Doanh nghiệp muốn được cấp phép hoạt động thì tất yếu phải hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ ngành nghề đăng ký kinh doanh. Đây là điều bắt buộc mà bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng phải thực hiện. Vậy bạn đã biết và hiểu gì về ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Trước khi đưa ra lựa chọn kinh doanh mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều phải tiến hành xác lập ngành nghề mà mình có ý định sẽ hoạt động kinh doanh sau này. Ngoài ra để được nhà nước thừa nhận và được hưởng các quyền cũng như nghĩa vụ của mình thì doanh nghiệp cần tiến hành hoàn tất thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh. Đối với những cá nhân hay người đại điện lần đầu thực hiện điều này có lẽ còn khá bỡ ngỡ và chưa hiểu đầy đủ quy định của pháp luật. Chính bởi vậy sau đây chúng tôi xin nêu ra các thông tin giúp trả lời các thắc mắc của độc giả về ngành nghề đăng ký kinh doanh.
I. Quy định của Pháp luật về ngành nghề đăng ký kinh doanh
1. Quy định về ngành, nghề đăng ký kinh doanh
Dựa vào bộ Luật doanh nghiệp 2014, ngành nghề đăng ký kinh doanh phải được mô tả trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và ghi nhận trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giấy chứng nhận đăng ký doanh không nhất thiết phải ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh như trong quy định tại luật doanh nghiệp 2005.
Mặc dù vậy nhưng doanh nghiệp vẫn phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện với cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh và thêm các ngành kinh doanh khác thì cũng cần phải thực hiện thủ tục bổ sung đăng ký ngành nghề kinh doanh được cập nhật thông tin trong hồ sơ đăng ký.
Ngoài ra việc hoàn thành thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh cũng cần dựa trên quy định của pháp luật trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế của nước ta nhưng lại được quy định trong văn bản pháp luật khác thì sẽ tiến hành đăng ký theo văn bản pháp luật có ghi nhận ngành nghề đó.
2. Quy định về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp
Trong luật doanh nghiệp Việt Nam đã quy định rõ các quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Phụ lục I và II Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam về việc ghi mã ngành, nghề kinh doanh được áp dụng từ 20/08/2018.
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc người ủy quyền phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Đối với trường hợp muốn đăng ký ngành nghề chi tiết hơn ngành nghề ở cấp 4 thì vẫn cần lựa chọn ngành nghề ở cấp 4 rồi sau đó ghi chi tiết ngành nghề. Lưu ý ngành nghề định kinh doanh phải phù hợp với ngành nghề cấp 4 đã chọn.
- Việc ghi ngành, nghề kinh doanh phải thực hiện đúng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý đảm bảo đúng theo các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.
- Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền khẳng định doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh sẽ có thông báo tạm ngừng kinh doanh. Đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
II. Danh mục mã ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất
1. Mã ngành nghề kinh doanh
Trong hệ thống ngành kinh tế việt Nam, mã ngành nghề đăng ký kinh doanh được hiển thị bằng chữ số và thăng cấp từ cấp 1 đến cấp 5.
- Mã ngành cấp 1: chữ cái từ A – U.
- Mã ngành cấp 2: sau vị trí mã ngành cấp 1, có hai chữ số.
- Mã ngành cấp 3: sau vị trí mã ngành cấp 1 và cấp 2, có 3 chữ số.
- Mã ngành cấp 4: sau vị trí mã ngành cấp 1, 2, 3; có 4 chữ số.
- Mã ngành cấp 5: sau vị trí mã ngành cấp 1, 2, 3, 4; có 5 chữ số.
2. Danh mục ngành nghề kinh doanh
Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh là danh sách, bản ghi phân loại từng mục cụ thể ngành nghề kinh doanh. Danh mục ngành nghề kinh doanh cũng được đưa ra trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).
Sau đây là danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất:
Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh
3. Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất
Để có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm ngành nghề phù hợp cho mình, bạn có thể tra bảng mã ngành nghề đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Sau đây là bảng mã ngành nông - lâm - thủy - sản:
Bảng mã ngành nông lâm thủy sản
III. Tư vấn cách lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Đối với người mới bắt đầu kinh doanh thì để chọn được ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp cần phải tìm hiểu kỹ lượng, xem xét liệu mình có cơ hội phát triển và kiếm được lợi nhuận từ nó hay không. Đó là lý do khá nhiều người tìm đến những dịch vụ tư vấn để giúp chọn được ngành nghề phù hợp và cũng để thực hiện các văn bản pháp lý một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, hiện tại ngành nghề kinh doanh của công ty chỉ được ghi nhận trong giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp do phòng đăng ký kinh doanh cấp. Bởi vậy xin gửi một vài lời khuyên nhỏ giúp bạn có thể chọn ngành một cách chính xác hơn:
- Đối với công ty mới thành lập không có tài liệu nào ghi nhận ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Toàn bộ thông tin ngành nghề được công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia và chỉ tra cứu được khi nhập mã số doanh nghiệp vào hệ thống.
- Đối với công ty thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp trong đó ghi nhận lại list ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Bạn dựa vào đó cũng như xác định nguồn lực và khả năng của mình để tiến hành chọn ngành kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
Hơn nữa do theo bộ luật doanh nghiệp mới được ban hành quy định ngành đăng ký không còn được ghi trong giấy đăng ký nên việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ có 2 tác dụng. Một là đảm bảo ngành nghề sẽ thực hiện đủ các hoạt động mà công ty sẽ triển khai. Hai là ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực của công ty cũng như đối tác. Bên cạnh đó bạn cũng có thể quan tâm đến các hoạt động bổ trợ cho kinh doanh đảm bảo quá trình kinh doanh phát triển sẽ không gặp phải gián đoạn.
IV. Công ty có nên đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh hay không?
Có nên đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh cho công ty mình hay không vẫn luôn là câu hỏi mà nhiều nhà quản trị đặt ra. Để giúp bạn đọc có thể tự tìm được đáp án cho mình, 123job xin đưa ra một số những điều bạn cần biết khi có nhiều ngành nghề đăng ký kinh doanh.
1. Đăng ký nhiều ngành nghề thật sự sẽ tránh phải thay đổi giấy phép kinh doanh
Có khá nhiều người cảm thấy việc hoàn tấp tục đăng ký kinh doanh rất rườm rà và tốn thời gian. Chính bởi vậy họ cho rằng việc đăng ký luôn một lần sẽ tốt hơn và tránh phải mất công thêm nhiều lần khác khi muốn bổ sung thêm ngành nghề. Tuy nhiên trên thực tế lại cho thấy:
- Việc đăng ký nhiều ngành nghề làm cho tờ bản năng lực công ty có vẻ bị loãng khiến đối tác khó nắm bắt được năng lực thật của doanh nghiệp. Đều này vô hình chúng lại làm giảm mất niềm tin của đối tác vào doanh nghiệp.
- Đăng ký nhiều ngành nghề nhưng chắc gì các bạn đã biết lĩnh vực nào công ty đang được phép kinh doanh, lĩnh vực nào thì không? Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những sai phạm như: xuất hóa đơn khi chưa đăng ký kinh doanh, chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh,...
Chính bởi vậy trước tiên cần tìm hiểu ngành nghề phù hợp với lĩnh vực kinh doanh công ty mong muốn triển khai. Từ đó liệt ra các ngành kinh doanh phù hợp đối với điều kiện và nguồn lực của công ty. Sau đó bạn có thể đăng ký một bộ ngành nghề nào và không cần phải lo ngại việc tốn thời gian thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.
2. Đăng ký nhiều ngành nghề để tránh trường hợp sau này pháp luật thắt chặt không đăng ký được nữa
Nhiều người lo ngại khi pháp luật càng thắt chặt, các quy định mới về điều kiện lao động hay sự cung ứng lao động sẽ gây khó khăn trong công ty. Bởi vậy họ có suy nghĩ nên đăng ký ngành nghề kinh doanh trước để tránh khỏi sự thắt chặt này. Tuy nhiên đó lại là một suy nghĩ sai lầm bởi đăng ký chỉ là điều kiện cần để thông báo sự có mặt của công ty trên cổng thông tin quốc gia còn điều kiện đủ để công ty được phép hoạt động thì chúng phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành.
3. Do không tìm được ngành nghề của mình nên lựa chọn các ngành nghề có điểm tương đồng
Có khá nhiều người không biết đâu mới là ngành nghề kinh doanh có chính xác của mình. Bởi vậy họ chọn các ngành nghề có nét tương đồng để tránh phải lo lắng sau này. Tuy nhiên điều này trong nhiều trường hợp lại gặp phải bất cập bởi lẽ các yêu cầu của mỗi ngành có sự khác nhau mà nếu người kinh doanh phải thực hiện tất cả các yêu cầu đó sẽ khá tốn công sức nhưng nếu không đáp ứng sẽ bị dừng hoạt động kinh doanh ngành đó.
V. Cách tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin điện tử quốc gia
Hiện tại các ngành đăng ký kinh doanh đã được công bố tại cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nhờ vậy việc tra cứu ngành nghề đăng ký kinh doanh hiện nay đã được diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Để tra cứu bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin điện tử quốc gia.
Bước 2: Nhập mã số thuế của công ty bạn muốn tra cứu trong ô tìm kiếm rồi nhấp chọn tìm kiếm.
Bước 3: Kích vào tên công ty ở phía dưới cùng trang tìm kiếm.
Bước 4: Kích vào xem thêm ở cuối màn hình để xem ngành nghề kinh doanh công ty bạn muốn tìm.
Bước 5: Theo dõi các ngành nghề kinh doanh được hiển thị trên màn hình.
VI. Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh
1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Biên bản về việc thay đổi nội dung ngành nghề đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần) về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
- Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
- Khi doanh nghiệp thực hiện bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được quyền đăng ký bổ sung trước sau đó khi doanh nghiệp chính thức thực hiện đảm bảo các điều kiện kinh doanh hoặc xin giấy phép con liên quan đến điều kiện kinh doanh cụ thể. Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề.
- Đối với các ngành kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp không phải chứng minh vốn pháp định, vốn điều lệ đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn khi thành lập công ty cũng như khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
2. Thời hạn hoàn thành thủ tục
Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh là 05 -07 ngày làm việc được tính từ ngày nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý đơn này của doanh nghiệp trong thời gian đó. Nếu có sự cố gì xảy ra gây vướng mắc, chậm chễ cần thông báo lại cho doanh nghiệp để có biện pháp xử lý.
3. Thời hạn công bố nội dung thay đổi ngành, nghề kinh doanh
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lưu ý cần chú ý mốc thời gian này nếu chậm trễ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh.
4. Một số lưu ý về việc áp mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ
- Doanh nghiệp phải thực hiện áp mã ngành nghề kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo mã ngành cấp 4 quy định tại Quyết định 27/2018 QĐ – TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Đối với mã ngành đăng ký kinh doanh cần thực hiện theo pháp luật chuyên ngành: doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
- Đối với ngành nghề có chứng chỉ hành nghề: doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh và được thực hiện ngay thủ tục thay đổi. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần bổ sung ngành nghề mà không cần cung cấp chứng chỉ hành nghề tại thời điểm nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
VII. Kết luận
Mặc dù mọi cá nhân tổ chức đều được tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm nhưng khi lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh bạn cũng cần phải hết sức chú ý. Bởi lẽ phải đảm bảo được ngành nghề đó phù hợp với phương hướng phát triển cũng như nguồn lực của mình. Bên cạnh đó việc hiểu về các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng rất cần thiết bởi nó sẽ giúp cho việc hoàn thành các thủ tục pháp lý nhanh và dễ dàng hơn. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại 123Job.