Trong ngành dịch vụ - khách sạn, concierge là một vị trí quan trọng không thể thiếu. Ở các nước tiên tiến, đây là công việc vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, vị trí này còn khá mới ở Việt Nam. Vậy concierge là gì? Cơ hội và mức lương hiện nay ra sao?
I. Concierge là gì?
Concierge là nhân viên phục vụ ở sảnh khách sạn, nhà hàng lớn. Nhiệm vụ chính của họ nhằm hỗ trợ khách hàng. Bên cạnh đó, Concierge còn cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như phối hợp thực hiện hỗ trợ lễ tân khách sạn, nhân viên Doorman và Bellnam.
Concierge có nguồn gốc từ tiếng Pháp và được dịch sang tiếng Việt là người gác cổng. Đây là vị trí phổ biến ở các nước phát triển ngành Du lịch - khách sạn. Đặc biệt, tại các hotel 5 sao hay đẳng cấp, nhân viên Concierge cần xách hành lý cho khách, phục vụ bữa ăn…
Concierge là gì?
II. Trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết đối với một concierge
Concierge service là dịch vụ đặc biệt của những khách sạn lớn nhằm thể hiện sự quan tâm và chăm sóc khách hàng tốt. Đây là một cách hiệu quả để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Vì được coi là hình ảnh thương hiệu nên vị trí Concierge đòi hỏi phải có những kỹ năng và kiến thức chuyên môn quan trọng.
Đầu tiên, giỏi tiếng Anh và thành thạo nhiều ngoại ngữ là điều cần có để đem lại hiệu quả công việc cao. Bởi lẽ, Concierge sẽ thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng đến từ các quốc gia khác nhau. Thật tệ khi bạn không hiểu những gì khách hàng mong muốn phải không?
Tiếp đến, bạn cần giỏi trong việc sử dụng các kỹ năng tin học văn phòng. Các hoạt động như đặt lịch hẹn, phối hợp công việc với các bộ phận khác đều cần sự trợ giúp của máy tính và công nghệ thông tin.
Cuối cùng, ngoại hình ưa nhìn là một lợi thế rất tốt để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, một số kỹ năng cần thiết khác bạn cần rèn luyện là: khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, khả năng phản ứng nhanh, kỹ năng giải quyết vấn đề…
III. Cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn của concierge khi làm việc trong nhà hàng khách sạn
Dù chưa thực sự phát triển song concierge được các chuyên gia trong ngành dự đoán là vị trí công việc có tiềm năng lớn. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu du lịch, thư giãn đang gia tăng nhanh chóng.
Hiện nay, các thông tin tuyển dụng về việc làm hotel concierge được đăng tuyển ở nhiều nguồn khác nhau. Bạn có thể tìm kiếm trên google hoặc các website việc làm như 123job.vn…
Là một concierger, bạn có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn có quy mô lớn nhỏ khác nhau trên toàn quốc. Thông thường, các khách sạn quốc tế sẽ là môi trường lý tưởng cho ứng viên. Không chỉ mức lương cao mà điều kiện làm việc cũng vô cùng tốt. Do đó, bạn hãy cố gắng rèn luyện kỹ năng và tích lũy các kinh nghiệm việc làm cần thiết.
Công việc của nhân viên Concierge là gì?
Xét về mức lương của công việc này, con số sẽ dao động từ 4 - 12 triệu/tháng. Thu nhập của việc làm này phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Địa điểm làm việc: Tại các trung tâm thành phố lớn, mức lương trung bình thường 8 - 12 triệu, cao hơn so với nhân viên cùng vị trí làm việc tại các tỉnh nhỏ lẻ. Điều này có thể giải thích bởi mức sống thành thị có chi phí khá cao và cường độ làm việc vất vả hơn.
- Khả năng của mỗi ứng viên: Năng lực là yếu tố quyết định đến mức thu nhập của bạn? Chẳng phải công việc nào cũng vậy sao?
- Tính chất công việc: Tại một số địa điểm làm việc, concierge đảm nhiệm thêm các công việc hành chính khác hoặc họ đồng thời là lễ tân. Khi đó, mức thu nhập mỗi tháng cũng cao hơn.
- Môi trường làm việc: Tại hệ thống khách sạn, nhà hàng quốc tế, yêu cầu về trình độ nhân sự cao, môi trường làm việc áp lực. Do đó, mức lương cũng lý tưởng hơn.
IV. Công việc của một nhân viên concierge trong nhà hàng khách sạn
“Concierge service là gì?” - Đây là từ khóa có lượt tìm kiếm cao trong ngành dịch vụ khách sạn. Dịch ra tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là dịch vụ concierge.
Trước khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần tìm hiểu kỹ bản mô tả công việc để hiểu hơn về những nhiệm vụ và trách nhiệm cần hoàn thành. Thông thường, các nhiệm vụ công việc chính của một nhân viên concierge là:
1. Concierge chịu trách nhiệm cho thuê mượn trang thiết bị
Đối với công việc này, bạn cần phải hiểu chính xác trang thiết bị mà khách hàng cần cũng như khả năng đáp ứng của khách sạn. Bạn cần xác định về khoản chi phí hay số tiền đặt cọc của khách theo các quy định được nêu cụ thể trong tổ chức. Tiếp đến, sử dụng phần mềm quản lý khách hàng để ghi lại thông tin người thuê và trình các loại chứng từ liên quan cho bộ phận lễ tân.
2. Hỗ trợ khách hàng về mặt kỹ thuật và công nghệ thông tin
Các nhiệm vụ của hoạt động này thường gồm:
- Thực hiện hoạt động hỗ trợ khách hàng khi họ có những thắc mắc hoặc gặp phải vấn đề với công nghệ thông tin như lỗi kết nối wifi…
- Cung cấp mật khẩu đăng nhập mạng wifi nội bộ cho khách
- Giải quyết các vấn đề trục trặc về kỹ thuật ở các phòng như hỏng máy chiếu, lỗi dây kết nối..
3. Hỗ trợ việc tổ chức du lịch
Một nhiệm vụ khác của Concierge chính là hỗ trợ tổ chức hoạt động du lịch. Lúc này, nhân viên Concierge sẽ thực hiện các công việc như:
- Đảm bảo quầy lễ tân có tài liệu du lịch cầm tay
- Cung cấp thông tin đến khách hàng về địa điểm du lịch, các thông tin liên quan đến chuyến du lịch như thời gian khởi hành, số lượng người, loại hình di chuyển…
- Hỗ trợ vận chuyển hành lý cho khách
- Nhắc khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cá nhân cần thiết như hộ chiếu, CMT…
4. Hỗ trợ sắp xếp phương tiện vận chuyển
Đôi khi, khách hàng cần đi luân chuyển đến các địa điểm khác nhau từ khách sạn. Tuy nhiên, họ gặp phải vấn đề về gọi xe. Lúc này Concierge cần hỗ trợ công tác gọi xe cho khách. Đó có thể là đơn vị cung cấp xe từ bên ngoài hoặc từ dịch vụ trọn gói của khách sạn.
5. Concierge cũng chịu trách nhiệm về việc xử lý thư và bưu kiện cho khách
Đây là hoạt động không thường xuyên nhưng cũng là một phần công việc của nhân viên Concierge. Các đầu mục công việc sẽ gồm:
- Xác nhận tin nhắn của khách hàng cũng như xác định địa chỉ gửi đến của bưu kiện…
- Sắp xếp, lưu trữ tài liệu để tránh thất lạc
- Kiểm tra thông tin khách hàng trước khi giao bưu phẩm cho khách
Tiếp nhận các bưu phẩm cho khách là một phần công việc của Concierger
6. Sắp xếp thời gian báo thức
Một số khách hàng thường bận rộn trong công việc nên đôi khi quên hay chậm trễ trong các lịch hẹn. Lúc này, Concierge cần có nhiệm vụ gọi điện, nhắc nhở trước về thời gian diễn ra các cuộc hẹn, lịch trả phòng, lịch nhận phòng. Họ có thể nhắc trước 1 tuần, 1 ngày hoặc 10 phút tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.
V. Kết luận
Hiện nay, vị trí Concierge còn khá mới ở nước ta cũng như mức lương tại Việt Nam chưa thực sự gây ấn tượng với ứng viên. Tuy nhiên, với tình hình và tốc độ phát triển ngành dịch vụ trong những năm gần đây, Concierge sẽ là vị trí được dự báo có nhiều biến chuyển tích cực trong những năm tới.