Lợi ích

Để giúp bạn biết nguyên nhân của các lỗi hay gặp trong Google sheet, Excel.
Đưa ra những giải pháp nhanh gọn và cụ thể, chi tiết để có thể sửa lại các phép tính đang sai. Sau đó có gợi ý trong những phương pháp để có thể khắc phục lỗi qua các bước đơn giản và hiệu quả nhất.

2. 8 lỗi thường gặp trong Google Sheets và Excel

2.1. #N/A

Lỗi #N/A thường có trong hàm sau đây: hàm VLOOKUP, hàm HLOOKUP, hàm MATCH, hàm LOOKUP

Lý do bạn thường gặp trong lỗi #N/A: Không tìm được giá trị cần tìm.

Cách khắc phục lỗi #N/A: Kiểm tra lại các bảng dữ liệu để đối chiếu trong các hàm tìm kiếm rồi sắp xếp dữ liệu so sánh ở trong bảng theo giá trị từ nhỏ đến giá trị lớn nhất. Đảm bảo những dữ liệu tìm kiếm và đối chiếu sẽ phải cùng một kiểu định dạng dữ liệu đồng thời giá trị của dữ liệu để tìm kiếm không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất của dữ liệu đối chiếu. Lồng các hàm tìm kiếm cùng với hàm xử lý lỗi IFNA hay IFERROR để giá trị trả về sẽ không bị lỗi #N/A.

2.2. #VALUE!

Có thể nói, lỗi #VALUE chính là một trong những lỗi thường gặp nhất khi sử dụng công thức hàm Excel. Đây là cách Excel thông báo lỗi value cho chúng ta rằng có vấn đề đối với công thức hoặc vùng bảng tính được tham chiếu. Vấn đề ở đây là gì thì còn tùy vào công thức mà bạn đang sử dụng khi bị lỗi value trong Excel
Lỗi #VALUE thường có trong hàm sau đây: AVERAGE, SUM, CONCATENATE, hàm VLOOKUP, SUMPRODUCT, hàm COUNTIF, COUNTIFS, hàm FIND và SEARCH.

2.3. #NAME?

Lỗi #NAME? khi mà bạn nhập sai tên hàm ở trong hàm Excel. Khi nhập sai tên trong hàm thì Excel sẽ không gợi ý những chức năng và các tham số tương ứng của hàm đó. Cách khắc phục lỗi #NAME?: Kiểm tra lại từng ký tự có trong công thức từ đầu đến cuối như tên hàm bạn đã được viết đúng chưa và dùng tính năng Function Arguments bằng cách chọn thẻ Formulas (1) > Chọn Insert Function (2).

2.4. ####

Nếu kết quả trong 1 ô sau khi thực hiện ở trong công thức là #### thì nhiều khả năng đây là lỗi đơn giản mà chiều rộng trong cột có chứa ô đó không đủ rộng để có thể hiển thị toàn bộ đủ nội dung.
Lý do thường gặp lỗi ####: Là chiều rộng của cột có chứa ô đó không đủ rộng. 
Cách khắc phục lỗi ####: Bạn chỉ cần nhấn vào thẻ Home (1) > Format (2) > AutoFit Column Width (3)
 

2.5. #REF!

Tổng hợp về tất cả các lỗi thường gặp khi sử dụng Excel
Tổng hợp về tất cả các lỗi thường gặp khi sử dụng Excel
 
Lỗi #REF! thường xuất hiện trong hàm sau đây: hàm VLOOKUP, hàm INDEX, hàm INDIRECT.
Lỗi #REF! khi bạn sử dụng tham số Row (Hàng) hay Column (Cột) của hàm INDEX sẽ không phù hợp.

2.6.  #DIV/0!

Lỗi #DIV/0! thường xảy ra khi trong công thức trong Excel xuất hiện ở phép chia cho 0. Vì vậy phép chia cho 0 không được định nghĩa trong toán học nên đây chính là lỗi và được thể hiện bằng #DIV/0! trong hàm Excel.
Lỗi #DIV/0! thường có trong các hàm trong excel sau đây: Phép chia, hàm QUOTIENT.
Lý do thường gặp lỗi #DIV/0!: Thực hiện các phép chia cho 0 hay không nhập số chia.
Cách khắc phục lỗi #DIV/0!: Để đảm bảo mẫu số của các phân số sẽ không bằng 0 hay các ô chứa số chia không rỗng khi thực hiện những phép tính toán lỗi value trong Excel. Sử dụng thêm hàm IFERROR để có thể kiểm soát lỗi gặp phải nếu có khả năng xảy ra lỗi trong trường hợp chia cho 0.

2.7. #NUM!

Lỗi #NUM! thường có trong những hàm sau đây: Phép nhân lũy thừa, hàm LOGARIT, hàm căn bậc 2, hàm IRR, hàm lãi suất RATE trong Excel.
Lý do thường gặp lỗi #NUM!: Khi một công thức mà bạn yêu cầu tham số là một giá trị số tuy nhiên lại được người sử dụng đưa vào một giá trị không phải là số hay không hợp lệ. Khi kết quả của phép tính trong Excel quá lớn hay quá nhỏ.
Cách khắc phục lỗi #NUM!: Chú ý các điều kiện sử dụng số ( như là: số nguyên, số âm hay số dương,…)

2.8.  #NULL!

Lý do thường gặp lỗi #NULL!: Trong trường hợp bạn chọn không đúng vùng dữ liệu, lỗi value trong hàm Excel không thể hiểu chính xác vùng bạn chọn thì kết quả sẽ xuất hiện #NULL! xảy ra khi công thức lấy ra phần giao nhau giữa 2 vùng không giao nhau.
Cách khắc phục lỗi #NULL!: Kiểm tra lại các vùng dữ liệu ở trong hàm Excel và cập nhật lại.

3. Các mẹo xử lý khi gặp lỗi trong Google, Excel

Khi một công thức đang xuất hiện giá trị lỗi (trừ #N/A) trong một ô, lỗi value trong Excel sẽ hiển thị một biểu tượng báo lỗi hình thoi màu vàng và có dấu chấm than kế bên ô hiển thị lỗi (1), biểu thị rằng nội dung trong  ô vi phạm một trong các quy tắc kiểm tra lỗi value trong Excel. Bạn có thể lựa chọn biểu tượng đó hay nhấn vào thẻ Formulas (2) > chọn Error Checking (3), hệ thống sẽ hiện các tùy chọn bên dưới để nhận biết các lỗi value.

  • Help on This Error: Mở cửa sổ để trợ giúp lỗi cùng với thông tin về loại giá trị lỗi trong ô hiện tại và cách chỉnh sửa lỗi.
  • Show Calculation Steps: Mở hộp thoại xem lại các thao tác tính. Đối với mỗi lần nhấn Evaluate (1), hệ thống sẽ đi qua từng bước có trong phép tính để xem lại kết quả của mỗi phép tính. Nếu một bước bị sai (2) thì hệ thống sẽ hiển thị lỗi trong phép tính đó.
  • Ignore Error: Bỏ qua việc kiểm tra lỗi value cho ô này và loại bỏ nút cảnh báo lỗi value và nút tùy chọn lỗi ra khỏi nó.
  • Edit in Formula Bar: Kích hoạt chế độ Chỉnh sửa rồi đặt dấu nháy ở cuối công thức ở thanh Công thức.
  • Error Checking Options: Mở tab Công thức của hộp thoại Tùy chọn lỗi value trong Excel, bạn có thể chỉnh sửa các tùy chọn được dùng trong việc kiểm tra bảng tính cho lỗi của các công thức.

Ngoài ra còn có các mẹo xử lý lỗi value như sau: Tìm kiếm các giá trị có trong công thức bị gạch chân bằng màu đỏ bởi vì điều này sẽ giúp bạn xác định nguồn gốc lỗi value của bạn. Ví dụ: Trường hợp có quá nhiều dấu ngoặc hay các dấu phụ bị thừa sẽ được tô sáng màu đỏ.
Phương pháp lột củ hành: Để kiểm tra công thức có bao hàm trước, sau đó mới đến công thức nhỏ, chi tiết sau. Đây chính là một cách để phát hiện lỗi value cho các công thức dài và phức tạp hơn. Kiểm tra công thức bao gồm hàm trước, sau đó mới đến công thức nhỏ, chi tiết sau. Rồi, bạn có thể bắt đầu thêm từng hàm một lần nữa và xem độ chính xác bước nào gây ra sự cố và khắc phục lỗi value đó. Tiếp đó là kiểm tra dấu phẩy, chấm phẩy, thứ tự hiển thị ngày tháng năm trong cài đặt.

III. Làm sao để tránh lỗi nhập dữ liệu trong Excel

1. Xác nhận giá trị đầu vào

Những lỗi value thường gặp mà người dùng nên biết

Những lỗi value thường gặp mà người dùng nên biết

Việc dùng tính năng Data Validation trong Excel có thể loại bỏ các dữ liệu không phù hợp khi người sử dụng nhập vào. Tức là bạn sẽ chỉ rõ các điều kiện mà một giá trị cần phải đáp ứng, và khi đó lỗi value trong Excel sẽ bác bỏ các giá trị không đáp ứng để điều kiện đưa ra và thông báo lỗi nhập liệu.

Để xác nhận vùng dữ liệu nhập vào, từ giao diện cửa sổ của MS Excel 2007/2010 bạn duyệt đến thẻ Data, rồi nhấn vào biểu tượng Data Validation và chọn Data Validation (Đối với phiên bản Excel 2003 thì chọn Validation từ danh mục Data), tại cửa sổ hiện ra thì bạn kích vào thẻ Settings, trong khung Validation criteria hãy chọn Decimal cho mục Allow, between cho mục Data và nhập giá trị Minimum và Maximum ở phía dưới rồi nhấn OK để thừa nhận. Ví dụ ở đây chúng tôi nhập giá trị từ 1 đến 1000, khi đó nếu người dùng nhập liệu ngoài vùng dữ liệu này thì lập tức sẽ có thông báo lỗi value trong Excel.

2. Không nên sử dụng tính năng AutoComplete

AutoComplete trong Excel chính là tính năng tự động hoàn chỉnh vùng dữ liệu nhập ngay sau khi người sử dụng nhập giá trị đầu vào phù hợp hoặc có đủ ký tự gần giống với giá trị hiện có. Và như vậy thì AutoComplete sẽ làm giảm thời gian để nhập liệu tuy nhiên nó có thể tăng khả năng nhập liệu sai khi có rất nhiều giá trị giống nhau.

Để có thể vô hiệu hóa tính năng này, bạn nhấn vào nút Office Button rồi chọn Excel Options, trong Panel bên trái hãy kích lên mục Advanced, sau đó bỏ chọn trước dòng chữ Enable AutoComplete For Cell Values và chọn OK (Đối với Excel 2003 bạn nên chọn Options từ Menu Tools, và chọn thẻ Edit).

3. Sử dụng một danh sách động (Dynamic list)

Thêm hoặc xóa những giá trị sẽ không cập nhật các mục trong một danh sách đã xác nhận nếu như chúng ta không sử dụng những tính năng tham chiếu trong Excel khi lỗi value. Đối với lỗi value trong Excel 2007 và 2010, khi chuyển đổi một danh sách đã có thành bảng sau đó tạo một danh sách mới liên kết qua bảng này. Khi đó, nếu người sử dụng thêm hoặc xóa dữ liệu từ bảng thì trong list cũng có thể tự động thay đổi theo.

Trước hết, bạn hãy chọn vùng dữ liệu trong một cột đơn, rồi vào thẻ Insert chọn biểu tượng Table từ nhóm Tables, trong cửa sổ create Table mà bạn đã đánh dấu kiểm trước mục My table has headers rồi nhấn OK. Khi đó toàn bộ dữ liệu ở trong này đã chuyển thành bảng. Bây giờ bạn hãy chọn một ô trống bất kỳ sau đó vào thẻ Data và nhấn chọn Data Validation như trên, tuy nhiên trong thẻ Settings, đối với mục Allow bạn phải chọn List, kích chuột vào ô Soucre và khoanh vùng dữ liệu chính là bảng đã tạo rồi nhấn OK, danh sách vừa tạo sẽ giống như bạn sử dụng các tính năng Filter.

IV. Kết luận 

Bài viết trên đây chính là những hướng dẫn chi tiết về lỗi value trong excel. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn tìm ra cách để khắc phục lỗi value khi tính toán trong trang tính Excel.