Director là một trong những vị trí chủ chốt của bộ máy quản trị doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng những hoạt động và quyết định chiến lược. Họ đại diện cho lợi ích của tổ chức và cổ đông, vậy cụ thể họ đóng góp gì vào sự phát triển của tổ chức.

Trong bài viết này, 123job.vn sẽ cùng tìm hiểu: Director là ai?; Trách nhiệm của họ trong tổ chức là gì?; Vai trò director có gì khác với CEO và Manager? 

1. Director là ai? 

Director (Giám đốc) là chuyên gia quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cho phạm vi công việc nhất định trong tổ chức. Trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, Director đóng vai trò là người chỉ đạo, định hướng, dẫn đường cho một bộ phận, một chi nhánh hoặc toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo đội ngũ đi đúng định hướng và đạt được mục tiêu chiến lược

Directors trong công ty hoạt động theo nhóm Board of Directors (Hội đồng quản trị/Ban giám đốc). Board of Directors là cơ quan đưa ra những quyết sách quan trọng đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích của các cổ đông. Có thể coi Hội đồng quản trị là “đầu tàu” chèo lái doanh nghiệp, do đó mọi quyết định từ BOD đều ảnh hưởng tới sự thành bại của tổ chức. 

director

2. Những vị trí Director phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay?

General Director, Managing Director 

Managing Director hay General Director thường được dùng để chỉ vị trí Giám đốc điều hành trong tổ chức. Đây là một trong những chức danh cao nhất trong bộ máy doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi những người nắm giữ vị trí trên có sự toàn diện trong phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm. 

Bước vào vị trí của một Giám đốc điều hành có nghĩa là đảm nhận những trách nhiệm bao quát hơn, có ảnh hưởng tới hoạt động chung của tổ chức. Quyết định của General Director hay Managing Director mang tầm chiến lược, họ cũng chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý, điều hành, giám sát những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp (marketing, tài chính, kinh doanh, nhân sự…). 

Executive Director 

Executive Director là lãnh đạo, chuyên gia trong những hoạt động nòng cốt của doanh nghiệp (tài chính, kinh doanh, nhân sự, sản xuất, marketing…). Executive Director chịu trách nhiệm hiệu quả trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.

Operation Director 

Operation Director (Giám đốc vận hành) có trách nhiệm đảm bảo tổ chức dù lớn hay nhỏ đều vận hành trơn tru. Trách nhiệm này bao gồm dẫn dắt các cuộc đàm phán, thảo luận, lập ngân sách mua hàng, triển khai quy trình mới vào làm việc hiệu quả, tối ưu năng suất, hiệu suất của công ty. Operation Director là cá nhân chịu trách chính cho việc tối ưu hiệu suất của doanh nghiệp.

Vice Director là gì? Deputy Director 

Vice Director (Phó Giám đốc), Deputy Director (Phó Bộ phận/Phòng ban) chịu trách nhiệm trong phạm vi chuyên môn được phân công. Vice Director và Deputy Director dưới quyền của Giám đốc bộ phận. Họ đóng vai trò quan trọng trong phối hợp, hợp tác với director trong việc đưa ra chiến lược, định hướng, kế hoạch cho sự phát triển của bộ phận. Bên cạnh đó là quản lý, giám sát hiệu quả thực hiện của nhân sự dưới quyền và báo cáo, đề xuất giải với director.

Assistant Director

Assistant Director (Trợ lý giám đốc) làm việc dưới sự chỉ đạo của Director. Trợ lý giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ công việc của giám đốc và là cầu nối giữa Director và nhân sự trong tổ chức. Trách nhiệm của Assistant Director bao gồm: Truyền đạt lại các quyết định, kế hoạch từ Director tới phòng ban và nhân viên cấp dưới; Giám sát thực thi và tiến độ triển khai công việc của các phòng ban; Báo cáo hiệu quả công việc tới Director. 

Creative Director

Creative Director (Giám đốc sáng tạo) là những người dẫn đầu bộ phận sáng tạo tại các agency truyền thông, quảng cáo, nghệ thuật hoặc phòng ban marketing, thương hiệu trong một công ty. Creative Director chịu trách nhiệm chính về tầm nhìn chiến lược, ý tưởng, kế hoạch sáng tạo cho khách hàng. Họ chịu trách nhiệm cho việc tạo dựng những dự án đầy chất riêng của thương hiệu, đồng thời mang tới tính mới, giá trị cho khách hàng, xã hội. 

Với tư cách là Creative Director, bạn tham gia vào việc lập kế hoạch quảng cáo, truyền thông, giám sát toàn bộ quá trình sáng tạo (xây dựng, phát triển thông điệp, thiết kế ấn phẩm truyền thông…) và hướng dẫn nhóm làm việc dưới quyền. Nhóm sáng tạo bao gồm những vị trí quan trọng sau: art director (Giám đốc nghệ thuật), copywriters (Người viết quảng cáo), designers (nhà thiết kế).

Art Director

Art Director (Giám đốc nghệ thuật) là một chuyên gia sáng tạo. Họ chịu trách nhiệm định hướng, giám sát khía cạnh nghệ thuật (phần lớn là thị giác/hình ảnh) cho các dự án đòi hỏi tính sáng tạo như quảng cáo, marketing, xuất bản, truyền hình - điện ảnh. 

Trong agency sáng tạo, Art Director hoạt động dưới quyền Creative Director. Giám đốc nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong phát triển ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm nghệ thuật ấn tượng. Chi tiết hơn, đó là việc định hình phong cách hình ảnh, thẩm mỹ và định hướng sáng tạo cho các dự án. 

director

3. Trách nhiệm của director trong công ty là gì?

Director có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy cụ thể, vai trò, trách nhiệm của director trong tổ chức là gì: 

  • Thiết lập tầm nhìn chiến lược của công ty cho từng giai đoạn: Board of Directors là bộ phận quyết định sứ mệnh, tầm nhìn của công ty trong từng giai đoạn. Để thiết lập nên tầm nhìn chiến lược, các director luôn phải xem xét tầm nhìn trong kế hoạch, đảm bảo tầm nhìn và kế hoạch ăn khớp, phù hợp với bối cảnh, nguồn lực của doanh nghiệp. Tầm nhìn chiến lược quyết định bước tiến tiếp theo của doanh nghiệp. 
  • Thiết lập chính sách chung: Director không tham gia trực tiếp vào hoạt động thực thi. Thay vào đó, họ đặt ra những định hướng, chính sách chung dựa trên tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Đồng thời, để đảm bảo đội ngũ đi đúng hướng, director thường xuyên thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hoạt động của đội ngũ và đưa ra phương hướng cải thiện. 
  • Xây dựng kế hoạch chiến lược: Bao gồm cả chiến lược dài hạn, ngắn hạn cho sự phát triển của bộ phận, doanh nghiệp. Kế hoạch được thiết lập dựa trên báo cáo của kỳ kinh doanh trước đó, những phân tích SWOT. Từ đó cụ thể hóa thành mục đích, mục tiêu và phương hướng để đạt mục tiêu đã đề ra. 
  • Quản lý nguồn lực: Sử dụng nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự…) hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng cho việc đảm bảo hiệu quả công việc. Director có nhiệm vụ lựa chọn, phân bổ nguồn lực hợp lý. Đồng thời, director có trách nhiệm giám sát việc thực thi, triển khai và sử dụng nguồn lực hiệu quả và đạt mục tiêu chung đã đặt ra. 
  • Đưa ra lời khuyên, tư vấn hữu ích: Với vai trò là người dẫn dắt, director có trách nhiệm đưa ra những lời khuyên, tư vấn, gợi ý hữu ích cho nhân sự cấp dưới trong bất kì trường hợp nào. Khác với “cầm tay chỉ việc”,  những tư vấn từ director là lời gợi ý giúp nhân sự dễ dàng nhận ra vấn đề và thực hiện giải pháp phù hợp. Trách nhiệm này đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của tổ chức. 

director

4.Director và CEO khác nhau như thế nào?

Phần lớn mọi người đều nhầm lẫn, hoặc băn khoăn khi sử dụng hai chức danh Director và CEO (Giám đốc điều hành). Vậy hai vị trí này khác nhau như thế nào: 

 DirectorCEO
Khu vực sử dụngĐược sử dụng nhiều bởi các quốc gia Châu ÂuĐược sử dụng nhiều bởi các quốc gia Châu Á, Châu Mỹ và cả Châu Âu
Vai trò trong doanh nghiệpĐứng đầu một bộ phận/phòng ban cụ thể (nhân sự, tài chính, marketing) trong doanh nghiệpĐứng đầu toàn bộ các hoạt động trong công ty
Quyền hạnTheo phạm vi công việc
Có quyền lực lớn nhất trong phòng ban/bộ phận được phân công
CEO nắm giữ quyền lực tối cao trong hoạt động điều hành doanh nghiệp
Phạm vi trách nhiệm

Đảm bảo hoạt động hiệu quả của phòng ban/bộ phận được phân công. 

Không thường xuyên làm việc với cổ đông

Đảm bảo cho sự phát triển chung của tổ chức 

Thường xuyên phải làm việc với cổ đông (báo cáo, nhận chỉ thị…)

5. Phân biệt vai trò và trách nhiệm giữa Director và Manager

Manager (quản lý) là một chuyên gia giám sát, thực thi trong một tổ chức. Họ chịu trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên để đảm bảo phòng ban hoạt động trơn tru. Những trách nhiệm chính của manager có thể kể tới như: Hỗ trợ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ; Tuyển dụng, đào tạo nhân sự; Theo dõi và đánh giá hiệu suất; Truyền đạt yêu cầu của lãnh đạo cấp cao; Thực thi các kế hoạch được giao…

Manager là khái niệm khác thường được mọi người sử dụng nhầm lẫn với director. Thực chất vai trò, trách nhiệm của director và manager là hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể chúng khác nhau ở những điểm nào: 

 Director Manager
Cấp độ quản lý

Giám đốc, thuộc bộ phận quản lý/lãnh đạo cấp cao trong bộ máy quản trị

Director quản lý các manager và cả nhân sự khác trong bộ phận

Quản lý, thuộc bộ phận quản lý cấp trung, lãnh đạo cấp dưới trong bộ máy tổ chức

Manager quản lý nhân sự trong bộ phận

Chức năng

Định hướng, xây dựng mục tiêu, kế hoạch dài hạn

Nhân vật quyết định tầm nhìn chiến lược cho các hoạt động của doanh nghiệp 

Cụ thể hóa những định hướng, phân chia nhiệm vụ

Thực hiện các kế hoạch, chính sách và hướng dẫn từ Director

Quản lý, giám sát cấp dưới, thúc đẩy nhân sự làm việc hiệu quả để đạt mục tiêu

Cấp độ giám sát

Director thường giám sát đội ngũ thông qua manager 

Đưa ra định hướng, hướng dẫn tới manager thay vì giải pháp cụ thể

Sát sao trong việc giám sát và hướng dẫn nhân sự hoàn thành công việc hoặc phát triển kỹ năng cần thiết
Sự quan tâmTập trung vào mục tiêu chung của công ty hoặc phòng banTập trung vào nhiệm vụ của nhóm, cá nhân và cách để hoàn thành những công việc để đạt được mục tiêu
Quản lý hiệu suất

Đặc ra những mục tiêu chung cho nhóm

Kiểm tra, giám sát định kỳ

Đưa ra những mục tiêu cụ thể: KPI hàng ngày (Số lượng, chất lượng

Thường xuyên giám sát và đôn đốc nhân sự

Kết luận

Trên đây là tổng hợp thông tin về director - chức danh lãnh đạo cấp cao trong bộ máy doanh nghiệp. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu hơn về các vị trí director, trách nhiệm của người giám đốc trong tổ chức và cách phân biệt vai trò của director và CEO, Manager. Đừng quên theo dõi 123job.vn mỗi ngày để cập nhập thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quản trị khác.