Mã số thuế và cách tra mã số thuế là quy trình quan trọng đối với hộ kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu mã số thuế một cách đúng nhất. Các bạn hãy đón đọc nhé!

Hộ kinh doanh cũng là một loại hình kinh doanh nên nghĩa vụ đóng thuế và theo dõi nắm vững mã số thuế là điều quan trọng. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, việc tra mã số thuế đối với cá nhân, tổ chức đã không còn mất thời gian và quá phức tạp. Dưới đây là cách tra cứu mã số thuế chính xác nhất!

I. Mã số thuế hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC, mã số thuế được hiểu là một dãy số/chữ cái/ký tự do Cơ quản quản lý thuế có thẩm quyền cấp cho người nộp thuế. Mã số thuế được dùng để nhận xác định việc từng người nộp thuế và được quản lý chặt chẽ trên phạm vi toàn quốc.

Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh doanh được hiểu là một loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động”

hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là gì?

Vậy hộ kinh doanh có mã số thuế không? Hộ kinh doanh cá thể cũng có mã số thuế và khi phát sinh bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì cá nhân chủ hộ hoặc đại diện hộ kinh doanh sẽ sử dụng, tra mã số thuế để kê khai, nộp thuế theo quy định của Nhà nước. 

Mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể cũng sẽ là một dãy số/chữ cái/ký tự do cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền cấp cho hộ kinh doanh cá thể khi chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ kinh doanh có đủ điều kiện. Mã số thuế dùng để kê khai và nộp thuế mỗi khi phát sinh hoạt động kinh doanh.

Việc tra mã số thuế hộ kinh doanh cá thể có thể nhận xét, xác định được các hộ kinh doanh đã nộp thuế hay chưa và sẽ được quản lý thống nhất trên toàn quốc.

II. Trình tự, thủ tục đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh phải chuẩn bị hồ sơ để tiến hàng thủ tập xin cấp mã số thuế gửi lên Chi cục thuế rồi tiến hành tra mã số thuế như sau:

  • Hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Chi cục thuế nơi có trụ sở kinh doanh.
  • Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
  • Thời hạn giải quyết mã số thuế trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
  • Chi cục thuế tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế.

2.1. Đối với hộ kinh doanh trực tiếp đăng ký thuế tại Cơ quan thuế

mã số thuế hộ kinh doanh

Quy định về hồ sơ đăng ký của hộ kinh doanh

Quy định về hồ sơ đăng ký của hộ kinh doanh tiến hành tra mã số thuế bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT kèm Thông tư số 95/2016/TT-BTC.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký của hộ kinh doanh (Không yêu cầu chứng thực)
  • Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực (Không yêu cầu chứng thực) đối với người quốc tịch Việt Nam, bản sao Hộ chiếu (Không yêu cầu chứng thực) đối với người quốc tịch nước ngoài.

Trường hợp hộ gia đình, nhóm cá nhân hoặc cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa tại các chợ biên giới thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm: 

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT kèm Thông tư số 95/2016/TT-BTC.
  • Bản sao một trong các giấy như sau: Giấy chứng minh thư biên giới, giấy thông hành, hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác (Không yêu cầu chứng thực) đối với cá nhân kinh doanh.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp (Không yêu cầu chứng thực) đối với cá nhân kinh doanh.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật quốc gia có chung biên giới (Không yêu cầu chứng thực) đối với hộ kinh doanh.

Trường hợp đại diện hộ kinh doanh đã được cấp và tra mã số thuế cá nhân thì khi phát sinh hoạt động kinh doanh nào đó, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT kèm Thông tư số 95/2016/TT-BTC, trên tờ khai ghi rõ mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh đã được cấp và tra mã số thuế hợp lệ.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Không yêu cầu chứng thực)

2.2. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình/nhóm cá nhân/cá nhân kinh doanh đăng ký thông qua hồ sơ khai thuế, chưa có để tra mã số thuế gửi kèm theo hồ sơ khai thuế

Trường hợp này có quy định về hồ sơ đăng ký mã số thuế bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Không yêu cầu chứng thực)
  • Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực (Không yêu cầu chứng thực) đối với người quốc tịch Việt Nam, bản sao Hộ chiếu (Không yêu cầu chứng thực) đối với người quốc tịch nước ngoài.

hồ sơ đăng ký mã số thuế

Hồ sơ đăng ký kinh doanh mã số thuế 

Trường hợp hộ gia đình, nhóm cá nhân hoặc cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa tại các chợ biên giới thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm: 

  • Bản sao một trong các giấy như sau: Giấy chứng minh thư biên giới, giấy thông hành, hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác (Không yêu cầu chứng thực) đối với cá nhân kinh doanh.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp (Không yêu cầu chứng thực) đối với cá nhân kinh doanh.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật quốc gia có chung biên giới (Không yêu cầu chứng thực) đối với hộ kinh doanh.

III. Cách tra mã số thuế hộ kinh doanh

Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh là việc mỗi doanh nghiệp cần làm và chú ý thực hiện để tránh những sai sót nhất định. Dưới đây 123job sẽ hướng dẫn bạn đọc cụ thể cách tra mã số thuế đầy đủ nhất.

Bước 1: Truy cập website của Tổng cục Thuế Việt Nam

Để có thể tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh, bạn truy cập vào website chính thức của Tổng cục Thuế Việt Nam: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh

Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh 

Tại đây, bạn cần điền một trong những thông tin sau đây để tra mã số thuế hộ kinh doanh:

  • Mã số thuế
  • Tên của hộ kinh doanh nộp thuế
  • Địa chỉ đăng ký trụ sở kinh doanh
  • Số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đại diện hộ kinh doanh: Mã số thuế của người đại diện.

Bước 2: Nhập mã số xác nhận để tiến hàng tra mã số thuế

Bước 3: Kiểm tra mã số thuế

Tại bước tra mã số thuế này, người tra cứu ấn “Tra cứu” để xem thông tin của hộ kinh doanh. Các thông tin sẽ hiển thị bao gồm: Tên hộ kinh doanh cá thể, tên người đại diện theo pháp luật, nơi đăng ký, địa chỉ cụ thể của hộ kinh doanh… và tình trạng hoạt động của hộ kinh doanh hiện tại.

IV. Kết luận

Bài viết trên của 123job hy vọng đã cung cấp đầy đủ cho quý bạn đọc khái niệm mã số thuế và hướng dẫn cách tra mã số thuế hộ kinh doanh. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể tra trực trực tiếp trên website của Tổng cục Thuế như hướng dẫn trong bài viết. Hẹn quý bạn đọc tại bài viết tiếp theo!