Fintech là thuật ngữ không còn xa lạ với những người có kiến thức về lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá mới ở Việt Nam. Vậy Fintech là gì, Fintech Việt Nam có đặc điểm gì cùng tầm quan trọng của công nghệ Fintech hiện nay.
Fintech là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Thế kỷ 21 với sự thay đổi to lớn của công nghệ thông tin, mọi ngành nghề bắt đầu ứng dụng nhiều hơn Internet vào công việc của mình. Trong tương lai với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Fintech sẽ không còn là một khái niệm gì xa lạ nhất là trong lĩnh vực kế toán tài chính. Bài viết dưới đây của 123Job sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản nhất về Fintech là gì, Fintech bao gồm những đối tương nào?
I. Fintech là gì?
Fintech là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Financial Technology” dịch ra tiếng Việt chính là công nghệ tài chính. Đây chính là việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của Internet trong lĩnh vực tài chính và các giao dịch tín dụng ngân hàng.
Có thể lấy ví dụ dễ hiểu hơn thông qua sự phát triển về ngành marketing, trước đây chúng ta chỉ biết đến marketing truyền thống thì marketing hiện nay đang áp dụng công nghệ thông tin dẫn đến xu hướng digital marketing mới. Công nghệ fintech cũng vậy. Nhờ sự ứng dụng tích hợp theo hướng hiện đại hóa nên các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và đơn giản.
Công nghệ Fintech được ứng dụng nhiều trong thanh toán điện tử và thanh toán trên các kênh thương mại điện tử tạo sự thuận lợi, nhanh chóng cho người tiêu dùng. Fintech là một khái niệm khá rộng, hiện nay Fintech ám chỉ tất cả những thay đổi từ nhỏ nhất trong ngành tài chính từ tài chính ngân hàng, tài chính đầu tư đến tài chính giáo dục cho đến các xu hướng về công nghệ Blockchain.
Fintech là gì? Định nghĩa về công nghệ Fintech
II. Fintech bao gồm các nhóm đối tượng nào?
Đối với lĩnh vực tài chính chúng ta thường biết đến với sự xuất hiện của các định chế tài chính và khách hàng sử dụng. Điều này liệu còn đúng trong công nghệ Fintech hay không? Ở Fintech sẽ xuất hiện thêm một nhóm đối tượng mới, đây là nhóm có sự tương quan mật thiết với hai nhóm còn lại và đều ảnh hưởng đến kết quả các giao dịch tài chính.
1. Các công ty Fintech
Công nghệ Fintech không thể thiếu sự hiện diện của các công ty Fintech, họ chính là các tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và IT phần mềm. Nhiệm vụ của các công ty này nhằm cung cấp các sản phẩm, phần mềm phục vụ cho hoạt động Fintech.
2. Các định chế tài chính
Nhóm các định chế tài chính mà chúng ta thường xuyên gặp nhất chính là các công ty tổ chức tài chính như công ty chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng… Đây là các bên có mối quan hệ mật thiết với công ty Fintech, họ cũng là khách hàng sử dụng các phần mềm công nghệ Fintech. Các định chế tài chính cũng được coi là nhà đầu tư cho công ty Fintech nhằm hướng đến sự phát triển chung của nền tài chính nói chung.
3. Các khách hàng
Khách hàng chính là bên thứ 3 sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp của định chế tài chính dưới sự hợp tác với công ty Fintech. Ngày nay, họ liên tục cập nhật và ưu tiên sử dụng các dịch vụ mới có tính thuận tiện, nhanh chóng như các hoạt động thanh toán online trên sàn thương mại điện tử… Thị trường Fintech phát triển nhanh chóng tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn định chế tài chính hiện đại hơn.
III. Fintech bao gồm những sản phẩm chính nào?
Cũng giống như các lĩnh vực khác như bảo hiểm, giáo dục đào tạo, Fintech cũng là lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ sử dụng đến người tiêu dùng. Vậy các sản phẩm chính của Fintech là gì?
Dựa trên đối tượng khách hàng sử dụng, các sản phẩm của Fintech được chia làm 2 dòng chính:
- Dòng thứ nhất: Đối tượng khách hàng mục tiêu của nhóm này chính là các khách hàng thông thường, họ sử dụng chính nhằm mục đích quản lý tài chính, chuyển khoản, góp vốn tài trợ cho các startup thông thường.
- Dòng thứ hai: đối tượng khách hàng của dòng sản phẩm này chính là các định chế tài chính và các công ty Fintech ở Việt Nam. Họ sử dụng để thực hiện các giao dịch và tiến hành đầu tư tài chính. Các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch thường là các chuyên viên tài chính, chuyên viên công nghệ chuyên nghiệp.
IV. Tiềm năng hiện có của Fintech
Ở Việt Nam hiện nay, Fintech còn là một thuật ngữ khá mới và được các chuyên gia dự đoán về tiềm năng trong tương lai cũng như sự phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vậy tiềm năng của Fintech là gì?
Công nghệ Fintech đem đến nhiều thay đổi cho bộ mặt của ngành tài chính ngân hàng và nền kinh tế toàn cầu. Trong đó sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ blockchain cùng dữ liệu lớn big data sẽ làm công nghệ fintech càng có bước đêm để phát triển lớn mạnh hơn nữa.
Ngoài ra, Fintech được dự đoán sẽ hướng sâu đến trải nghiệm người dùng hơn nữa. Để làm được điều này, các hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ được đào sâu thực hiện hơn nữa. Khi đó, chúng ta sẽ có được chân dung chân thực nhất của khách hàng mục tiêu nhờ vậy mà Insight khách hàng được tìm hiểu nhiều hơn nữa.
Fintech là lĩnh vực có tiềm năng phát triển
V. Vai trò quan trọng của Fintech trong thời đại cách mạng 4.0
Như chúng ta biết, công nghệ Fintech đóng vai trò không nhỏ trong sự thay đổi thói quen người tiêu dùng trong vấn đề tài chính ngân hàng cũng bộ mặt nền kinh tế Việt Nam nói chung. Ngoài ra, dưới đây là 3 vai trò lớn mà công nghệ này đem đến:
Thứ nhất, trong cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, công nghệ Fintech góp phần đem đến ứng dụng công nghệ cao nhằm phân tích hành vi người tiêu dùng, do đó giảm chi phí cho các hoạt động nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Công nghệ Fintech làm thay đổi thị trường công nghệ khi đem đến nhiều cơ hội việc làm cho ứng viên. Tuy nhiên để có thể làm tốt công việc ngành công nghệ Fintech không phải là điều dễ dàng khi ứng viên vừa phải có trình độ công nghệ thông tin cao với khả năng thành thạo nhiều dạng ngôn ngữ lập trình khác nhau đến khả năng am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Cuối cùng, công nghệ Fintech góp phần thay đổi xu hướng dịch vụ tài chính. Cụ thể, sự xuất hiện và thu hút người dùng của các dịch vụ như internet banking, mobile banking đến lĩnh vực kỹ thuật số là minh chứng rõ ràng cho điều này.
VI. Một số lĩnh vực lớn có sự góp mặt của Fintech
Phần lớn các lĩnh vực công nghệ và tài chính hiện nay đều có sự góp mặt của Fintech. Chẳng hạn trong ngành ngân hàng mở, người dùng biết đến nhiều với tính năng mạng lưới kết nối của các dịch vụ tài chính phổ biến. Công nghệ Fintech trong ngành bảo hiểm nổi tiếng với tên gọi công nghệ bảo hiểm nhằm rút gọn và đơn giản hóa quy trình quản lý và mở thẻ bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng có sự hiện diện của công nghệ Fintech như Robot, an ninh mạng, công nghệ Blockchain, tiền điện tử…
Nhiều lĩnh vực có sự góp mặt của công nghệ Fintech
VII. Bật mí mẹo triển khai chiến lược Marketing Fintech hiệu quả
Marketing được coi là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Nhờ vậy, sản phẩm dịch vụ được đem đến gần hơn đến khách hàng. Cũng nhờ vậy, doanh số bán của doanh nghiệp và các startup liên tục có sự tăng trưởng. Vậy bí mật thành công trong công việc và cuộc sống khi áp dụng công nghệ Fintech trong marketing là gì? Dưới đây là 3 mẹo nổi bật hơn cả.
1. Chiến lược Marketing nên bắt tay với nền kinh tế chia sẻ và tự do
Năm 2020, đánh dấu những bước chuyển mình vĩ đại của lĩnh vực Marketing và truyền thông với sự phát triển nhanh chóng của Digital marketing. Chiến lược marketing hiệu quả được các chuyên gia dự đoán là cần “bắt tay” với nền kinh tế chia sẻ và tự do. Điều này có nghĩa là khách hàng chính là điểm mấu chốt để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động lập kế hoạch marketing thực thi.
Họ sẽ có khả năng được trải nghiệm nhiều trải nghiệm trong tiêu dùng hơn. Đối với hoạt động Fintech cũng vậy, các chuyên gia marketing cần dựa trên những phán đoán về hành vi khách hàng, chia sẻ những thông điệp họ quan tâm và mong muốn được thấu hiểu.
2. Phân phối CPC một cách hợp lý nhất
Một chỉ tiêu quan trọng trong marketing đó là CPC - viết tắt của cụm từ Customized, personalized content) có nghĩa là các nội dung thiên hướng cá nhân hóa. Với các nội dung triển khai theo phong cách cá nhân hóa, khách hàng dễ dàng cảm nhận được sự “tận tâm” và “chu đáo” của doanh nghiệp.
Họ có xu hướng tin dùng sản phẩm, dịch vụ hơn. Bên cạnh đó, chiến lược content được triển khai bởi các copywriter theo phong cách này góp phần thể hiện khả năng thấu hiểu tâm lý khách hàng và nhanh chóng khiến chiến lược marketing đạt được thành công hơn.
3. Biết cách “chơi” với Marketing Fintech
Fintech chính là xu hướng và là tương lai của ngành tài chính ngân hàng. Vậy tại sao chúng ta không nghiên cứu nhằm đem đến một chiến dịch marketing fintech thật thành công? Ngày nay, các công ty Fintech còn hướng đến nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ dừng lại hoạt động trong ngành ngân hàng, tài chính nói chung. Với khả năng thành thạo công nghệ thông tin, marketing đặc biệt là marketing online hoàn toàn có thể là điểm đến để Fintech thành công hơn nữa.
Xem thêm: EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS trong đầu tư chứng khoán
VIII. Kết luận
Như vậy, bạn đã hiểu Fintech là gì cũng tiềm năng phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam? Việc đoán các xu hướng thị trường là cách để chúng ta nhanh chóng thích ứng với thời buổi công nghệ thông tin chuyển mình mạnh mẽ như hiện nay. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần liên tục trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết như khả năng giao tiếp thành thạo, khả năng quản lý thời gian… để nhanh chóng thành công hơn.