Công nghệ thông tin đang là một ngành rất “hot” tại Việt Nam vì Việt Nam đang trên con đường phát triển Công nghiệp hóa hiện đại hóa và đang rất cần nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Hãy cùng 123job tìm hiểu ngành nghề này nhé!

I.Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là gì

Công nghệ thông tin trong thời đại 4.0

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993:

Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".

Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.

II. Vai trò của ngành công nghệ thông tin đối với cuộc sống

Công nghệ thông tin

Vai trò của công nghệ trong cuộc sống

1. Giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn

Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, khi Internet chưa hình thành thì việc trao đổi, trò chuyện giữa con người ở các khu vực khác nhau là cực kì khó khăn. Có những lá thư, những bưu kiện cả tháng mới được nhận, nên việc nắm bắt thông tin kịp thời là không thể. Giờ đây khi công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng hầu khắp các khu vực trên Thế giới thì việc liên lạc, nắm bắt thông tin một cách dễ dàng hơn. Những cuộc gọi video, những email nhanh chóng được hồi âm, các không gian mạng xã hội chúng ta đang sử dụng là những thành quả, bước tiến lớn trong sự phát triển chung của nhân loại.

2. Giúp việc sử dụng tiền trở nên thuận lợi

Khi bạn đói mà lại không muốn nấu ăn, cũng ngại ra đường mua đồ thì giờ đây đã có các ứng dụng như Now, Grabfood, Gofood… sẽ giao hàng tận nhà bạn. Các giao dịch ngân hàng chỉ cần qua điện thoại mà bạn không cần ra tận nơi thanh toán, cũng không cần ngồi chờ cả hàng dài mới đến lượt. Bạn có thể đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay mà không cần qua bất cứ một ai hay một quầy thanh toán nào, chỉ cần app điện thoại và ngồi nhà đặt. Tất cả những tiện ích trên đều là sự phát triển của công nghệ thông tin mà ra.

3. Giúp việc học trở nên hào hứng hơn

Những bài học cũ mèm khiến bạn chán chường, những lời giảng của thầy cô khiến bạn không thể hình dung, liên tưởng được thì máy chiếu, màn hình led, các phòng thí nghiệm chính là nơi cho bạn những hình ảnh sinh động nhất, những ví dụ trực quan nhất khiến bạn có thể thỏa sức khám phá, sáng tạo. Chưa kể đến những khóa học thêm online tại nhà, bạn có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn nữa.

4. Giúp sản sinh nhiều công việc mới

Lập trình viên, thiết kế website, chuyên viên phát triển phần mềm,… là một số những công việc chỉ có thể tồn tại nhờ sự có mặt của công nghệ thông tin.
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn trợ giúp rất nhiều trong lĩnh vực y tế sức khỏe, nông nghiệp, pháp y,… Nếu bạn chọn ngành này để theo đuổi thì hãy yên tâm đây là một lĩnh vực lúc nào cũng cần thiết và có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống loài người.

III. Ngành công nghệ thông tin

1. Ngành công nghệ thông tin học là gì? Gồm những chuyên ngành nào?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói nôm na, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ví dụ bạn đang đọc bài viết này của 123job cũng chính là sản phẩm của ngành công nghệ thông tin đó. Để đưa bài viết này tiếp cận được với bạn đọc thì chúng tôi phải xây dựng một hệ thống dữ liệu (công nghệ) để biên tập viên có thể nhập bài viết. Sau đó, để độc giả cảm thấy thoải mái khi đọc các bài viết này, chúng tôi tiếp tục xây dựng và thiết kế giao diện website (công nghệ) để sản phẩm cuối cùng là những bài viết (thông tin) có thể tiếp cận đến bạn đọc một cách tối ưu nhất. Trong trường hợp này, người học Công nghệ thông tin sẽ có nhiệm vụ xây dựng hệ thống dữ liệu và website nhằm đem đến những bài viết trực quan sinh động phục vụ người dùng.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành đang "hot" nhất hiện nay và trong tương lai đó là Kỹ thuật phần mềm và an toàn thông tin.

2. Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Ở đâu?

Có rất nhiều lựa chọn cho sinh viên theo học Công nghệ thông tin trong việc ra trường xin việc và làm việc như thế nào:

  • Đối với ngành kỹ thuật phần mềm, sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, Kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản trị dự án, Giám đốc kỹ thuật.
  • Đối với ngành Thiết kế đồ họa sinh viên ra trường sẽ có thể làm việc trong các công ty chuyên về thiết kế đồ họa, các công ty về game, các studio ảnh, hoặc các công ty về xây dựng front-end cho website...
  • Đối với ngành Mạng máy tính sinh viên ra trường sẽ làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây tại nơi làm việc hoặc trở thành các kỹ sư cầu nối về mạng tại các tập đoàn lớn hay các công ty nước ngoài tại Nhật Bản hoặc Mỹ...
  • Đối với ngành An toàn thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính...
  • Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.

3. Học ngành CNTT làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:

  • Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;  
  • Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
  • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
  • Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
  • Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí...
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.

IV. Các trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất

1. Các trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất

Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đều có đào tạo về chuyên ngành Công nghệ thông tin nên thí sinh yêu thích và mong muốn làm việc trong ngành công nghệ thông tin có rất nhiều các lựa chọn. Nếu các bạn chọn học đại học thì Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đông Đô, Đại học Thành Tây, Đại học FPT, Đại học Thành Đông, Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học Khoa học Tự nhiên...đều là các trường đại học uy tín hàng đầu cả nước đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin hiện nay.

Còn nếu lựa chọn học cao đẳng, thời gian đào tạo sẽ ngắn hơn nhưng không vì vậy mà chất lượng đào tạo thua kém quá nhiều so với tại các trường đào tạo. Một số trường cao đẳng có đào tạo ngành công nghệ thông tin chất lượng như: Cao đẳng nghề Asean, Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Cao đẳng nghề thực hành FPT, Cao đẳng Bách khoa...

Một xu hướng mới trong việc học Công nghệ thông tin hiện nay là việc học trực tuyến trên mạng, và đứng đầu trong việc đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam có các trường đại học như Viện đại học Mở Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Kinh tế Quốc dân....các bạn chỉ cần có một chiếc máy tính xách tay và có thể học Công nghệ thông tin ở mọi nơi, mọi lúc.

Ngoài ra các thí sinh nếu muốn theo học ngành Công nghệ thông tin có thể đăng ký học tại các trung tâm đào tạo khắp trên cả nước hoặc các cơ sở liên kết khác nữa.

2. Điểm chuẩn của ngành công nghệ thông tin qua các năm 

điểm chuẩn ngành CNTTĐiểm chuẩn các ngành trong Khoa Công nghệ thông tin qua các năm

Điểm chuẩn ngành CNTT CLCĐiểm chuẩn các ngành học nâng cao

So sánh điểm chuẩn ngành CNTT các trườngSo sánh điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin giữa 3 trường top đầu

Có thể thấy điểm ngành công nghệ thông tin khá cao, điểm sàn thấp nhất từ 15 điểm trải dài qua các nấc tháng điểm đến những điểm cao như 27 cũng có và dành cho những bạn học sinh có học lực tốt và có ngoại ngữ tốt. Ngành Công nghệ thông tin đang rất hấp dẫn, có rất nhiều thí sinh đã lựa chọn ngành công nghệ thông tin để học tập và phát triển về sau vì nhu cầu tuyển dụng của ngành Công nghệ thông tin là không bao giờ thiếu trong thời đại kỷ nguyên số.

V. Ngành công nghệ thông tin ra trường với mức lương khủng

Ngành Công nghệ thông tin hay viết tắt là IT đang phủ sóng tất cả các khu vực đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh,... không những thế ở các tỉnh lân cận trong khu vực cũng thu hút nguồn nhân lực với mức lương chênh lệch không nhiều từ 1,6 triệu đồng đến 2,1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của ngành kinh tế và để đáp ứng nhu cầu tăng lên không ngừng của người dân, càng ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập. Đồng thời thấy được mảnh đất màu mỡ tại nước ta, nhiều công ty nước ngoài cũng đã đầu tư vào Việt Nam. Điều này đã giúp đẩy mức lương cho nhân lực nghệ thông tin trình độ cao tại nước ta tăng lên cao hơn.

Theo chuyên gia phân tích thị trường chia sẻ, nhiều công ty gia công xuất nhập khẩu phần mềm của Nhật Bản sẵn sàng trả lương cao hơn gấp 2-3 lần so với những doanh nghiệp Việt Nam để tuyển được nhân sự. Những sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường nếu có bằng tiếng Nhật trong nước chỉ có mức lương là 600$ thì doanh nghiệp tại Nhật có thể đề xuất trả với mức lương là 1500$-2000$.

Thêm một tin vui nữa cho các kỹ sư IT, đó là chính sách ưu đãi thuế của chính phủ. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, nhà nước ta sẽ giảm 50% thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ tiền lương, tiền công của những cá nhân làm trong ngành này. Như vậy, dù lương ngành công nghệ thông tin ngày càng tăng cao thì họ cũng không phải lo lắng về việc tiền đóng thuế cũng theo đó mà cao hơn.

VI. Nhu cầu làm việc ngành công nghệ thông tin hiện nay

Theo thống kê từ năm 2017 đến nay, nhu cầu tuyển dụng của ngành tin học đang ở mức cao nhất trong lịch sử tới gần 15 ngàn công công việc thuộc lĩnh vực này được tuyển dụng và con số này sẽ càng tăng hơn nữa trong những năm tới.

Mặt khác, đến cuối năm 2018, tổng toàn ngành công nghệ thông tin sẽ thiếu khoảng 70 ngàn nhân IT. Đến năm 2020, nước ta sẽ cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành công nghệ thông tin và theo các chuyên gia phân tích ngành này thì con số này còn thiếu khoảng 500 ngàn người.

Đây là một thách thức lớn dành cho những nhà tuyển dụng cũng như những trường đào tạo ngành này trong những năm tới cần phải có những cải cách cũng như mở rộng thêm các lớp đào tạo để cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực cho nước nhà.

VII. Top 10 nghề có mức lương cao nhất thuộc ngành công nghệ thông tin

1. Lập trình ứng dụng điện thoại

Đây là một trong những ngành đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Từ khi các app điện thoại ra đời nó đã thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm của con người từ trao đổi, buôn bán, cập nhật thông tin, giải trí và công việc kinh doanh và rất được hưởng ứng tích cực. Chính những điều này khiến cho nhu cầu tuyển dụng những nhân viên làm về lĩnh vực này ngày càng tăng cao.

Hiện nay, nền tảng ứng dụng của Android và IOS sẽ tiếp tục cung cấp cho các nhà lập trình ứng dụng điện thoại những cơ hội làm việc hấp dẫn. Nếu đủ năng lực, thực lực, bạn còn có thể được vào làm cho những tập đoàn lớn nhất thế giới này. Mức lương của một kỹ thuật viên ứng dụng điện thoại trung bình là 95 ngàn USD/ năm.

2. Quản trị cơ sở dữ liệu

Hầu hết các doanh nghiệp, công ty đều ghi chép dữ liệu bằng cách số hóa và lưu trữ trên máy tính. Điều này thúc đẩy nhu cầu về nghiệp vụ database administrator ngày càng lớn. Những người này có nhiệm vụ là đảm bảo an toàn của dữ liệu thông tin. Mức lương của những người làm lĩnh vực này có mức lương trung bình 1 năm là 82 ngàn USD.

3. Kỹ sư phần mềm

Phần mềm là một phần không thể thiếu trong mạng Internet và nó sẽ gắn bó, đi liền với sự phát triển của Internet  cũng như những tiến bộ khoa học công nghệ. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư phần mềm cũng đang rất lớn. Mức thu nhập trung bình của một người làm trong lĩnh vực này là 90 ngàn USD/ năm.

4. Thiết kế game video

Ngành công nghiệp game đang mang lại giá trị hàng trăm tỷ đô và ngày càng tăng trưởng. Hiện nay, cùng với sự tăng lên, sức mạnh xử lý và khả năng đồ họa của thiết bị di động đã mở ra một thế giới mới về cơ hội việc làm cho những người làm việc trong lĩnh  vực này.  Mức lương, thu nhập của công viên này mang lại cho bạn khoảng 80 ngàn USD mỗi năm.

5. Quản trị mạng

Ngày nay, nhiều tổ chức đầu tư vào hệ thống mới và công nghệ mạng để tăng trưởng, cạnh tranh trong kinh doanh. Điều này sẽ vô tình làm tăng cơ hội việc làm cho các quản trị mạng và quản lý hệ thống mạng giúp các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới để giao tiếp, trao đổi với khách hàng, nhân viên một cách an toàn và hiệu quả nhất. Mức thu nhập của những nhân viên làm công việc này là 69 ngàn USD.

6. Thông tin y tế kỹ thuật

Hiện nay, việc tham khám chữa trị bệnh của bệnh nhân đã có sự hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ. Các bệnh viện, trung tâm y tế sẽ áp dụng công nghệ máy tính vào việc chăm sóc bệnh nhân. Đây là ngành có mức thu nhập là 46 ngàn USD.

7. Chuyên gia bảo mật

Khi sự tăng trưởng của một công ty, doanh nghiệp tăng đồng nghĩa với việc họ phải tìm  đến những chuyên gia bảo mật để bảo mật hệ thống, chống lại sự tấn công của những kẻ xấu. Nếu có kỹ thuật bảo mật tốt, bạn có thể có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ với mức lương là 87 ngàn USD/ năm.

8. Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính

Công việc của một chuyên gia phân tích hệ thống máy tính là đảm nhiệm thiết kế, xây dựng hệ thống máy tính đảm bảo sự ổn định của hệ thống máy tính trong công ty. Lương trung bình của một chuyên gia phân tích hệ thống máy tính là 79 ngàn USD.

9. Phát triển và thiết kế website

Đây là một ngành mới phát triển mạnh mẽ trong khoảng vài năm trở lại đây. Hiện nay, hầu hết tất cả các công ty, doanh nghiệp đều có một website bán hàng hoặc cung cấp thông tin, tin tức riêng. Những lập trình viên thiết kế website có thể được hưởng mức thu nhập là 91 ngàn USD/ năm tùy thuộc vào khả năng và kinh nghiệm làm việc của mỗi người.

10. Quản lý công nghệ

Ngành quản lý công nghệ là ngành đòi hỏi nhân viên phải là những người có kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Họ có trách nhiệm đảm nhận tất cả các vấn đề thông tin mạng, phần mềm, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, tuyển dụng các kỹ thuật viên, lập trình viên, …Chính vì thế mà những nhân viên quản lý công nghệ cũng có mức thu nhập cao nhất trong số các ngành nghề thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin là 110 ngàn USD.

Trên đây là top 10 nghề có mức lương cao nhất trong ngành công nghệ thông tin, ngoài ra còn rất nhiều vị trí trong ngành cũng được mức lương cao và ổn định, nếu bạn có năng lực, thái độ tốt thì chắc chắn mức lương của bạn sẽ xứng đáng với những gì bạn thể hiện thôi. Yên tâm nhé!

VII. Công nghệ thông tin – “nhiên liệu” không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại  

Ở xã hội ngày nay, công nghệ thông tin được coi là ngành có quyền lực bậc nhất với hàng ngàn các ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ sản xuất, kinh doanh, giáo dục, y tế… Đặc biệt, trong thời đại 4.0 – mà tại Việt Nam cơ bản là ứng dụng công nghệ tự động hóa, trao đổi dữ liệu… trong công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình. Đó vừa là nền tảng, vừa là động lực để bắt kịp đà phát triển của thế giới. Các hệ thống công nghệ thông minh là điều kiện để tối ưu hóa năng suất lao động, tiết giảm nhân lực lao động thủ công, chi phí sản xuất.

Bên cạnh việc yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nước ta còn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Theo Tập đoàn nghiên cứu và tư vấn Gartner trong báo cáo “Đánh giá quốc gia về dịch vụ gia công công nghệ thông tin tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016”, Việt Nam là một trong các quốc gia nằm trong top 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi đó, theo xếp hạng của hãng tư vấn toàn cần AT Kearney, năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6 trong top 55 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm toàn cầu GSLI.

Đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhưng thách thức lớn nhất đối với công nghệ thông tin Việt nam chính là vấn đề nhân lực. Theo báo cáo của Vietnamworks năm 2015, từ 2012, số đầu việc ngành công nghệ thông tin tăng trung bình 47%/năm, trong khi nhân lực chỉ khoảng 8%/năm. Với tốc độ này, công nghệ thông tin Việt Nam thiếu đến 78.000 nhân lực mỗi năm và đến năm 2020 chắc chắn sẽ thiếu khoảng 500.000 nhân lực, nhất là những chuyên ngành mới có tiềm năng phát triển như điện toán đám mây, bảo mật an ninh, lập trình di động,…

Chính vì vậy đây là thời gian vàng, là cơ hội vàng để các bạn trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể phát triển, khẳng định khả năng của mình, có thể làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương cao và ổn định.

VIII. Kết luận

Ngành Công nghệ thông tin đang là xu hướng phát triển trong thời đại mới, chúng ta cần nắm bắt cơ hội này để có thể tìm cho mình hướng đi, làm việc và mức lương đúng mong đợi.