Hiệu ứng nhà kính là một khái niệm quen thuộc, đặc biệt trong thời tiết ngày một khắc nghiệt. Đây là một trong những vấn đề biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây ra cũng như cách khắp phục hiên nay ra sao

Một trong những vấn đề được cả thế giới quan tâm chính là hiệu ứng nhà kính. Mà nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính thường đến trực tiếp từ các tác động tiêu cực của con người đến môi trường. Hiện tượng này có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, đặc biệt gây nguy hại nghiêm trọng. Vậy kỳ thực hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính cùng tác hại của hiệu ứng nhà kính. Bạn đọc hãy đón đọc chi tiết trong bài viết này nhé! 

I . Khái niệm hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính tên tiếng Anh là Greenhouse Effect. Đặc điểm nổi bật của hiện tượng này là việc không khí bao quanh trái đất bị nóng lên do tầng Ozon che chắn bức xạ của mặt trời có lỗ hổng. Khi đó, chúng xuyên qua và chiếu xuống mặt đất, làm CO2 hấp thu và từ đó nóng lên. Điều này được ví như một chiếc hộp không thể thoát nhiệt. Vì vậy mà được gọi là hiệu ứng nhà kính.

 Hiệu ứng nhà kính là gì cũng khí gây hiệu ứng nhà kính là khí nào?

Ảnh: hiệu ứng nhà kính là gì cũng khí gây hiệu ứng nhà kính là khí nào?


II. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì?

Có 2 nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, đến từ nguyên nhân khách quan và từ chính những tác động của con người đến môi trường.

1. Nguyên nhân khách quan

Khí CO2 chính là khí gây hiệu ứng nhà kính, chiếm đến 70% trong tổng các loại khí tạo nên sự biến đổi. Chúng ta có thể tưởng tượng, khi bức xạ mặt trời lọt vào trái đất và bị lớp CO2 bao quanh giữ lại, làm nóng lên. Sau đó, biến thành một tấm kính dày bao phủ trái đất và không thể thoát ra bên ngoài. Điều này làm nhiệt độ “hành tinh xanh” tăng lên đáng kể.

Ngoài CO2, một số khí gây hiệu ứng nhà kính khác là CH4, CFC, SO2, OZON và các Halogen nhóm HX. Ngoài ra, hơi nước cũng đem đến một phần tác động.

Hiệu ứng nhà kính là gì cũng khí gây hiệu ứng nhà kính là khí nào? 

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì, Nhóm các khí gây hiệu ứng nhà kính vô cùng đa dạng


2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan đến từ hoạt động sản xuất và thói quen sinh hoạt của cong người. Hiện nay, mức độ xả các chất thải chưa qua xử lý trực tiếp ra ao, hồ không chỉ gây ra ô nhiễm nguồn nước mà còn khiến tăng hàm lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp của nhiều công việc sản xuất như khai thác khoáng sản làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4…  Ngược lại, con người liên tục tác động làm giảm diện tích rừng trên trái đất. Vô tình phá đi “lá phổi xanh” bảo vệ con người. Điều này làm hậu quả hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng. Do đó, nhà nước và chính phủ cần phải có tác động kịp thời để ngăn chặn xảy ra các tình trạng này.

III. Hậu quả nghiêm trọng gây ra do hiệu ứng nhà kính là gì?

Tác hại hiệu ứng nhà kính đáng sợ nhất chính là hiện tượng biến đổi khí hậu mà nổi bật nhất là việc nhiệt độ trái đất tăng lên đáng kể. Trong những năm gần đây, chúng ta liên tục chứng kiến nhiệt độ ngày một tăng cao, bình quân tăng 3 - 4 độ C mỗi năm. Điều này khiến băng ở hai cực liên tục tan mạnh, vô tình cướp đi môi trường sống của nhiều sinh vật khí lạnh. Thậm chí, hàng nghìn loại động vật đã phải chết do biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, một số tác hại hiệu ứng nhà kính khác bao gồm:

1. Nguồn nước

Tỷ lệ nước sạch ngày càng giảm, đặc biệt lượng nước ngọt có xu hướng bị nhiếm mặn tăng lên. Con người có nguy cơ bị thiếu hụt nước sinh hoạt. Ngành nông - lâm nghiệp liên tục thiếu nước để tưới tiêu và trồng trọt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, làm nhiều hộ gia đình “khốn đốn” vì thu nhập liên tục giảm, cây trồng, thủy sản không thể sinh sôi, phát triển. 

2. Con người

Biến đối khí hậu khiến thời tiết trở nên thất thường. Bên cạnh đó, mưa, lũ lụt liên tục tăng gây ảnh hưởng đến lối sống, cách sinh hoạt của chúng ta. Ngoài ra, dịch bệnh, vi khuẩn sinh sôi trước thời tiết thay đổi làm nhiều loại bệnh mới phát sinh. Từ đó, hệ miễn dịch trở nên yếu hơn và dễ bị nhiễm bệnh 

3. Sinh vật

Thảm thực vật bị phá hủy cùng hiện tượng phá rừng làm nương khiến môi trường sống của sinh vật ngày càng bị thu hẹp. Ngoài ra, khí hậu tăng cao làm cạn kiệt nguồn nước khiến các sinh vật không có nước để duy trì sự sống. Các loài sinh vật không thể thay đổi kịp thời để thích nghi nên đã dẫn đến hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng và nhiều loại có nguy cơ biến mất.

4. Hiện tượng băng tan

Băng của hai cực tăng là một trong những tác hại hiệu ứng nhà kính. Điều này khiến mực nước biển tăng cao. Từ đó, gây lũ lụt và có nguy cơ nhấn chìm các quốc gia ven biển hoặc quốc gia thấp hơn so với mực nước biển. 

Băng tan là tác hại nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính

Băng tan là tác hại nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính

IV. Cách khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính là gì?

Chúng ta cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp chống lại tác hại hiệu ứng nhà kính. Dưới đây là một số điều chú ý:

1. Trồng cây xanh

Cây xanh có khả năng quang hợp sản xuất O2 và hấp thu CO2, đo đó một phần CO2 sẽ được giảm đi trong tỷ lệ các khí trong không khí. Nhờ vậy, khí gây hiệu ứng nhà kính có tác động lớn như CO2 sẽ được dùng làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng của cây.

2. Tiết kiệm điện

Quá trình sản xuất điện đến từ việc sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch, thay đổi sức nước… Đây là hành động tác động tiêu cực vào môi trường. Do đó, việc tiết kiệm điện là cách khiến giảm hiệu ứng nhà kính đáng kể.

3. Phương tiện đi lại

Các phương tiện được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như xe máy, ô tô, xe bus… hoạt động với tần xuất lớn, sẽ nhả ra lượng CO2 vào môi trường. Điều này không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn làm trái  đất nóng lên nhanh hơn. Như vậy, hạn chế các phương tiện đi lại là cách bảo vệ cuôc sống của chúng ta. Bạn có thể thay bằng việc đi xe đạp… 

V. Vai trò của nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục về ảnh hưởng của  hiệu ứng nhà kính 

Nhà trường đóng vai trò lớn trong chống lại sự biến đổi của hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt, với thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên, đôi khi họ chưa thực sự nhận thức sâu sắc về tác hại nghiệm trọng của hoạt động này. Do đó, giáo dục, tuyên truyền là điều không thể thiếu. Các giải pháp cụ thể cho điều này có thể là:

  • Tổ chức các cuộc thi về môi trường và em yêu môi trường
  • Giải thưởng vẽ tranh sáng tạo chống biến đổi khí hậu
  • Các sáng tạo về sáng kiến tiết kiệm điện nước trong đời sống
  • Cùng thực hiện chiến dịch tiết kiệm điện, trồng nhiều cây xanh ở trường học.

Ngoải ra, các bậc phụ huynh cho dù đang làm việc ở lĩnh vực nào như nhân viên thu ngân, tài chính - ngân hàng, kế toán tổng hợp… đều cần có trách nhiệm giáo dục, giảng dạy và rèn luyện lối sống của con cái. Nhờ đó, tác động tiêu cực hơn đến môi trường.

VI. Kết luận

Bài viết này đã cung cấp đến quý bạn đọc về nguyên nhân hiệu ứng nhà kính cũng như tác hại hiệu ứng nhà kính có thể gây ra đến cuộc sống của con người chúng ta. Hy vọng chúng ta cùng đoàn kết để chống lại biến đổi khí hậu, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.