Fanpage đang trở thành kênh truyền thông phổ biến nhất trong thời đại 4.0 hiện nay. Bạn đã nắm chắc được cách thức hoạt động của Fanpage hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Trong thời kỳ hiện nay, khi mà Digital marketing phát triển cực kỳ thịnh vượng, có thể dễ dàng nhận thấy khách hàng không còn mấy mặn mà với việc tìm kiếm sản phẩm trực tiếp tại các cửa hàng truyền thống. Họ chủ yếu tiếp cận sản phẩm thông qua các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook - "ông vua của Social Media".
Để hòa nhập với thị trường hiện tại, các doanh nghiệp nói chung và thương nhân nói riêng phần lớn phải biết cách tạo fanpage cho mình một nền tảng kinh doanh online dưới hình thức Fanpage Facebook. Bài viết này nhằm giúp cho những "lính mới" trong lĩnh vực digital marketing hiểu hơn về cụm từ Fanpage Facebook và cách vận hành nó để kinh doanh một cách có hiệu quả hơn.
I. Fanpage là gì?
Fanpage là gì?
Nhiều người khi bắt đầu bán hàng online đều tự hỏi Fanpage là gì? Fanpage là trang do tài khoản Facebook cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp lập ra nhằm đại diện, quảng bá hình ảnh. Nó kết nối, tạo nên cộng đồng những người có chung niềm hứng thú, yêu thích với hình ảnh, nội dung fanpage đăng tải.
Fanpage hoạt động dưới hình thức thu hút người dùng Facebook tăng like fanpage và theo dõi trang, khi chủ Fanpage đăng bài viết, hình ảnh hoặc có thay đổi nào với trang, những người theo dõi fanpage sẽ nhìn thấy và dễ dàng tương tác, điều này đồng nghĩa với việc lượng người theo dõi càng lớn và dễ dàng tăng like fanpage thì việc quảng bá hình ảnh càng thuận lợi, nhờ đó công việc kinh doanh sẽ dễ thở hơn rất nhiều đối với các thương nhân, doanh nghiệp.
II.Lợi ích của việc lập Fanpage là gì?
Lợi ích của việc lập Fanpage là gì?
Lập fanpage cũng chính là việc chúng ta chọn Facebook marketing. Vậy lợi ích của fanpage là gì, tại sao người ta lại chọn nó?
Trước hết là số lượng người dùng Facebook thuộc hàng cực "khủng". Điều này thật sự rất rõ ràng, có đến 61% người dùng mạng xã hội sử dụng Facebook. Hơn nữa, so với các mạng xã hội khác, Facebook có độ tương tác cao hơn gấp nhiều lần nhờ tính mở và tính đa dạng của nó và bạn rất dễ dàng có thể tăng like fanpage và thu hút lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ.
Các doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo Facebook dưới nhiều hình thức (post, video, canvas, lead…) và vị trí (newsfeed, right column, audience network…)
Một lợi ích vượt trội nữa của Fanpage Facebook chính là khả năng target mạnh mẽ, dựa trên nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý), sở thích, hành vi cùng sự kết nối với môi trường xung quanh, ta sẽ tìm được những khách hàng tiềm năng để hiển thị Facebook Ads với họ, đồng thời có thêm định hướng để phát triển hình ảnh nhằm mở rộng tệp khách hàng mục tiêu.
III.Hướng dẫn cách tạo Fanpage bán hàng hiệu quả trên Facebook
Hướng dẫn tạo Fanpage
Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, hẳn những người mới đều nóng lòng sở hữu ngay một fanpage cho doanh nghiệp mình đúng không? Dưới đây sẽ giúp bạn biết cách tạo Fanpage bán hàng hiệu quả trên Facebook.
Bước 1: Tạo page
Bước đầu chính là việc tạo page, cách tạo fanpage mới theo đường link tại đây.
Bước 2: Xây page
Sau bước nắm bắt cách tạo fanpage chính là bước xây page, nghĩa là bạn phải có đầy đủ tên page, bộ nhận diện cùng thông tin doanh nghiệp (nếu có) bao gồm email, số điện thoại.
*Lưu ý: đổi tên fanpage định hướng theo mặt hàng bạn kinh doanh hoặc đổi tên fanpage theo doanh nghiệp. Tránh trùng lặp với page khác. Trong trường hợp trùng lặp, bạn cần ngay lập tức đổi tên fanpage và cần phải có bài đăng thông báo việc đổi tên fanpage cho những khách hàng biết về việc kênh bán hàng của bạn đã được đổi tên fanpage.
Bước 3: Đắp page
Khi đã có một page đầy đủ thông tin thì việc bạn cần làm bây giờ chính là đăng tải nội dung, hình ảnh sao cho phù hợp và có sức thu hút với khách hàng. Việc nắm trong tay một đội ngũ content cùng chạy Ads chất lượng chính là vũ khí tối thượng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển mạnh mẽ trên thị trường online hiện nay.
Bằng những nội dung hay, bổ ích việc tăng like fanpage sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và tất nhiên lượng tương tác của bạn cũng tăng đáng kể.
Bước 4: Tối ưu hóa Fanpage
Bước này cũng khá quan trọng trong việc tăng độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp của bạn. Đầu tiên, bạn hãy thêm vào phần mô tả đôi lời giới thiệu về doanh nghiệp của mình, thêm giờ mở cửa, địa chỉ cửa hàng, sau đó có thể đặt thêm landing page để khách hàng tiện theo dõi sản phẩm.
Tiếp theo, bạn vào phần cài đặt chung bật tính năng đánh giá để người dùng có thể đánh giá về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Một tip nhỏ là hãy huy động mọi nguồn lực sẵn có bao gồm nhân viên, người thân, bạn bè, nhờ họ đánh giá 5 sao kèm theo trải nghiệm dùng sản phẩm một cách chân thực. Đây chính là một trong những cách hữu hiệu để tăng like fanpage đó.
IV. Bật mí những sai lầm khiến Fanpage của bạn giảm tương tác
Sẽ có nhiều người thắc mắc, rằng tại sao tôi đăng bài đầy đủ nhưng tương tác của tôi lại giảm? Có nhiều lý do cho việc này, chủ yếu là các lý do sau đây:
1. Các bài viết có nội dung không rõ ràng
Đừng bao giờ để khách hàng đặt ra câu hỏi "Cái page này đang viết cái quái gì vậy?". Một bài post hợp lý không nằm ở vấn đề dài hay ngắn mà là thông tin bạn truyền tải phải thật sự cần thiết và liên quan đến những gì khách hàng quan tâm về sản phẩm.
2. Máy móc trong việc viết và đăng bài
Giả sử trong 1 tuần, ngày nào bạn cũng phải ăn những món giống nhau thì thử hỏi bạn có ngán đến tận cổ không. Vì vậy, đừng bao giờ bắt khách hàng của mình phải chịu đựng sự ngán ngẩm đó. Hãy luôn học cách làm mới mình trong từng bài viết, có thể dùng vài câu thơ, vài bức ảnh chế bắt trend hoặc vài câu chuyện về sản phẩm.
3. Không tạo sự tương tác với khách hàng
Khi có khách hàng bình luận, nhận xét về sản phẩm, dịch vụ của bạn, hãy tương tác với họ. Điều đó thể hiện việc bạn tôn trọng khách hàng của mình, đồng thời thể hiện rằng bạn có tinh thần cầu tiến, sẽ rút kinh nghiệm từ những lời bình phẩm của khách hàng.
Việc bạn không tương tác với khách hàng sẽ khiến họ hiểu lầm rằng bạn không quan tâm tới họ, việc họ rời bỏ bạn và tìm tới một đơn vị khác khả năng cao sẽ xảy ra,, điều này sẽ dẫn đến tình trạng giảm doanh thu và tệ hơn là khách hàng sẽ có một ấn tượng xấu, một cái nhìn không mấy thiện cảm về doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không thiếu những spam từ những đối tượng xấu và cách tốt nhất bạn nên làm đó chính là thẳng tay xóa những bình luận đó, tránh ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
4. Không biết cách tận dụng những Feedback tốt của khách hàng
Khách hàng có thể bình luận hoặc nhắn tin cho fanpage về việc họ hài lòng với sản phẩm thế nào. Đây chính là cơ hội Pr rất tốt vì mọi người thường có xu hướng tin vào lời nhận xét của khách hơn là lời quảng cáo 1 phía của doanh nghiệp. Đừng quên sau khi biết cách tạo fanpage, bạn cần tạo bài viết hoặc đăng story về những feedback tốt của khách hàng nhé.
5. Không kết nối Fanpage bán hàng với Website
Bạn thân mến, tôi phải nói rằng điều này thật tệ hại, nó gây lãng phí nghiêm trọng nguồn tài nguyên mà bạn đang sở hữu. Nếu Fanpage là quầy trưng bày thu hút khách hàng thì Website chính là kệ niêm yết sản phẩm. Khi bạn đã thu hút khách tới quầy trưng bày, người ta sẽ cần biết nhiều hơn về giá, về thông tin sản phẩm, lúc này website chính là giải pháp dành cho bạn.
Ngược lại, khi khách ghé vào website của bạn lần đầu tiên, nhiều khả năng họ sẽ chưa mua ngay. Hãy áp dụng phương pháp remarketing lúc này, tức là bạn cài mã thu thập dữ liệu khách hàng vào website, sau đó dùng dữ liệu này để target trực tiếp bằng Facebook Ads , khi họ lướt Facebook sẽ thấy quảng cáo của bạn, đưa họ đến Fanpage Facebook. Lúc này, nếu Fanpage của bạn đủ hấp dẫn, họ sẽ trở lại website và khả năng chốt đơn sẽ cao hơn rất nhiều.
6. Đừng coi thường hình ảnh đăng tải trên Fanpage
Bạn có muốn mua một món đồ mà hình ảnh đăng tải về nó mờ nhòe, vỡ nét không? Rõ ràng là không, làm thế nào mà khi tôi thấy bức ảnh sản phẩm tệ thế kia mà tôi tin được rằng chất lượng nó tốt kia chứ. Khách hàng luôn thích những hình ảnh được thiết kế đẹp, hợp mắt và chất lượng tốt, hãy chú ý nhé.
V. Kết luận
Tin rằng bài viết này đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về khái niệm Fanpage Facebook. Chúc hoạt động kinh doanh của các bạn phát triển tốt đẹp.