Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu những thông tin cơ bản về Influencer marketing. Còn trong nội dung sau đây, 123job sẽ đem đến tấm bản đồ thật rõ ràng và chi tiết, giúp bạn khéo léo xây dựng nên một chiến dịch truyền thông bài bản nhất, bắt đầu nhé...
I. 10 bước tạo chiến dịch Influencer Marketing đậm chất
1. Thiết lập KPIs, ngân sách, và khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên của mỗi quy trình luôn là thiết lập kế hoạch cho các mục tiêu cụ thể. Ở chiến dịch Influencer Marketing chính là chỉ số đo lường công việc hiệu quả (KPIs), ngân sách và đối tượng khách hàng mục tiêu.
KPI điển hình bao gồm độ phủ (audience reach), số lần hiển thị (impressions), lượt xem (views), lượt tương tác (engagement), tỷ lệ nhấp chuột (click through rate), tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), doanh số, và còn nhiều mục tiêu khác.
Khi thiết lập mục tiêu ngân sách, cần chắc chắn chi phí cho chiến lược tỷ lệ thuận với độ phủ của thông tin (lượng khách hàng tiếp cận được với thông tin). Ngoài ra, cần cân nhắc kỹ đối tượng khách hàng tiềm năng, để đề ra chính xác Influencer, kênh truyền thông, nội dung, hình thức truyền thông,... phù hợp.
2. Xác định kênh truyền thông xã hội cho một chiến dịch hiệu quả
Kênh tương tác là một trong số những yếu tố quyết định cho sự thành bại của chiến dịch. Mỗi social media khác nhau có một loại audience khác nhau và cách thức tương tác khác nhau. Do đó, trên cơ sở phù hợp với đặc điểm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ về hình thức social media sẽ sử dụng.
Với khoảng 2 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn thế giới, Facebook hiện nay vẫn là kênh truyền thông xã hội có ảnh hưởng nhất với 19% quyết định mua hàng bị tác động bởi nền tảng này. Theo sau Facebook chính là YouTube với 18% sử dụng Influencer Marketing. Nền tảng này được xem là phù hợp hơn với mục tiêu dài hạn và mang tính chuyên nghiệp hơn, đặc biệt đối với nội dung video. Bên cạnh đó, các nền tảng khác như Instagram, TikTok… được dự báo sẽ là vùng đất màu mỡ để các thương hiệu khai thác và thực hiện chiến dịch Influencer Marketing. Chính vì thế, nhãn hàng thường có xu hướng kết hợp nhiều kênh truyền thông để tăng độ phủ và tối ưu hiệu quả cho chiến dịch của mình. Đây là một hướng đi hết sức khôn ngoan!
Xác định kênh truyền thông cho Influencer marketing
3. Xác định lịch ra mắt hợp lý cho chiến dịch
Lịch trình lên sóng của chiến dịch Influencer Marketing cần linh hoạt thay vì cố định. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các hoạt động tiếp thị, chiến dịch khác nhằm tăng tính đa dạng và thu hút khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu cũng cần chú ý đến insights (sự thật ngầm hiểu) của đối tượng mục tiêu trong chiến dịch. Họ thường tương tác với Influencer khoảng thời gian nào, trên kênh truyền thông nào chính là một trong những tiêu chí để lên lịch cho chiến dịch một cách phù hợp hơn.
4. Chọn mặt gửi vàng – Chọn Influencer đồng hành cùng chiến dịch
Một trong những tiêu chí cần cân nhắc đầu tiên là sự tương ứng giữa tiếng nói của Influencer với thông điệp thương hiệu để đảm bảo nội dung truyền tải chân thực, gây được tiếng vang tới cộng đồng khán giả mục tiêu đang nhắm tới. Bên cạnh đó, nhãn hàng nên xem xét lượt theo dõi cũng như mức độ tương tác giữa các Influencer và khán giả của họ trên tất cả các nền tảng truyền thông. Việc xem lại sự hiệu quả của những chiến dịch trong quá khứ mà Influencer đã tham gia cũng là một cách mà nhiều nhãn hàng đang áp dụng để đưa ra quyết định cho chiến dịch sắp tới.
5. Tạo brief và thúc đẩy cho quá trình sáng tạo nội dung
Tạo brief chắc chắn là bước không thể thiếu trước chiến dịch. Một bản brief hoàn chỉnh bao gồm yêu cầu chiến dịch, thông điệp muốn truyền tải, ý tưởng sáng tạo, và mục tiêu tổng thể. Trước đó, nhãn hàng phải tìm được insights của khách hàng mục tiêu, rồi mới xác định được thông điệp và ý tưởng tốt cho chiến dịch.
6. Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng với Influencer
Trước khi triển khai một chiến dịch Influencer Marketing, việc đàm phán giữa nhãn hiệu và Influencer về những quy định hợp đồng là vô cùng cần thiết. Hợp đồng này bao gồm một thỏa thuận pháp lý về bồi thường và phân chia vai trò của mỗi bên trong toàn bộ chiến dịch (liên quan đến tất cả các khía cạnh trong nội dung được Influencer tạo ra), lịch trình các bài đăng, và những quyền cấp phép cho bất cứ nội dung tài trợ được tạo ra trong suốt thời gian chiến dịch.
7. Đánh giá nội dung trước khi chiến dịch lên sóng
Để đảm bảo tất cả nội dung của Influencer đúng theo kế hoạch, và có thể phủ sóng các kênh truyền thông, thương hiệu nên duyệt tất cả các bài đăng, hình ảnh, hay video trước khi chúng được lên sóng. Ngoài ra, nhãn hiệu có thể lập một lịch trình cụ thể để có thể đánh giá lại toàn bộ nội dung và sẵn sàng cho việc thay đổi nội dung nếu cần thiết.
8. Lên sóng chiến dịch
Vai trò của việc giám sát toàn bộ quá trình truyền tải thông điệp đến với công chúng là tối quan trọng với bất kỳ chiến dịch nào. Vì thế, trong suốt quá trình từ lúc Influencer cho lên sóng các bài đăng theo lịch trình, thương hiệu cần theo dõi chặt chẽ tiến độ, theo dõi độ phủ sóng, mức độ tương tác và phản ứng của khán giả để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu cần thiết.
9. Tối ưu hóa nội dung và hiệu quả chiến dịch
Việc thương hiệu đẩy mạnh nội dung ngay cả trước và sau khi lên sóng chiến dịch để tiếp cận tới cộng đồng khán giả rộng lớn của Influencer chính là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chiến dịch. Nhãn hàng có thể kết hợp với Influencer tạo ra những minigame, giveaway sản phẩm, hay các cuộc thi ảnh, thi viết, tăng cường sự tương tác với người hâm mộ và đặc biệt khuyến khích kêu gọi hành động (CTA) qua mỗi nội dung, kèm theo những thông tin liên quan như link bài PR, link website để chiến dịch lan tỏa rộng hơn. Ngoài ra, nhãn hàng có thể tận dụng nhiều kênh social media của chính mình và của cá nhân Influencer để tăng độ phủ sóng và tạo được hiệu ứng mạnh thu hút khách hàng tiềm năng.
10. Phân tích và báo cáo kết quả chiến dịch
Có thể nói, đo lường và đánh giá kết quả luôn là bước cuối cùng nhưng đặc biệt quan trọng của bất kỳ chiến dịch nào. Một số KPIs cần được theo dõi như độ phủ (audience reach), số lần hiển thị (impressions), lượt xem (views), tỷ lệ tương tác (engagement rates), và tỷ lệ nhấp chuột (click through rate). Bên cạnh những số liệu này, thương hiệu thậm chí còn có thể chụp lại màn hình những tương tác của khán giả trên các kênh truyền thông, để đánh giá được toàn diện những cảm xúc cũng như phản hồi trực tiếp từ họ.
II. Làm thế nào để trở thành Influencer Marketing trong lĩnh vực của bạn?
Còn nếu bạn là một người có mong muốn trở thành Influencer Marketing thì đâu là hướng đi phù hợp? Hãy đi theo các bước sau đây nhé:
1. Tìm lĩnh vực thích hợp với Bạn nhất
Tất nhiên bạn chỉ có thể thoải mái và phát triển đam mê làm một Influencer Marketing khi bạn được làm trong lĩnh vực mình phù hợp nhất. Mặc dù hầu hết những Influencer trên phương tiện truyền thông xã hội bắt đầu đăng nội dung, nhưng họ đam mê, điều khiến họ nổi bật thực tế là họ có xu hướng tập trung vào một lĩnh vực cụ thể trong ngành mà họ đam mê.
2. Sử dụng " First Principles Thinking " để tiếp cận
Trong một cuộc phỏng vấn với Kevin Rose, Elon Musk giải thích rằng có hai cách tiếp cận lý luận mà mọi người sử dụng. Đầu tiên và phổ biến nhất là phương pháp tương tự. Những người sử dụng phương pháp lý luận này quyết định làm mọi việc dựa trên những gì đã xảy ra trong quá khứ. Đó là lý do tại sao chúng ta thường thấy nhiều người trong một ngành cụ thể làm gần như cùng một việc, nói về cùng một chủ đề và thậm chí sử dụng các định dạng tương tự khi xuất bản và quảng bá nội dung của họ.
Cách tiếp cận lý luận thứ hai là những gì mà Musk gọi là "First Principles Thinking". Thay vì các quyết định dựa trên những thành công hay thất bại trong quá khứ, Musk và những người khác sử dụng phương pháp lý luận này nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản khách quan và đưa ra quyết định của họ chỉ dựa trên điều đó. Những điểm sáng về việc làm theo cách suy nghĩ và lý luận của Musk là nó mở ra cho bạn những khả năng và cách tiếp cận khác. Điều đó có thể giúp bạn khác biệt với những Influencer khác lĩnh vực của bạn và cho phép bạn mang một cái gì đó mới mẻ đến cho đối tượng mục tiêu của bạn.
3. Chọn ít nhất một Mạng xã hội
Như đã đề cập ở trên, mỗi Influencer Marketing phù hợp với một social media nhất định. Trong đó, Facebook là kênh có tới 93% Influencer mạng xã hội tập trung vào - bởi vì nó mang lại cho họ kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ vì đó là những thống kê của 2019 không có nghĩa Facebook luôn là một lựa chọn hoàn hảo. Lý do rất đơn giản: Đối tượng của bạn có thể không dành phần lớn thời gian của họ ở đây.
Một lần nữa, đây là nơi tạo ra tính cách toàn diện cho đối tượng mục tiêu của bạn là rất quan trọng. Instagram và Facebook là những lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang khao khát vươn tới thế hệ X, Y, và Z. Mặt khác, nếu đối tượng mục tiêu của bạn bao gồm chủ yếu là các giám đốc kinh doanh, LinkedIn có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn. Sự thật là Influencer marketing Việt Nam hiện nay rất phát triển bởi lượng lớn tương tác từ thế hệ X, Y, Z hoặc các giám đốc, doanh nghiệp… trên các nền tảng mạng xã hội này.
Chọn ít nhất một mạng xã hội cho chiến dịch trở thành Influencer marketing
4. Phát triển chiến lược nội dung của bạn
Giống như hình thức Inbound Marketing, hình thức và chất lượng nội dung bài viết sẽ tạo ra hoặc phá vỡ cơ hội giúp bạn xây dựng thương hiệu bản thân như một người có ảnh hưởng trong cộng đồng mạng.
Quyết định hình thức bạn sẽ sử dụng khi tạo nội dung nó không chỉ là một phần trong việc bạn làm để cung cấp thông tin có giá trị mà còn thể hiện tính cách và “tiếng nói” của bạn – giúp bạn tạo thêm tính độc đáo cho nội dung mình tạo ra. Bên cạnh đó, để việc phát triển một chiến lược nội dung hiệu quả cần truyền tải đến cho người xem của bạn sự cân bằng trong nội dung thông tin và đánh giá cá nhân. Hãy nhớ rằng, lý do tại sao mọi người tin tưởng những người có ảnh hưởng là do tính trung lập của họ.
5. Phân phối nội dung của bạn
Cho dù nội dung của bạn tuyệt vời đến đâu, nếu bạn không thể khiến mọi người nhìn thấy và tương tác thì nó sẽ trở nên vô ích. Điều quan trọng là bạn phải lên kế hoạch thật cụ thể và cẩn thận khi bạn viết và phân phối nội dung của mình trên phương tiện truyền thông xã hội - thời gian bạn đăng một bài viết lên trang các nhân của mình.
6. Phát triển mạng lưới kết nối
Mặc dù bạn vẫn đang trong quá trình thiết lập uy tín và chuyên môn của mình như một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, nhưng bạn sẽ cần phải tích cực phát triển cơ sở người theo dõi của mình.
Một trong những cách hiệu quả nhất để làm điều này là thông qua blog. Mặc dù nhiều người dùng Internet đang chuyển sang các mạng xã hội để lấy thông tin, tuy nhiên có một sự thật là bạn vẫn không hoàn toàn sở hữu không gian của mình trên đấy. Chỉ cần một sai lầm nào đó làm tài khoản của bạn bị khóa sẽ khiến bạn mất tất cả nội dung và người theo dõi. Viết blog còn có thể giúp bạn phát triển mạng lưới rộng hơn bằng các nút chia sẻ trên mạng xã hội trong mỗi bài đăng trên blog, người xem bài blog có thể chia sẻ nội dung của bạn với các mạng xã hội tương ứng của họ.
7. Tương tác với những người theo dõi bạn
Để làm một Influencer marketing chuyên nghiệp, khi những người theo dõi để lại một câu hỏi hoặc nhận xét về bài đăng của bạn, hãy dành thời gian để trả lời họ. Điều đó có thể khiến họ cảm thấy bản thân được tôn trọng và bạn thực sự muốn giúp đỡ họ. Nó cũng sẽ giúp bạn phát triển mối quan hệ với họ.
Tất nhiên, không phải tất cả các ý kiến và câu hỏi đều tích cực. Là một người có ảnh hưởng, sẽ không khỏi tránh những trường hợp gặp phải những bình luận tiêu cực. Bạn phải giữ được sự bình tĩnh, cố gắng giữ hòa khí trong câu trả lời và giải quyết chúng một cách chuyên nghiệp.
8. Đánh giá sự tiến bộ của bạn
Bước này rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn muốn tìm cách hợp tác với nhãn hàng cho các chiến dịch truyền thông có sử dụng Influencer marketing của họ, vì đây là một trong những điều mà các thương hiệu tìm kiếm ở một người có ảnh hưởng để hợp tác.
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều cung cấp cho bạn thông tin chuyên sâu và phân tích để theo dõi sự phát triển hay tiến trình xây dựng của một tài khoản - những thứ như nhân khẩu học, phạm vi tiếp cận và tỷ lệ tương tác, sẽ cho thấy mức độ nhanh chóng (hoặc chậm) khi bạn xây dựng đối tượng của mình. Nó giúp bạn thấy rõ những dạng nội dung nào có tỷ lệ tương tác cao nhất, để bạn có thể tạo thêm các dạng này.
9. Liên tục cập nhật thông tin và chính sách mạng xã hội
Nếu bạn đã và đang hoạt động trên nhiều nền tảng MXH, bạn sẽ phải biết tần suất các nền tảng này cập nhật thuật toán cũng như các điều khoản và điều kiện đăng bài của họ.
Đặc biệt, là một Influencer chuyên nghiệp bạn cũng cần phải làm quen với các nguyên tắc và chính sách của các nền tảng MXH, khi bạn sẽ hợp tác với các thương hiệu để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ trên tài khoản mạng xã hội của bạn. Vì các MXH rất thận trọng trong việc giám sát các thương hiệu cũng như các Influencer Marketing có thể vi phạm các nguyên tắc tiếp thị.
10. Nhất quán và kiên định
Theo Adam Steele, người sáng lập Loganix, nếu có một thứ vượt qua chất lượng nội dung, thì đó là tính nhất quán. Vì sao ư? Vì những người theo dõi bạn tin tưởng vào thông tin bạn cung cấp. Nếu như nội dung bạn muốn truyền đạt thiếu nhất quán thì cuối cùng họ sẽ ngừng theo dõi hoặc ít chú ý đến bạn hơn.
III. Các xu hướng chủ đạo định hình Influencer Marketing trong hiện tại và tương lai
1. Thực hiện theo nguyên tắc của FTC về Influencer Marketing
Một trong những điều đầu tiên và quan trọng nhất của Influencer marketing 2019 là sự minh bạch trong mối quan hệ giữa thương hiệu và Influencers. Về cơ bản, các nội dung mang tính quảng cáo của Influencer đăng trên Instagram hay Facebook đều tinh vi và hết sức tự nhiên, khiến cho người dùng không nhận ra đó là những quảng cáo được trả phí, và Influencer cũng không tiện tiết lộ điều này. Họ chỉ lồng ghép khéo léo tên thương hiệu trong đó để tăng thêm lòng tin và uy tín cho thương hiệu trong mắt người dùng.
Nếu bạn muốn tránh khỏi những vấn đề về pháp lý thì hãy đảm bảo rằng Influencer mà bạn đang hợp tác sẽ tiết lộ rõ ràng rằng họ được trả phí khi quảng bá cho thương hiệu của bạn. Họ có thể đặt hashtag như #ad hoặc #sponsored trong bài viết.
2. Tận dụng tối đa nền tảng Instagram
Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Instagram đã vượt mốc 1 tỷ người dùng vào năm 2018.
Influencer marketing trên Instagram hiện nay là một ngành công nghiệp trị giá 1 tỷ đôla, và đến hết năm 2019, nó có thể lên tới 2 tỷ đôla. Nền tảng khổng lồ này đang tạo ra nhiều cơ hội đáng kinh ngạc trong việc tạo dựng mối quan hệ hợp tác giữa những người có ảnh hưởng và các doanh nghiệp. Trong thực tế, một khảo sát cho thấy Instagram là nền tảng số 1 cho 92% Influencer trong năm 2017.
Instagram - trợ thủ đắc lực của Influencer marketing
3. Bắt đầu sử dụng công cụ Influencer Marketing
Khi Influencer marketing platform bắt đầu trở nên phổ biến hơn, hai trong số những thách thức lớn nhất mà các thương hiệu gặp phải là tìm kiếm những người có ảnh hưởng và quản lý các mối quan hệ.
Hiện nay, có 1 số công cụ như Tapinfluence và Upfluence giúp bạn tìm Influencer và quản lý quy trình làm việc hiệu quả hơn.
Giống như social media marketing, ở giai đoạn đầu các thương hiệu quản lý trực tiếp thông qua các nền tảng như Facebook hay Twitter. Nhưng khi social trở thành một phần không thể tách rời trong chiến lược marketing, các công cụ như Sprout Social sẽ tạo thuận lợi cho quá trình quản lý chiến lược social media marketing. Giống như social media marketing, ở giai đoạn đầu các thương hiệu quản lý trực tiếp thông qua các nền tảng như Facebook hay Twitter. Nhưng khi social trở thành một phần không thể tách rời trong chiến lược marketing, các công cụ như Sprout Social sẽ tạo thuận lợi cho quá trình quản lý chiến lược social media marketing.
4. Chiến lược “Go Nano”: Tiếp cận các Influencers nhỏ và siêu nhỏ (Micro – Influencers)
Không có xu hướng nào trong năm 2018 được chú ý nhiều hơn sự vươn lên của micro Influencer và sau đó, nano Influencer, hiểu nôm na là một người có vài nghìn followers trong một lĩnh vực nhất định. Chi phí ít hơn, tài năng dễ uốn nắn hơn, và nếu một trong số họ làm điều gì đó ngu ngốc, điều đó cũng không di căn thành một thảm họa PR có thể hủy hoại thương hiệu.
Rất nhiều tên tuổi lớn vẫn đang ký kết các thỏa thuận lớn, nhưng thị trường đã thay đổi trong một thời gian ngắn, ông Sovay cho biết. Chỉ trong năm vừa qua, số lượng followers trung bình của một Influencer trong một chiến dịch đã giảm một nửa, còn 500.000. Đó không hẳn là dấu hiệu của sự gia tăng nano Influencer, mà là xu hướng hợp tác với nhiều Influencer trong một thương vụ.
5. Hợp tác lâu dài
Gian lận followers đã trở thành mối quan tâm lớn trong năm 2018, vượt ra xa nỗi lo ngại của năm 2017 về việc các quan chức nhà nước thao túng bầu cử và khiến thị trường không khỏi lo ngại rằng một số Influencer đang thao túng số lượng follower để đòi hỏi các thương hiệu trả phí cao hơn. Một vài phản hồi từ các công ty trong ngành đã giúp giảm bớt những lo ngại đó.
Đầu tiên, các nền tảng truyền thông xã hội đã dành phần lớn năm 2018 để nhổ rễ và tiêu diệt hàng triệu tài khoản giả mạo. Thứ hai, các thương hiệu như Unilever cam kết không bao giờ hợp tác với những người mua follower giả. Thứ ba, các công ty dữ liệu nhanh nhạy hơn trong việc phát hiện Influencer không trung thực. CreatorIQ điểm mặt những Influencer với số lượng followers cao bất thường từ các quốc gia không quá nổi bật; theo dõi xem họ có sự thay đổi đột ngột về số lượng followers hay không; và liệu bài đăng của họ có nhận được mức độ tương tác bình thường hay không. Influencer cũng bắt đầu chia sẻ dữ liệu mà chính họ thu thập, vì vậy các thương hiệu có thể yên tâm về số lượng người thực sự nhìn thấy một bài đăng và phản ứng với nó.
6. Đo lường ROI
Khi lượng tiền đầu tư tăng lên, việc đo lường KPI và tỷ lệ tiền trên đầu tư (ROI) là điều hết sức cần thiết. Liệu chiến lược Influencer marketing của bạn có thực sự sinh lời và giúp bạn đạt được mục tiêu của mình không? Mặc dụ việc hợp tác được với những người ảnh hưởng có thể là vô giá, bởi có thể thương hiệu của bạn sẽ bất ngờ nổi tiếng chỉ sau 1 đêm nhờ Influencer đó. Nhưng bạn vẫn có thể cân nhắc và theo dõi lượng doanh thu mà Influencer mang lại.
Khi hợp tác với Influencer, bạn cũng có thể cung cấp cho họ mã khuyến mãi để họ được hưởng % chiết khấu đó từ những đơn hàng được tạo ra từ bài đăng của họ. Bên cạnh đó, sử dụng công cụ Influencer marketing bạn còn có thể đo lường được mức độ ảnh hưởng của những Influencer đến thương hiệu của bạn thông qua thẻ hashtag gắn tên thương hiệu.
7. Tạo nội dung hữu ích, không phải quảng cáo
Một quan niệm sai lầm phổ biến về Influencer marketing đó là luôn đi theo 1 lối mòn. Như việc 1 Influencer đăng tải một hình ảnh sản phẩm của bạn với caption thể hiện mức độ yêu thích của họ đối với thương hiệu của bạn. Như vậy thật nhàm chán! Vì nó là những dạng nội dung quảng cáo, thay vào đó, hãy chia sẻ những nội dung hữu ích, mang tính giải trí và có liên quan hơn tới khách hàng, chú trọng hơn tới content marketing dưới nhiều dạng khác nhau như hình ảnh, gif, video,…để tăng thêm tương tác với khán giả.
8. Sự gia tăng của Influencer
Thương hiệu không phải là những người duy nhất nhận thấy sự gia tăng của Influencer marketing. Và hầu như ai cũng có thể trở thành Influencer. Trên thực tế, social media Influencer đã trở thành một nghề nghiệp mà mọi người mơ ước. Bằng chứng là sự tăng trưởng của lượng tìm kiếm cụm từ khóa: “Cách trở thành một người có ảnh hưởng”
9. Thúc đẩy Youtube Influencer
Trên thực tế, 70% người đăng ký YouTube tuổi vị thành niên cho biết họ liên quan đến người sáng tạo nội dung YouTube nhiều hơn những người nổi tiếng truyền thống.
Có rất nhiều lợi ích khi làm việc trực tiếp với người sáng tạo nội dung, thay vì chỉ chạy quảng cáo. Influencer biết khán giả của họ và điều gì gây tiếng vang với họ. Vì vậy, các chiến dịch của bạn xuất hiện chính xác và chân thực hơn nhiều. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp linh hoạt chiến dịch của mình từ đầu. YouTube nhận thức được sức mạnh của các thương hiệu làm việc trực tiếp với những Influencer, đó là lý do tại sao họ tạo ra nền tảng Influencer marketing của riêng họ.