Interpersonal Skills là gì? Tại sao nói những kỹ năng sinh tồn còn có vai trò quan trọng hơn nhiều so với những kiến thức sách vở trên trường học? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Interpersonal Skills là gì? Bạn có hiểu về trí tuệ cảm xúc? Đây là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của thuật ngữ này. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin chi tiết nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về Interpersonal Skills trong cuộc sống hiện nay.
I. Interpersonal Skills là gì?
Để trả lời cho câu hỏi Interpersonal Skills là gì, trước hết chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về định nghĩa của nó. Đây là một thuật ngữ chỉ trí tuệ xúc cảm liên quan tới các kỹ năng mềm trong cuộc sống hằng ngày của con người, bao gồm kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng cá nhân quản lý thời gian và thậm chí là cả kỹ năng thư giãn… Những kỹ năng này không được đề cập nhiều trong sách vở mà chủ yếu là từ những trải nghiệm và kinh nghiệm của mọi người mà hình thành. Hiện nay cũng không có một định nghĩa nào cụ thể và chính xác tuyệt đối qua câu từ về những kỹ năng sống mà ta thường hiểu chúng qua những biểu hiện và ví dụ thực tế trong cuộc sống.
Interpersonal Skills là gì?
II. Tầm quan trọng của các kỹ năng mềm
Theo một nghiên cứu được công bố, kỹ năng mềm quyết định tới 75% sự thành công của mỗi con người. Đó cũng là lý do giải thích tại sao ngày nay các nhà tuyển dụng đều lựa chọn ứng viên thông qua các kỹ năng mềm chứ không quá quan trọng về kiến thức chuyên môn trong sách vở và bằng cấp. Bởi, kiến thức hoàn toàn có thể được bổ sung trong thời gian ngắn, những gì không biết có thể tự tìm hiểu, hoặc được đào tạo. Nhưng những kỹ năng mềm cơ bản có được là cả một quá trình tích lũy và trải nghiệm của chính mỗi cá nhân trong một chặng đường dài và không phải ai cũng có thể dạy cho bạn những điều đó.
Trong công việc, nếu không có các kỹ năng mềm cơ bản thì bạn sẽ rất khó hòa nhập trong môi trường làm việc của mình, khả năng làm việc nhóm hạn chế, khả năng thích nghi với sự thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh kém dẫn tới hiệu quả làm việc không cao và không nhận được sự tín nhiệm của mọi người.
Trong cuộc sống hằng ngày, những kỹ năng mềm cần thiết có vai trò quyết định tới sự sinh tồn của con người. Những kỹ năng cá nhân giúp chúng ta vượt qua khó khăn, tự bảo vệ được bản thân mình trước những thay đổi của hoàn cảnh, khả năng xử lý tình huống linh hoạt và nhạy bén cùng sự tin tưởng từ những người xung quanh.
Mặc dù tầm quan trọng của interpersonal skills là gì thì ai cũng biết nhưng hiện trạng chung ngày nay là việc chủ động học hỏi và rèn luyện kỹ năng mềm của mọi người, đặc biệt là học sinh, sinh viên còn rất hạn chế. Nền giáo dục của nước ta vẫn còn rất quan trọng về bằng cấp và mắc bệnh thành tích mà không mấy chú trọng tới việc trang bị và nâng cao kỹ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên; dẫn tới sự thiếu hụt trong nhận thức và các trải nghiệm thực tế, biết chứ không hiểu, hoặc hiểu nhưng không làm được.
III. Các kỹ năng mềm để thành công trong học tập và công việc
Các kỹ năng mềm để thành công trong học tập và công việc
Bên cạnh câu hỏi “Interpersonal Skills là gì?” thì một vấn đề khác cũng được rất nhiều người cùng quan tâm đó chính là những kỹ năng cá nhân nào là mấu chốt tạo nên thành công trong học tập và công việc. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây!
1. Đặt mục tiêu
Bạn không thể đi mãi trên một con đường mà không biết điểm dừng, đó là lý do bạn cần có kỹ năng đặt mục tiêu trong cuộc sống. Muốn thành công, trước hết bạn phải biết mình cần phải làm gì và hoàn thành từng bước để đi đến cái đích thành công đó. Kỹ năng đặt mục tiêu cũng vô cùng quan trọng bởi nó sẽ xác định hướng đi của bạn trong một chặng đường nhất định và không phải ai cũng có thể đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân mình. Có thể là cùng một đích đến, có người mất 5 năm, nhưng cũng có người chỉ mất 3 năm, 2 năm để hoàn thành. Một khi đã xác định đúng mục tiêu cho mình thì bạn sẽ tìm được phương án tốt nhất và hiệu quả nhất để thực hiện nó. Đặt mục tiêu không chỉ đơn giản là kỹ năng mềm mà nó còn thể hiện cho kỹ năng sống của bạn đang được trau dồi và cải thiện.
2. Sáng tạo trong công việc
Óc sáng tạo là khả năng thiên bẩm của mỗi con người và không ai có thể dạy bạn sáng tạo như thế nào. Tuy nhiên, một trong số những kỹ năng mềm cần thiết để thành công đó chính là khơi nguồn sự sáng tạo. Có thể một người có óc sáng tạo sẽ có những lợi thế và sự tự tin nhất định dành cho mình nhưng làm thế nào để phát huy khả năng sáng tạo của mình đúng lúc, đúng chỗ và đúng mục đích mới là điều mà chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện bản thân qua thời gian. Làm được điều này, đôi khi bạn sẽ có những đột phá bất ngờ trong công việc và mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với những lối mòn theo truyền thống, giúp bạn thăng tiến một cách dễ dàng và nhận được sự đánh giá cao từ mọi người.
3. Biết lắng nghe và học tập từ những lời phê bình
Không phải ngẫu nhiên mà người xưa đã rút ra kết luận: “Thành công mang lại cho ta vinh dự nhưng thất bại lại cho ta những bài học”. Trên thực tế, người ta học hỏi được nhiều hơn từ chính những thất bại của mình và của người khác. Điều quan trọng là cách mà chúng ta nhìn nhận và vượt qua được sự thất bại đó để tìm kiếm con đường đi tới thành công. Trong công việc, những lời phê bình, góp ý cũng có vai trò quan trọng như vậy. Chúng ta cần vượt qua được sự tự ái và cái tôi của bản thân để lắng nghe những lời phê bình một cách thực sự nghiêm túc bởi đó là những nhận xét rất khách quan nhằm giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Đó cũng là lý do mà kỹ năng lắng nghe lại là một trong số những kỹ năng mềm cần thiết nhất trong cuộc sống. Đây cũng là kỹ năng sống cần được trang bị cho bất cứ ai trước cánh cửa cuộc đời.
4. Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin từ ít nhất 2 phía, bao gồm nghe - nói. Không ít người hiện nay xem nhẹ vai trò của kỹ năng giao tiếp và điều đó thực sự là một quan điểm rất sai lầm. Với nhiều người, việc giao tiếp là điều hết sức dễ dàng, nhưng cũng với nhiều người thì giao tiếp với người khác lại là một trở ngại và khó khăn. Bởi thế mà họ luôn cảm thấy lạc lõng và lo sợ khi hòa trong đám đông, khó hòa nhập với môi trường mới, ngại giao tiếp với mọi người và tất nhiên không thể có được thành công trong học tập cũng như công việc. Chính vì vậy, chúng ta cần rèn luyện kỹ năng cá nhân của mình một cách thường xuyên, biết cách giao tiếp với từng kiểu người, phù hợp với từng hoàn cảnh, địa vị xã hội…
5. Tự tin, năng động, biết lôi kéo người khác
Đây là những kỹ năng mềm cần thiết đối với một nhà lãnh đạo. Họ cần thể hiện được sự tự tin của mình dựa trên chính năng lực của bản thân, đồng thời phải năng động và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm. Có như vậy thì họ mới đủ khả năng để thuyết phục, lôi kéo, định hướng và lãnh đạo người khác theo quan điểm và hành động của mình. Muốn có được sự tự tin, chúng ta cần phải xác định rõ mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Muốn có được sự năng động và khả năng lôi kéo người khác, chúng ta cần phải trải nghiệm nhiều, va chạm với nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống, từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học thực tiễn cho bản thân. Đây là 3 kỹ năng mà bạn cần phải có cho mình để tiến xa hơn trong sự nghiệp.
6. Kỹ năng làm việc nhóm
Khả năng hiểu biết và năng lực làm việc của mỗi cá nhân là có giới hạn, trong đó mỗi người lại có những điểm mạnh riêng và điểm yếu riêng. Do đó để hoàn thành một cách xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao thì bạn cần trau dồi cho mình kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả bởi không ai có thể tự hoàn thành mọi công việc trong cuộc sống mà không cần tới bất cứ sự trợ giúp nào. Muốn làm việc nhóm một cách hiệu quả, trước hết bạn cần biết cách kết hợp hài hòa giữa các thành viên trong nhóm, phát huy mọi điểm mạnh một cách tối đa và khắc phục những điểm yếu, đồng thời bạn phải có trách nhiệm và sự nhiệt tình với phần việc của mình. Có như vậy thì nhóm của bạn mới hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ và bản thân bạn cũng sẽ nhận được sự tin tưởng, công nhận của đồng nghiệp.
7. Kỹ năng khám phá và lãnh đạo bản thân
Không ai có thể hiểu bạn hơn chính bản thân, và bạn cũng không thể lãnh đạo người khác trong khi không thể tự lãnh đạo được chính mình. Đó là lý do mà kỹ năng cá nhân và lãnh đạo bản thân được xem là những kỹ năng cá nhân rất cần thiết trong cuộc sống. Bạn cần phải khám phá xem điểm mạnh của mình ở lĩnh vực nào để tìm cách phát huy, điểm yếu để tìm cách cải thiện và khả năng làm việc của mình tới đâu để có những sự lựa chọn phù hợp. Nhiều người thường hay than vãn rằng cuộc sống không hề công bằng nhưng điều này hoàn toàn sai lầm và chỉ là cái cớ để đổ lỗi cho sự hèn nhát. Cuộc sống vốn dĩ rất công bằng bởi mỗi người chúng ta đều chỉ có 24 tiếng mỗi ngày, nhưng sự lựa chọn của mỗi người lại không công bằng. Chọn cách đứng dậy hay tiếp tục chìm sâu vào thất bại, đó là quyết định của mỗi người. Khi bạn lãnh đạo bản thân tốt, bạn sẽ biết cách lãnh đạo được người khác và khiến họ bị thuyết phục trước tầm nhìn và khả năng của bạn.
8. Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian
Như đã nói ở trên, mỗi người chỉ có 24 tiếng mỗi ngày. Cùng một công việc, nhưng có người làm một cách rất thuận lợi và có hiệu quả mà không phải bỏ ra quá nhiều công sức và chi phí. Nhưng cũng có người luôn trong tình trạng bị quá tải và căng thẳng, trong khi hiệu quả công việc lại không cao. Điểm khác biệt ở đây chính là kỹ năng tổ chức công việcvà quản lý thời gian một cách khoa học. Để rèn luyện được kỹ năng này thì bạn cần đặt ra những mục tiêu ngắn hạn của mình và tìm mọi cách để thực hiện nó, ít nhất là trong đúng thời hạn đã đặt ra. Khi một công việc được lập kế hoạch một cách chi tiết và được xác định rõ ràng thì không gì là không thể để hoàn thành nó một cách tốt đẹp nhất.
9. Kỹ năng ra quyết định
Đây là kỹ năng mềm của lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của một dự án, thậm chí là của cả một công ty. Nếu không có kỹ năng này, người lãnh đạo sẽ thiếu chắc chắn và quyết đoán khi đưa ra một quyết định nào đó có liên quan tới công ty. Điều này đôi khi sẽ làm công ty bị bỏ lỡ một cơ hội tốt để kinh doanh và thu lợi nhuận, không chỉ gây thiệt hại về mặt lợi ích cho doanh nghiệp mà còn làm mất uy tín đối với người lãnh đạo.
Không chỉ có vậy, mỗi người chúng ta hàng ngày đều gặp phải rất nhiều tình huống cần đưa ra quyết định, đòi hỏi chúng ta cần có khả năng phân tích vấn đề, đánh giá tình hình và dựa trên điều kiện thực tế để đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất. Ai cũng cần phải mài dũa kỹ năng ra quyết định bởi không ai có thể chịu trách nhiệm thay cho bạn về những sự lựa chọn mà bạn đã đưa ra trong cuộc đời của mình.
10. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Có thể nói đây là một kỹ năng mềm thiết thực nhất và được coi là một kỹ năng sinh tồn trong đời sống. Lý do là bởi trong cuộc đời của chúng ta luôn có những biến cố bất ngờ mà không ai có thể dự đoán được. Mỗi một vấn đề phát sinh đều cần phải được giải quyết. Tuy nhiên không phải ai cũng có được kỹ năng này mà thường khi gặp khó khăn hoặc có rủi ro xảy ra thì người ta thường chán nản, bỏ cuộc và tìm cách đổ lỗi chứ ít ai đủ bản lĩnh và sự mạnh mẽ để có thể đứng dậy và tìm cách giải quyết vấn đề.
IV. Các kỹ năng cơ bản về Interpersonal Skills là gì?
Các kỹ năng cơ bản về Interpesonal skills là gì?
Ngoài việc trả lời câu hỏi Interpersonal Skills là gì thì bạn cũng cần quan tâm tới những kỹ năng cơ bản có liên quan, bao gồm:
1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)
2. Kỹ năng viết (Written communication skills)
3. Sự trung thực (Honesty)
4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)
5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative)
6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)
7. Khả năng tập trung (Critical thinking)
8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)
9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)
13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
14. Tư duy sáng tạo (Creativity)
15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
17. Tổ chức (Organization skills)
18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
19. Nắm chắc về đa dạng văn hóa (Multicultural skills)
20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
23. Kỹ năng định lượng (Quantitative skills)
24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)
V. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về chủ đề Interpersonal Skills là gì? Những kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và là chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới thông tin hữu ích cho bạn và chúc bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả!