Hàng không là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế. Ngành hàng không Việt Nam đang trong quá trình mở rộng, phát triển toàn điện. Đồng thời mang tới nhiều cơ hội việc làm với mức lương vô cùng hấp dẫn. Cùng 123job.vn tìm hiểu về ngành hàng không.

Vậy cơ hội và thách thức khi làm việc trong ngành hàng không là gì? Đâu là những trường đào tạo chuyên ngành hàng không uy tín trên cả nước? Sinh viên ngành hàng không sau tốt nghiệp công tác tại đâu? 

1. Ngành hàng không là gì? Một số nghề nghiệp trong ngành hàng không

Ngành hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải bao gồm hoạt động sản xuất máy móc, khí cụ.. , vận hành, bảo trì và dịch vụ vận chuyển khách hành khách và hàng hóa bằng máy bay. Lĩnh vực này yêu cầu công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến và đội ngũ nhân sự chất lượng cao nhằm đảm bảo an toàn, an ninh đường bay và hiệu quả vận hành. 

Một số vị trí quan trọng có nhu cầu tuyển dụng cao trong ngành hàng không:

Kỹ thuật Dịch vụ
  • Phi công, Huấn luyện bay
  • Nhân viên kiểm soát lưu không
  • Nhân viên cân bằng trọng tải
  • Kỹ sư bảo dưỡng máy bay, Thợ máy
  • Nhân viên cứu hộ hàng không dân dụng
  • Nhân viên bảo vệ, bảo an
  • Tiếp viên hàng không 
  • Thủ tục viên
  • Nhân viên bán vé
  • Nhân viên tiếp nhận, phân loại hàng hóa
  • Nhân viên thông tin 
  • Nhân viên hỗ trợ khách hàng, giải quyết thủ tục bay
  • Nhân viên điều động

ngành hàng không

2. Thuận lợi và khó khăn khi làm việc trong ngành hàng không

2.1. Ưu điểm khi làm việc trong ngành hàng không 

  • Tiềm năng phát triển ngành lớn: Hàng không là một trong những lĩnh vực nhận được sự đầu tư lớn của Nhà nước. Thúc đẩy phát triển ngành hàng không là chính sách quan trọng trong nhiều năm kế tiếp. Điều đó thúc đẩy ngành mở rộng, phát triển, kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao. 
  • Thu nhập hấp dẫn: Mức lương trong ngành hàng không luôn được nhìn nhận là ổn định và hấp dẫn hơn nhiều ngành nghề khác. Thu nhập của từng vị trí khác nhau dựa trên: Số chuyến bay/Khối lượng công việc; trách nhiệm cho vị trí; mức thưởng và hiệu suất làm việc. Mức lương trung bình trong ngành dao động từ 8 - 30 triệu đồng/tháng.
  • Môi trường chuyên nghiệp, năng động: Đặc biệt mảng dịch vụ hàng không là môi trường vô cùng năng động, hoạt động liên tục, nhân sự đều sở hữu chuyên môn cao, năng lực ngoại ngữ, hiểu biết văn hóa - xã hội sâu rộng,... 
  • Cơ hội công tác nước ngoài: Với những vị trí như phi công, quản lý hàng không, tiếp viên hàng không… có tần suất công tác nước ngoài cao. Đây sẽ là cơ hội hấp dẫn với những bạn trẻ đam mê khám phá nhiều quốc gia, điểm đến khác nhau.
  • Đào tạo, học và thực hành song song: Cho phép học viên hiểu sâu, nắm chắc kiến thức và rèn luyện kĩ năng ngay từ khi còn đi học. Nếu nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, bạn chắc chắn có việc làm, vị trí tốt sau sau tốt nghiệp. 
  • Những ưu đãi đặc thù: Nhân viên trong lĩnh vực hàng không thường nhận ưu đãi riêng như vé máy bay trong và ngoài nước,...

2.2. Hạn chế của ngành hàng không

  • Áp lực cao: Nhân viên trong về mảng kỹ thuật hay kinh doanh, dịch vụ hàng không đều chịu áp lực lớn do những tính chất, yêu cầu đặc thù trong ngành. Đặc biệt những vị trí chịu áp lực trực tiếp từ vấn đề an toàn bay như phi công, tiếp viên, kiểm soát lưu không…
  • Thời gian làm việc: Đặc điểm chung của ngành dịch vụ là ‘không có ngày nghỉ’. Nghĩa là dịch vụ hàng không hoạt động liên tục 24/7 và xuyên cá dịp Lễ, Tết. Tất nhiên, công việc của từng cá nhân sẽ được phân chia hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Phần lớn nhân viên làm việc theo ca (ngày, đêm) và thường được phân công làm việc và tăng ca nhiều hơn vào các dịp nghỉ lễ. 
  • Thường xuyên xa nhà: Đặc biệt là dịp Lễ, Tết hay những vị trí đặc biệt như phi công, tiếp viên hàng không. Làm việc theo ca cũng gây ra những xung đột nhất định, khiến bạn có ít thời gian gần bên gia đình hơn. 
  • Thay đổi múi giờ gây ra nhiều rắc rối đối với phi công, tiếp viên….
  • Học tập: Quá trình học tập vất vả (đặc biệt là những vị trí kỹ thuật, an toàn bay) bao gồm cả lý thuyết phức tạp và rèn luyện kỹ năng, sức khỏe, tinh thần khắc nghiệt. 

ngành hàng không

3. Theo học chuyên ngành nào để làm việc trong ngành hàng không?

Để làm việc trong ngành hàng không, bạn có thể lựa chọn theo học một trong những chuyên ngành sau đây: 

  • Quản trị kinh doanh/ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh hàng không/Kinh tế vận tải/Kinh doanh vận tải: Học viên được tiếp nhận những nền tảng kinh doanh; và chuyên môn kinh doanh, khai thác thương mại từ hoạt động bay. 
  • Quản lý hoạt động bay: Học viên được đào tạo về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiến tiến; Lên kế hoạch bay, thủ tục bay cần thiết. 
  • Kỹ thuật hàng không: Học viên được đào tạo kiến thức và thực hành vận hành, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa,... máy bay. 
  • An ninh hàng không: Chuyên ngành đào tạo nhân sự hiểu biết về an toàn bay, kỹ năng thiết lập, đảm bảo an ninh chuyến bay, có đủ năng lực để xử lí những vấn đề an ninh phát sinh. 
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông hàng không: Đào tạo kiến thức và kỹ năng sử dụng, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị viễn thông dùng trong ngành. 
  • Ngành kiểm soát lưu không: Đào tạo khả năng phán đoán, hướng dẫn bay, kiểm soát phương tiện trong khu vực bay được phép, xử lý tình huống phát sinh trong quá trình bay…
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành đào tạo kiến thức về dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thương mại hàng không), cung cấp người học hiểu biết, kỹ năng cần thiết về chăm sóc khách hàng, thiết lập dịch vụ cần thiết đảm bảo trải nghiệm của khách hàng. 
  • Ngành phi công: Ngành đào tạo phi công đủ năng lực, kiến thức, kỹ năng và sức khỏe để đảm nhiệm trọng trách lái máy bay và xử lí vấn đề phát sinh trực tiếp trong chuyến bay. Để trở thành phi công lái máy bay dân dụng, bạn buộc tham gia khóa học được cấp phép bởi Cục Hàng không Việt Nam. Người học trải qua những khóa huấn luyện từ cơ bản, lý thuyết nâng cao tới kỹ năng sử dụng thiết bị bay và kỹ năng bay nâng cao, sử dụng thiết bị. 

4. Học ngành hàng không ở cơ sở đào tạo nào?

Dưới đây là những trường đại học có chương trình đào tạo nhân sự ngành hàng không uy tín tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo: 

  • Trường đào tạo Phi công được phê chuẩn bởi Cục Hàng không Việt Nam: Trường Phi công Bay Việt (Viet Flight Training); Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không (thuộc Tập đoàn Vingroup); Công ty hàng không Tre Việt (Bamboo Airway); Stanford Aviation International Company (SAIC).
  • Học viện Hàng không Việt Nam (VAA): Với những chuyên ngành đặc thù về ngành hàng không như Quản trị kinh doanh; Kinh tế hàng không; Quản lý hoạt động bay; Tiếng Anh hàng không; Kỹ thuật hàng không…
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội: Với chuyên ngành Cơ khí hàng không hoặc Kỹ thuật hàng không (Chương trình Việt - Pháp PFIEV). 
  • Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng: Chuyên ngành Cơ khí hàng không với chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của Tập đoàn UAC (Mỹ).
  • Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội: Công nghệ hàng không vũ trụ, Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông.
  • Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Học viện Phòng không - Không quân

5. Sinh viên chuyên ngành hàng không sau tốt nghiệp công tác tại đâu?

Sinh viên ngành hàng không sau tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng có thể công tác tại các đơn vị sau đây:

  • Các hãng hàng không tại Việt Nam hoặc Quốc tế như Bamboo Airway, Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines,... Với vị trí như nhân viên kinh doanh, tiếp viên hàng không, phi công, quản lý bay, kỹ thuật bay…
  • Công tác tại các cơ quan nhà nước như Cục hàng không Việt Nam với vị trí, nhiệm vụ quản lý chính sách hàng không nói chung. 
  • Cảng cảng hàng không (tổ hợp công trình sân bay, nhà ga, công trình mặt đất phục vụ hoạt động bay, vận chuyển hàng không). Việt Nam hiện có 20 cảng hàng không có mặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Bài, Vinh…
  • Nhà ga hàng hóa ALS, SCSC, ACSV tại sân bay. Đơn vị này có nhiệm vụ xử lí hàng hóa vào/ra sân bay. 
  • Trung tâm quản lý bay: Cơ quan đầu não về hoạt động hàng không với chức năng: Điều hành, cung ứng các dịch vụ không lưu; Hỗ trợ an toàn bay; Điều hòa hoạt động bay dân dụng. Việt Nam hiện có 3 trung tâm quản lý bay đặt tại 3 thành phố trung tâm của 3 miền: Miền Bắc (Nội Bài), Miền Trung (Đà Nẵng), Miền Nam (Tân Sơn Nhất). 

ngành hàng không

6. Nhân viên ngành hàng không cần có những chứng chỉ nào? 

Theo Quy định Khoản 1 Điều 8 Thông tư Thông tư 10/2018/TT-BGTVT, nhân viên ngành hàng không cần có: 

(1) Chứng chỉ chuyên môn như: 

  • Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện theo chuyên ngành được cấp bởi CAAV.
  • Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không; Chứng nhận của cơ sở đào tạo được CAAV công nhận.
  • Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo được công nhận bởi pháp luật Việt Nam. 
  • (Lưu ý) Chứng chỉ chuyên môn cần thiết sẽ khác nhau với từng vị trí việc làm trong ngành hàng không.

(2) Chứng chỉ tiếng Anh: Yêu cầu trình độ, loại văn bằng ngoại ngữ khác nhau với từng vị trí việc làm và cơ sở làm việc. 

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung ngành hàng không, cơ hội và thách thức khi làm việc trong ngành hàng không hiện nay? Hy vọng thông tin trên giúp bạn đọc hiểu thêm về những đặc trưng, yêu cầu và những chuyên ngành đào tạo riêng cho lĩnh vực này. Chúc bạn lựa chọn ngành học phù hợp và thành công với mọi quyết định của mình.